Fire Emblem: Three Houses – Trong 29 năm tồn tại và phát triển, Fire Emblem (hay còn gọi là Mộc Đế ở Việt Nam) chưa bao giờ thôi “nóng’ trong cộng đồng yêu thích dòng game JRPG.
Và rồi “đến hẹn lại lên”, phiên bản thứ 16 của dòng game với cái tên Fire Emblem: Three Houses mang đến bối cảnh vùng đất Fódlan đang ngập trong cuộc chiến vương quyền và những bí mật đen tối. Với vai trò là chàng (hoặc nàng) lính đánh thuê trẻ tuổi có cơ duyên được mời dạy học tại học viện danh giá Garreg Mach, bạn sẽ từng bước tìm hiểu thêm về câu chuyện của vùng đất lâu đời nhưng đầy hỗn loạn cũng như biết được sự thật về chính bản thân của mình.
Vậy Fire Emblem: Three Houses liệu có thể đánh bại cái bóng quá lớn của những người anh em của mình hay sẽ chết chìm trong đau đớn? Hãy cùng Vietgame tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
BÌNH CŨ, RƯỢU MỚI
Khi Fire Emblem: Awakening ra mắt, sự cách tân của tựa game đã thổi một luồng gió mới vào dòng game già cỗi này, biến nó trở thành tựa game bán chạy nhất trong cả loạt game. Thế nhưng, khi cái bóng trở nên quá lớn thì những đàn em sinh sau lại càng khó để vượt qua. Cụ thể, Fire Emblem: Fates chính là cái tên thiệt thòi đó (dù rằng cả doanh thu và đánh giá của tựa game không hề tệ). Còn hiện tại, Fire Emblem: Three Houses lại là cái tên tiếp theo tiếp nhận “trọng trách” lật đổ ngôi vương mà Fire Emblem: Awakening đang bám rất chặt.
Với sự tiếp sức từ những gì mà các đàn anh để lại thì quả thật Fire Emblem: Three Houses đã gây ấn tượng rất mạnh (nhất là với người viết). Trước hết là về cốt truyện, từ những hình ảnh và những đoạn trailer đầu tiên, Fire Emblem: Three Houses đã cho thấy mình mang một cốt truyện phân mảnh và đầy tính chọn lựa phe phái như Fire Emblem: Fates đã từng làm. Thế nhưng nếu các hướng đi của Fire Emblem: Fates đều dựa vào cảm tính của nhân vật chính và luôn bị chê là thiếu quyết đoán thì các lựa chọn trong Fire Emblem: Three Houses là một câu chuyện khác hoàn toàn.
Fire Emblem: Three House không bị đẩy lên cao trào quá nhanh như Fire Emblem: Fates mà dẫn dắt người chơi nhẹ nhàng và từ tốn hơn, một câu chuyện giữa giáo viên và các học sinh trong một học viện hiệp sĩ nhưng sau đó mở ra những hướng đi đầy bi kịch giữa những vùng đất trong Fódlan.
Nhưng như những gì mà ông bà ta thường nói “những lựa chọn đầu tiên luôn là những lựa chọn khó khăn nhất” chọn “nhà” sẽ là thứ trước nhất mà bạn phải quyết định. Nhà Black Eagles với thủ lĩnh là Edelgard – công chúa của Đế Quốc Adrestian, người mang khát vọng thống nhất Fódlan và đem tới sự thịnh vượng ngàn đời cho quốc gia của mình. Nhà Blue Lion với thủ lĩnh là Dimitri – hoàng tử của Thánh Quốc Faerghus, nơi đang chìm trong loạn lạc khi thảm kịch hoàng tộc bắt đầu và mọi hy vọng của người dân đang đổ dồn lên vị hoàng tử trẻ tuổi. Và cuối cùng là nhà Golden Deer với thủ lĩnh là Claude – người thừa kế của nhà Riegan, một trong những gia tộc lập ra Liên Minh Leicester, đồng thời mang ước mơ phá vỡ hàng rào phân biệt giữa Fódlan và những vùng đất khác. Những đứa trẻ khác nhau với những bí mật khác nhau và những khát vọng, ước mơ khác nhau, và bạn sẽ là người bạn, người hướng dẫn cho chúng đi đúng hướng trong chuyến hành trình của mình.
Mỗi nhà trong Fire Emblem: Three Houses đều mang trong mình một bản sắc rất riêng không lẫn vào vào đâu được, thể hiện trong cả phong cách của học sinh thuộc nhà đó. Như Black Eagles mang sự mạnh mẽ của một đế quốc, Blue Lion trang nhã kiểu hiệp sĩ và Golden Deer thì hoang dã như cách liên minh tồn tại mà không cần một kẻ đứng đầu.
[su_quote]Fire Emblem: Three Houses đã cho thấy mình mang một cốt truyện phân mảnh và đầy tính chọn lựa phe phái[/su_quote]
Lối chơi của game cũng là sự trung hòa giữa cổ điển và hiện đại. Về phần cổ điển, game vẫn giữ lối chơi chiến thuật dạng bàn cờ nhưng thay thế các lựa chọn bằng dạng danh sách dễ hiểu như Fire Emblem: Fates chứ không phải dạng tổ ong như các bản trước. Cả Ability và Combat Art đều trở lại nhưng được tách ra thành hai hệ thống riêng biệt chứ không gộp chung vào nhau như Fire Emblem Echoes: Shadows of Valentia. Các hệ thống khác như chiêu mộ nhân vật, tam giác khắc chế, đấu trường, cửa hàng bí mật, hỗ trợ, hệ thống các nhiệm vụ phụ và tiền truyện… đều được giữ nguyên nhưng được thay đổi một chút.
Đơn cử như việc chiêu mộ sẽ không đơn giản là chạy tới vỗ vai tên lính đẹp nhất chiến trường và nhấn “talk” là hắn sẽ về phe mình, với Fire Emblem: Three Houses bạn sẽ cần thỏa mãn những yêu cầu mà người đó đề ra mới có thể tuyển mộ họ. Hệ thống hỗ trợ nay cũng có những công dụng khác ngoài việc dùng để “tán tỉnh” như sẽ dễ dàng tuyển mộ nhân sĩ hơn, mở khóa nhiệm vụ đặc biệt…
Tam giác khắc chế cũng vậy, câu thần chú “kiếm khắc rìu, rìu khắc thương, thương khắc kiếm” tất nhiên là vẫn đúng nhưng để làm được điều đó thì bạn phải cắn răng chịu mất một ô ability, đơn giản là giờ đây thì dù thuộc class nào thì bạn đều có thể tự do tăng kịch khung thành thạo và sử dụng mọi loại vũ khí mình muốn (tất nhiên là sử dụng đúng vũ khí cho class thì sẽ nhận được thêm kinh nghiệm), thế nên việc một con quái vật khắc chế mọi vũ khí như các bản trước vẫn khả thi nhưng lại tiêu tốn nhiều thời gian hơn hẳn bình thường.
Hệ thống vũ khí cũng có thay đổi, brawl sẽ là vũ khí mới được thêm vào lần này cùng với đó là những class mới xoay quanh vũ khí này như brawler, war master… Với khả năng tăng số lượt đánh, brawl sẽ là món vũ khí thú vị bên cạnh những vũ khí cổ điển chuyên dụng. Battalion cũng là tiêu điểm thú vị của game, cơ chế này một phần giúp việc tranh chấp giữa các quốc gia trở nên “dễ nhìn” hơn khi đích thân bạn sẽ là chỉ huy một tiểu đội nhỏ, một phần nó lại hỗ trợ khá nhiều cho chiến thuật của bạn, từng loại battalion khác nhau sẽ có công dụng khác nhau từ hồi máu, sốc sát thương, cầm chân địch cho tới gây đột biến với môi trường như đốt rừng, phân tán độc… Battalion cũng là thứ hết sức cần thiết mà bạn cần để chống lại “monster” – một thể loại địch thủ mới nhưng đầy khó nhằn. Khi dùng battalion dạng tấn công, bạn có thể dễ dàng phá vỡ lớp khiên của quái vật và khiến chúng bị choáng (mất một lượt đánh), khi quái vật mất hết khiên thì sẽ rớt ra đá dùng để cường hóa vũ khí.
KHÁM PHÁ
Một chế độ hoàn toàn mới của Fire Emblem: Three Houses chính là explore (khám phá). Với explore, nay bạn đã có nhiều lựa chọn hơn là cắm mặt vào đánh nhau với bọn cướp để giết thời gian. Nhen nhúm từ những tính năng của tòa thành èo uột được xây ra cho có từ Fire Emblem: Fates và trò nhập vai chạy lòng vòng chủ yếu chỉ để đập bình, mở rương trong Fire Emblem Echoes: Shadows of Valentia, Fire Emblem: Three House đã biến nó thành một thể loại khác, hấp dẫn và đầy hứng thú hơn.
Khi lựa chọn Explore, bạn sẽ khám phá những hoạt động bên lề trong ngôi trường Garreg Mach rộng lớn. Từ những hoạt động chính như tuyển mộ học sinh, tăng điểm support, tăng điểm vui vẻ cho công cuộc dạy học, nhận nhiệm vụ, học tập các giáo viên khác để tăng kỹ năng đến việc tìm đồ thất lạc, trả lời thư phiền muộn, lau chùi tượng thần, câu cá, trồng rau… Rất nhiều những hoạt động thường nhật đang chờ bạn hoàn thành.
Một số hoạt động cũng chỉ diễn ra vào các ngày đặc biệt như hội thi hát, lễ hội múa thường niên, các nhiệm vụ ẩn, tổ chức tiệc trà và mua bán với các thương gia ẩn (như Anna Shop chẳng hạn). Mỗi khi hoàn thành một hoạt động, bạn sẽ nhận được điểm thưởng để tăng số hoạt động trong ngày hoặc mở khóa các vật phẩm mua được trong cửa hàng.
[su_quote]Với explore, nay bạn đã có nhiều lựa chọn hơn là cắm mặt vào đánh nhau với bọn cướp để giết thời gian[/su_quote]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
MỘT SỐ THỨ CHƯA VỪA Ý
Fire Emblem: Three Houses vẫn mang trong mình một số khuyết điểm không đáng có, đơn cử như vấn đề phông chữ của game. Phông chữ của game được làm quá nhỏ, một cơn ác mộng thật sự cho những ai muốn trải nghiệm game trên chế độ handheld của switch.
Game cũng chưa cập nhật chế độ chơi Lunatic truyền thống, bạn chỉ có thể lựa chọn Normal hoặc Hard, một sự hụt hẫng nhẹ cho những người có sở thích “tự làm khó bản thân”.
[su_quote]Phông chữ của game được làm quá nhỏ, một cơn ác mộng thật sự cho những ai muốn trải nghiệm game trên chế độ handheld của switch[/su_quote]THÔNG TIN
- Sản xuất: Intelligent Systems, Koei Tecmo
- Phát hành: Nintendo
- Thể loại: Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 26/7/2019
- Hệ máy: Nintendo Switch
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: N/A
- CPU: N/A
- RAM: N/A
- VGA: N/A
- HDD: N/A
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: N/A
- CPU: N/A
- RAM: N/A
- VGA: N/A
- HDD: N/A
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI NINTENDO
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ NINTENDO SWITCH
BÀI MỚI NHẤT
- 11 Bit Studios hủy Project 8, thực hiện sa thải hàng loạt! – Tin Game
- Mùa Lễ Hội, Mùa Nâng Cấp với GeForce RTX – Tin Gaming Gear
- Sonic the Hedgehog 4 sẽ khởi chiếu trong năm 2027! – Tin Game
- COLORFUL Giới Thiệu Dòng Bộ Nhớ iGame Shadow DDR5 – Tin Gaming Gear
- STALKER 2: Heart of Chornobyl “vá” hơn 1800 lỗi trong bản cập nhật 1.1! – Tin Game
- Netflix đang cân nhắc thực hiện phim chuyển thể STALKER! – Tin Game