BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DAEDALIC ENTERTAINMENT HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong ngành công nghiệp game, Daedalic Entertainment không phải là một cái tên lạ, nếu không muốn nói là một trong những đại diện xuất sắc nhất của làng phát triển game châu Âu.
Những tác phẩm để đời như Deponia và Blackguards đã thừa sức chứng minh vị thế và tài năng của Daedalic trên đấu trường quốc tế.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Daedalic Entertainment
- Phát hành: EuroVideo Medien
- Ngày ra mắt: 9/04/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 9.99 USD
- OS: Windows 7
- Processor: 2.8GHz Dual Core+
- Memory: 2GB RAM
- Graphics: GeForce 9600GT 512MB +
- DirectX: 9
- Hard Drive: 6GB
- Sound: Tương thích DirectX
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Với Blackguards, có thể xem đây là một ván bài khá mạo hiểm của Daedalic – khi là tựa game đầu tiên thuộc thể loại nhập vai – theo lượt mà hãng “dấn thân” vào. Trên thực tế, song hành cùng Phoenix Online Studios, Daedalic lại sở trường với những thể loại game phiêu lưu – giải đố dạng “Point & Click” (trỏ & nhấn), chẳng hạn như Deponia, The Whispered World, Memoria…
Điểm đặc trưng của phong cách làm game mang “thương hiệu” Daedalic, hẳn phải là những tựa game trỏ & nhấn 2D ngập tràn màu sắc với tạo hình và thiết kế cực kỳ đặc trưng, những câu chuyện sâu sắc khiến người chơi phải nghiền ngẫm để cảm thụ, và những đoạn nhạc game êm ả, lắng đọng đến mê người…Hãy đến với FIRE, một trong những sản phẩm mới nhất của Daedalic, để cảm nhận được rằng những tinh hoa từ trước đến nay của hãng vẫn được bảo tồn một cách tròn đầy, nguyên vẹn.
Hãy đến với FIRE, một câu chuyện hài hước không lời về hành trình đi tìm ngọn lửa của một anh “cả ngố” tiền sử.
Hãy đến với FIRE qua bài đánh giá của Vietgame.asia, một tựa game hết sức đáng chơi nếu bạn đọc đang tìm kiếm một tiêu điểm giải trí nhẹ nhàng, sau nhiều giờ bội thực với các thể loại “bom tấn”.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi truyền thống hấp dẫn
Vẫn mang một phong cách cực kỳ trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề đậm chất “Daedalic”, trong FIRE người chơi không cần phải thao tác nhiều nhặn gì để có thể chơi được game. Thậm chí, người chơi cũng có thể… tháo nốt cái bàn phím ra và chỉ dùng mỗi con chuột, vì FIRE chính là một điển hình truyền thống nhất của dạng game phiêu lưu “trỏ & nhấn”.
Không có những màn giới thiệu “mào đầu” dài dòng hay những lời dẫn chuyện sâu lắng, mà FIRE sẽ “ném” người chơi thẳng vào các màn chơi ngay sau khi “tuyên bố” nguyên nhân của tựa đề FIRE: anh “cả ngố” tiền sử vì mải mê ngủ gật mà để tắt ngọn lửa của bộ lạc, nên bị già làng bắt đi tìm ngọn lửa mới.[su_quote]Người chơi sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đăm chiêu trước những câu đố khó hàng chục phút, “vỡ” ra điều gì đó trong đầu, và bật cười với giải đáp đôi lúc hơi bị “khùng”[/su_quote]Kể từ giây phút đó, người chơi đã có thể chính thức bước vào thế giới muôn màu của FIRE với chỉ hai thao tác: nhấn con lăn chuột để xem vật thể nào có thể tương tác được trong cảnh chơi, và chuột trái để tương tác với nó.
Chỉ đơn giản như vậy, nhưng có thể nói FIRE lại sở hữu một lối chơi cực kỳ cuốn hút và khó có thể dứt ra được nếu không có một quyết tâm và sự kiên định.
Tâm điểm của một game trỏ & nhấn, dĩ nhiên phải nằm ở những câu đố ẩn chứa trong các màn chơi – và về khía cạnh này thì FIRE đã mang lại hẳn một cảm giác thật mới mẻ cho thể loại game khá cổ điển này.Mỗi màn chơi trong FIRE là tổ hợp của nhiều đoạn chuyển cảnh, trong đó mỗi phân cảnh lại có vài vật thể có thể tương tác được. Như vậy, không khó để nhận ra ngay rằng nhiệm vụ của người chơi chỉ đơn giản là tìm cách đem món A để sử dụng ở chỗ B. Mỗi màn chơi trong FIRE cũng không quá nhiều phân cảnh, do đó cho dù người chơi không sở hữu một cái đầu đầy ắp những tưởng tượng “ảo diệu”, thì chỉ cần sử dụng phương pháp “lấy cần cù bù thông minh” thì cũng giải quyết được những vấn đề này.Chẳng hạn, ngay tại màn đầu tiên, để lấy được quả táo trên cao, người chơi sẽ nghĩ đến việc tìm một cái gì đó để tăng tầm với của mình và khều nó xuống.
Nhưng trên thực tế, vấn đề sẽ phải giải quyết theo một kiểu vòng vo rất “bựa”, và người chơi sẽ phải thử nghiệm nhiều lần các giải pháp để giải quyết câu đố này – nếu không có một cái đầu thật sự “khác người”.
Có thể nói, điểm cuốn hút của FIRE nằm ở những câu đố “không giống ai” và cách giải quyết cũng nằm ngoài lẽ thường tình. Người chơi sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đăm chiêu trước những câu đố khó hàng chục phút, “vỡ” ra điều gì đó trong đầu, và bật cười với giải đáp đôi lúc hơi bị “khùng” mà FIRE đã sắp đặt.[su_divider]
Hình – Âm tuyệt đỉnh
Ngoài sự phong phú và độ “bựa” của những câu đố, không thể không nói đến một điểm “ăn tiền” khác nữa của dòng game phiêu lưu trỏ & nhấn, đó chính là phong cách và lối thiết kế đồ họa. Cũng dễ hiểu khi nói như vậy, vì dạng game này có bố cục hết sức đơn giản, vì vậy không có nhiều không gian để cho người thiết kế game thể hiện – do đó, đồ họa phải là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
Với FIRE, một lần nữa Daedalic Entertainment đã chứng minh rằng “ánh hào quang” của những thành công trong quá khứ không hề là may mắn, mà là thực lực. Nếu người chơi đã từng trầm trồ với những cảnh trí huyền diệu đến mê người của Memoria, từng thán phục bối cảnh “có một không hai” của Deponia, thì với FIRE, tất cả những đam mê thuở ấy sẽ lại một lần nữa “thăng hoa”.[su_quote]Với FIRE, chắc chắn rằng bất kỳ ai cũng thấy rằng mình đang được chiêm ngưỡng một tác phẩm hội họa xuất sắc, xứng đáng được khâm thưởng[/su_quote]Với tạo hình nhân vật chính “cả ngố” cực kỳ đơn giản nhưng lại rất hài, rất “nhắng”, FIRE đã thể hiện xuất sắc định luật đối – sánh trong mỹ thuật đến mức hoàn mỹ.
Những cảnh nền được thiết kế hết sức trau chuốt với bố cục nhịp nhàng, không gian vừa vặn, màu sắc tinh tế đã tôn những chi tiết chính trong màn chơi lên, đem lại cho người chơi những bức tranh tuyệt mỹ.
Nghệ thuật tồn tại ở rất nhiều phong cách – đây là điều người viết luôn tâm đắc sau khi trải nghiệm qua sự hoành tráng cuồng loạn của Bayonetta 2, vẻ đẹp bình yên và thanh tĩnh của Child of Light, xứ sở thần tiên nơi đảo quốc thiên đường trong Lili: Child of Geos…
Và giờ đây với FIRE, chắc chắn rằng bất kỳ ai cũng thấy rằng mình đang được chiêm ngưỡng một tác phẩm hội họa xuất sắc, xứng đáng được khâm thưởng.
Song hành với đồ họa đỉnh cao, chính là phần âm thanh cũng ở cùng “đẳng cấp” đó. Những giai điệu trong FIRE toát lên một cái chất hoang dại, “rừng rú” và cũng rất vui nhộn, khiến cho người chơi thật sự cảm thụ được rằng mình đang tồn tại trong game.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Thời lượng chơi ngắn
Phương ngôn có câu “niềm vui ngắn chẳng tày gang” – và thật sự với FIRE thì không còn lời nhận xét nào có thể chính xác hơn được. Dù với một lối chơi truyền thống tuyệt vời, phong cách đồ họa xuất sắc, âm nhạc tuyệt đỉnh… thì mọi việc sẽ sớm kết thúc – khi người chơi biết rằng có thể hoàn thành FIRE chỉ trong vòng từ 2 – 6 giờ (với 6 giờ là chơi thật chậm kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” và hì hục cùng những câu đố).
Một phần nguyên nhân dẫn đến sự kết thúc chóng vánh này, đó là FIRE có kết cấu khá tuyến tính – khi tất cả câu đố chỉ có đúng một đáp án, do đó không thể thôi thúc người chơi tìm kiếm những giải pháp khác nhau. Chưa kể, việc giải đố liên quan trực tiếp đến diễn biến của câu chuyện, cho nên người chơi không có cơ hội đi lòng vòng để khám phá những câu đố nho nhỏ ngoại truyện khác.[su_quote]FIRE có kết cấu khá tuyến tính – khi tất cả câu đố chỉ có đúng một đáp án, do đó không thể thôi thúc người chơi tìm kiếm những giải pháp khác nhau[/su_quote]Với bố cục cốt truyện khá liền mạch và chặt chẽ, người chơi cũng không có nhiều lý do để chơi lại các màn chơi cũ trong FIRE, trừ phi để tìm kiếm các đồng xu vàng (dùng để mở khóa các gợi ý giải đố). Do đó, giá trị chơi lại của FIRE bị giảm sút đáng kể, vô tình “bồi” thêm một dấu trừ có sẵn từ thời lượng chơi quá ngắn.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.daedalic.de/en/Game/Fire”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/daedalic”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/daedalic”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/325520/”][/su_icon_panel]
[su_divider]