BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC UBISOFT HỖ TRỢDạo gần đây, mỗi khi Ubisoft ra mắt sản phẩm mới, miệng lưỡi của người đời dành cho sản phẩm này thường không được hay cho lắm bởi lẽ những sản phẩm gần đây của hãng thường mang đến những thất vọng nặng nề. Một năm tương đối yên ắng vừa qua có lẽ đã đủ để hãng chiêm nghiệm lại bản thân và tung ra một sản phẩm để dành lại những gì đã mất.
For Honor là cái tên đi tiên phong của Ubisoft trong năm nay và trước mắt là bản beta vừa kết thúc chưa lâu. Kết quả? Cuối cùng thì Ubisoft cũng đã cho ra được một màn thử nghiệm “được nhiều hơn mất”.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”120361, 120240″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]1. TIỀM NĂNG TỪ LỐI CHƠI[/su_heading]Với bối cảnh trung cổ cùng nhiều trường phái chiến binh khác nhau có thật trong lịch sử, For Honor thật sự đã tái hiện tốt đặc trưng của cả ba, với một tí khó nhằn, một chút độ “ảo” trong các pha cận chiến.
Với việc lấy từ những “người thật việc thật”, For Honor không đi theo phong cách “đâm chém” đùng đùng như Dynasty Warrior mà lại chậm rãi mang hơi hướng Dark Souls. Mỗi đòn đánh tung ra đều mang uy lực nhất định mà người chơi hoàn toàn có thể cảm thấy, tuy nhiên, game còn mang đến cho người chơi 3 hướng để tấn công với hai đòn mạnh-nhẹ cũng như phòng thủ, bên cạnh đó là hàng loạt chiêu trò như phá thế đỡ, né tránh… Điều đó khiến cho lối chơi giữa hai kẻ ngang tài trở nên hết sức cân não và tràn đầy phấn khích.
Mỗi nhát đánh đều phải có chút tính toán ở trong đó, bao gồm phán đoán lối chơi của đối phương và sử dụng hợp lí từng phát đòn. For Honor cũng ra tay “trừng phạt” rất nặng những kẻ tấn công theo kiểu hữu dũng vô mưu, khi ra đòn một cách ồ ạt là giúp cho đối phương làm đầy thanh Revenge tăng thêm sức mạnh và hồi máu. Tuy nhiên, nếu người chơi khéo léo kết hợp với kĩ năng phá thế đỡ lại tạo được lợi thế cực lớn cho bản thân, hơn nữa, For Honor còn cho phép người dùng đẩy đối phương ra xa, điều này có thể xoay chuyển tình thế chỉ trong chớp mắt nếu xung quanh là vực thẳm hay những vật có thể gây sát thương.
Nếu nhát đánh cuối cùng của người chơi trước khi kết liễu địch thủ là một đòn đánh mạnh (Heavy Attack), thì các đòn kết liễu (Execution) đầy mãn nhãn sẽ có thể được thực hiện. Có khoảng 4 pha Execution cho mỗi nhân vật và rất nhiều trong số chúng đều lấy đi thủ cấp của đối phương một cách không thương tiếc, đem lại cảm giác cực kì phấn khích.[su_quote]game còn mang đến cho người chơi 3 hướng để tấn công với hai đòn mạnh-nhẹ cũng như phòng thủ, bên cạnh đó là hàng loạt chiêu trò như phá thế đỡ, né tránh[/su_quote]Cũng phải công nhận rằng Ubisoft đã rất đầu tư cho trò chơi khi thiết kế nên trọn bộ những combo khác nhau cho từng nhân vật để từ đó tạo nên các sắc thái riêng biệt cho mỗi người. Khá đáng tiếc là khoảng thời gian ngắn ngủi của bản beta thật sự không đủ để người viết nắm rõ toàn bộ điểm mạnh yếu khác nhau của từng nhân vật.
Chế độ 1vs1 là nơi thích hợp nhất để rèn tay nghề và khả năng chịu “nhiệt” trước khi bước vào những trận đánh lớn. Thật sự, người viết cảm thấy có “cảm tình” nhất với chế độ này vì toàn bộ kĩ năng được đem ra so bì một cách công bằng nhất khi không bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kém khách quan khác nhau. Đây cũng là chế độ mà toàn bộ sự xung khắc, nhanh chậm, sở trường của mỗi vũ khí lẫn tinh hoa chiến đấu của các phe thể hiện rõ nét nhất.
Chế độ 2vs2 thì lại thể hiện nhiều hơn tính đồng đội khi cả hai có thể hỗ trợ lẫn nhau để dành kết quả tốt nhất trong màn đấu. Chưa kể tìm được một người đồng đội thích hợp lại là nền tảng để phối hợp trước khi bước vào những màn chơi Dominion dài hơi.
Cuối cùng là chế độ Dominion, cũng có thể được xem như là tâm điểm chính của For Honor với cuộc đấu giữa hai phe gồm 4 thành viên và những binh sĩ máy. Trận chiến sẽ kết thúc khi một trong hai quân đoàn chạm mốc 1000 điểm trước (dựa vào số khu vực được chiếm trước) và tất cả 4 người chơi của đội thấp điểm hơn bị tiêu diệt (Sudden Death). Có thể nói, Domination là một chiến trường… hỗn loạn đúng nghĩa đen khi các nhóm binh sĩ giao tranh với nhau, những tướng lĩnh “choảng” nhau không chút nhân nhượng. Do tính chất “song đấu” nên người chơi khi đơn thương độc mã thường chuốc lấy thất bại và những phe nào biết cách “lấy đông hiếp yếu” thường sẽ có được chiến thắng cuối cùng.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]2. MUÔN MÀU TÙY CHỈNH[/su_heading]Giống với đa phần những tựa game gần đây của Ubisoft, những món vũ khí trên tay người chơi đều có thể tinh chỉnh và tùy biến một theo từng bộ phận khác nhau. For Honor cũng không nằm ngoài quy luật đó và thật sự trên chiến trường, vũ khí như là người bạn của các tướng lĩnh, vì thế “bạn” tốt hay xấu đều do bàn tay của người chơi mà thành.
Sau mỗi trận đánh, người chơi có thể sẽ nhận được những phần khác nhau của các món vũ khí tương ứng với đặc trưng của các tướng lĩnh. Mỗi vũ khí sẽ có 3 phần để thay là: lưỡi, chuôi và cán, mỗi phần sẽ lại có thêm 3 thông số nữa phù hợp với vai trò của bộ phận đó. Thế nên cũng tùy theo cách chơi của người dùng, mà món vũ khí đó sẽ có những thuộc tính công-thủ đặc trưng. Không chỉ có vũ khí, những món giáp trụ trên người cũng có cho mình những sự thay đổi dù không thật sự lớn, nhưng cũng đi kèm thêm 3 chỉ số khác nhau, tăng một phần đáng kể cho sự đa dạng.[su_quote]Mỗi vũ khí sẽ có 3 phần để thay là: lưỡi, chuôi và cán, mỗi phần sẽ lại có thêm 3 thông số nữa phù hợp với vai trò của bộ phận đó[/su_quote]Ấy vậy mà Ubisoft lại muốn người chơi phải đắn đo hơn nữa khi các chỉ số giữa những bộ phận lại là kiểu có và mất, chứ không món nào vượt trội hoặc hài hòa một cách hoàn toàn. Chắc chắn sẽ có lúc bạn đắn đo giữa một lưỡi kiếm với chỉ số tấn công cao ngất hay một lưỡi kiếm khác chú trọng mạnh vào cường thủ… Những kiểu chỉ số được phân tách quá rạch ròi như vậy cũng xuất hiện trong các thành phần khác khiến cho lối chơi đặc trưng của từng người được phân chia một cách rõ rệt.
Nếu quá mất kiên nhẫn với những món vũ khí ít ỏi sau mỗi trận chiến, những thùng đồ với 4 cấp bậc khác nhau sẽ cung cấp cho người chơi những trang bị cần thiết phân theo độ đắt đỏ của từng thùng. Dù vậy, các món trang bị được mở một cách ngẫu nhiên và cũng tuân theo quy luật mạnh công hoặc cường thủ đã đề cập phía trên.
Tuy số lượng trang bị có được trong mỗi bản beta lại hơi khan hiếm, song điều này có thể sẽ khác hoàn toàn trong bản chính thức tương tự như trường hợp của Tom Clancy’s The Division.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]3. ĐỒ HỌA KHÔNG CÒN “TREO ĐẦU DÊ BÁN THỊT CHÓ”[/su_heading]Trong những năm gần đây, Ubisoft hay bị đem ra làm trò vui mỗi khi nhắc đến phong trào “cải lùi” đồ họa. “Nhột” mãi thì cũng phải gãi, lần này trình làng bản beta của For Honor, Ubisoft đã giữ lại phần nào sự yên tâm của game thủ cho màn ra mắt của bản chính thức.
Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất có thể, đồ họa của bản beta đẹp… y hệt như trong các màn quảng cáo trước đó được tuôn ra kể từ khi trò chơi được công bố. Hiệu ứng lửa-nước, mô hình nhân vật di chuyển, vân phủ bề mặt… không những chẳng có gì để chê. Màn chơi được thiết kế chi tiết với những dạng thời tiết khác nhau, những bối cảnh khác nhau không đem lại sự nhàm mắt dù quanh đi quẩn lại bản beta chỉ mới có ba màn.
Hơn nữa, dù vẫn mang trong mình những ưu tiên dành cho card đồ họa nên NVIDIA, nhưng For Honor vẫn hoạt động rất tốt trên các sản phẩm nền tảng AMD. Thậm chí dù game báo rằng PC của người viết nằm dưới mức tối thiểu song lại chạy rất mượt mà khi giữ 60fps ở mức thiết lập khá cao. Đây là điều mà người viết cảm thấy hài lòng nhất trong bản beta kì này.
Có lẽ sau bao nhiêu lần “ẩu tả”, Ubisoft đã biết “quay đầu là bờ” rồi chăng?[su_quote]Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất có thể, đồ họa của bản beta đẹp… y hệt như trong các màn quảng cáo trước đó được tuôn ra kể từ khi trò chơi được công bố[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]4. QUÁ ÍT DANH DỰ[/su_heading]Sau hơn 7 giờ trải nghiệm, cái tên For Honor đối với người viết nên đổi thành… No Honor, bởi thật sự người chơi cực kì dễ gặp phải những thành phần chơi không đẹp đến mức… bực cả mình.
Việc phối hợp nhóm trong chế độ Domination dễ biến thành cảnh hội đồng 3 đánh 1 hay 4 đánh 1 mà không màn đến việc chiếm cứ điểm. Thế nên những ai đi lẻ lại trở thành mồi ngon khi mất mạng quá nhiều. Game cũng quá nhẹ tay khi không thật sự trừng phạt khi bị thua, nên việc bỏ mặt cục diện trận chiến cũng là chuyện thường thấy.
Đã thế, việc chơi bẩn còn xuất hiện cả trong chế độ 1vs1 khi đối phương cứ bỏ chạy lòng vòng mà không hề dám đối đầu một cách quang minh chính đại. Dĩ nhiên, họ có thể làm thế bởi vì game không hề đánh phạt và phần thưởng là điểm kinh nghiệm sau trận đấu nhận được vẫn không hề bị kéo giảm.
Hy vọng trong bản chính thức với nhiều chế độ chơi hơn, For Honor sẽ mạnh tay hơn với những kẻ chơi xấu để For Honor thật sự là… For Honor![su_quote]Sau hơn 7 giờ trải nghiệm, cái tên For Honor đối với người viết nên đổi thành… No Honor[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LỜI KẾT[/su_heading]Đối với người viết, qua bản beta của For Honor, niềm tin đã trở lại với Ubisoft. Tuy nhiên, đó vẫn mới chỉ là một bản thử nghiệm không hơn không kém, chúng ta vẫn còn một phiên bản chính thức sẽ ra mắt vào ngày 14/2 sắp tới mới có thể nói được điều chính xác nhất.