Skip to content

Game thủ trụ – Một cái nhìn khái quát

Game thủ trụ (tower defense) vốn thoát thai từ thể loại game chiến thuật thời gian thực (RTS) chính thống – nhưng lại đủ mạnh mẽ để biến thành hẳn một chủng loại game riêng có đông đảo người hâm mộ.

Một trong các yếu tố làm nên sự thành công của game thủ trụ, chính là nhờ những tinh giản trong lối chơi, khiến game dễ tiếp cận với đại chúng hơn.

Nếu với game chiến thuật cổ điển, những kỹ năng thao tác thần tốc và chính xác là yêu cầu tối thiểu, thì đây cũng chính là “rào cản” lớn nhất đối với đại đa số người chơi.

Thời buổi này, người ta chơi game là để giải trí, để “giết thời gian” chứ không phải để luyện trình, để “hành xác” (try hard) như xưa nữa.

Do vậy, những dạng game như chiến thuật cổ điển ngày càng kén người chơi.

Trái lại, “đứa con tinh thần” game thủ trụ, lại càng ngày càng phát triển vượt bậc, đặc biệt là trên hệ di động.

Nguyên nhân chính là nằm ở phương thức điều khiển bằng màn hình cảm ứng rất tiện lợi của hệ di động, sẽ giúp các thao tác xây trụ, nâng cấp… dễ dàng hơn nhiều.

Và dù gì thì khi ngồi vào một cỗ PC cấu hình “khủng”, cảm giác chung là người ta sẽ muốn chơi một cái gì đó “sang chảnh” hơn là game thủ trụ… bình dân.

Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu về dòng game thú vị và đặc sắc này nhé!


feat_mob_tdx (8)

GAME THỦ TRỤ – MỘT ĐỊNH NGHĨA

Đúng như cái tên của mình, game thủ trụ xoay quanh nhiệm vụ bảo vệ nhà chính (cũng có thể là lâu đài, thành lũy, căn cứ…) khỏi các đợt (wave) tấn công của kẻ địch.

Bằng việc bố trí các loại trụ mà game cung cấp theo ý đồ chiến thuật và địa hình màn chơi, người chơi có thể chặn đứng các đợt quái vật không cho chúng lọt vào nhà.

Dù có thể thay đổi về bối cảnh, tư duy chiến thuật, phương pháp thể hiện, yếu tố cộng thêm… thì nguyên lý chơi cơ bản này vẫn là “bất di, bất dịch”.

Cái tinh túy của game thủ trụ có thể nói là nằm ở khâu chuẩn bị hệ thống phòng ngự.

Tùy vào hình dạng đường đi của màn chơi mà người chơi phải bố trí các loại trụ thích hợp để chống cự.

Đặc tính của kẻ địch cũng là một yếu tố quan trọng cần phải để ý, chứ không phải cứ xây trụ tràn lan là xong.

Cái tinh túy của game thủ trụ có thể nói là nằm ở khâu chuẩn bị hệ thống phòng ngự


feat_mob_tdx (3)

GAME THỦ TRỤ – MỘT PHẢ HỆ

Vẫn giữ nguyên một lối chơi làm thế nào để không bị… lọt sổ kẻ địch, nhưng nhằm giúp tạo ra sự khác biệt về phong cách cũng như để người chơi không chán, game thủ trụ cũng chia ra đến mấy loại khác nhau.

Tạm thời không kể đến các dạng “lông lá” nhỏ lẻ, thì game thủ trụ chủ yếu có thể tạm phân ra làm bốn chủng loại lớn:

Game thủ trụ cổ điển

Đây là dạng game thủ trụ đầu tiên và cũng là phổ biến nhất, trong đó màn chơi sẽ có các tuyến đường chính mà kẻ địch sẽ đi qua.

Với dạng game này, người chơi chỉ cần chú ý kỹ những vị trí chiến lược như các khúc quanh hoặc nhánh rẽ và tập trung hỏa lực vào đó, thì sẽ rất dễ dàng đẩy lùi các đợt xâm lược.

Với dạng game này, đặc tính và kỹ năng của các loại trụ là cực kỳ đáng quan tâm, bởi vì tùy vào vị trí xây mà các loại trụ khác nhau có thể phát huy sức mạnh đến tối đa, hoặc trở nên vô dụng đi đáng kể.

Game thủ trụ cố định

Dạng game này cũng có bố cục màn chơi với đường đi cố định như game thủ trụ cổ điển.

Điều khác biệt duy nhất, đó là thay vì có thể xây trụ tự do trên các chỗ không phải đường đi, thì người chơi bị buộc phải xây trụ trên các điểm cố định mà màn chơi hoạch định sẵn.

Yếu tố này làm độ khó của màn chơi trở nên cao hơn hẳn, và người chơi sẽ phải sử dụng rất nhiều thứ để có thể qua màn.

Game thủ trụ tự do

Điểm đặc biệt thường thấy ở dạng game thủ trụ này, là ngoài các trụ bắn còn có các trụ dạng nhà lính, có thể thả lính ra để chặn đường và tấn công kẻ địch.

Đồng thời, người chơi cũng có nhiều lựa chọn hỗ trợ hơn, như các kỹ năng đánh diện rộng hoặc gọi tiếp viện….

Khác hẳn với hai loại trên, game thủ trụ tự do hoàn toàn không có khái niệm về đường đi.

Người chơi bị “ném thẳng” vào một khu đất trống trải với các “cửa” mà kẻ địch sẽ từ đó đi ra.

Người chơi sẽ phải tự tạo ra đường đi bằng cách xây trụ thành hàng rào, buộc kẻ địch phải đi theo hướng mình tạo ra.

Độ khó của dạng game thủ trụ tự do này thật sự rất đáng nể, vì lúc này sức mạnh tập thể của số đông trụ mới là điều quan trọng nhất.

Đồng thời, cách tư duy của người chơi về việc xây dựng mê cung cũng đóng góp một phần tối quan trọng vào việc thành bại của màn chơi.

 

 

 

 

 

 

 

[su_quote]Đặc tính và kỹ năng của các loại trụ là cực kỳ đáng quan tâm, bởi vì tùy vào vị trí xây mà các loại trụ khác nhau có thể phát huy sức mạnh đến tối đa[/su_quote]feat_mob_tdx (1)

Game thủ trụ song song

Là một dạng game thủ trụ tương đối mới, trong đó thay vì bố cục đường đi ngoằn nghèo, uốn éo như các anh em của mình, thì game thủ trụ song song lại có màn chơi là các đường thẳng song song. Kẻ địch sẽ đi thẳng trên con đường của chúng, và trụ cũng chỉ bắn trên con đường này (trừ một vài loại đặc biệt).

Tưởng chừng với bố cục đơn giản như vậy, game thủ trụ song song sẽ không có nhiều thử thách – nhưng trái lại, chính vì bố cục đơn giản mà người chơi lại gặp phải nhiều khó khăn hơn hẳn. Rõ ràng nhất là việc “đèn nhà ai nấy sáng”, bởi vì trụ đường nào chỉ bắn đường đó nên nếu tính toán sai lầm, một đường đi sẽ phải gánh áp lực rất lớn trong khi các đường khác không thể bắn qua ứng cứu – trừ phi dùng các loại trụ đặc biệt có thể bắn xuyên đường. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]GAME THỦ TRỤ – MỘT GIA ĐÌNH[/su_heading]Game thủ trụ trở nên thành công khá chóng vánh trong thời gian gần đây, điều này cũng khiến có nhiều “họ hàng” thơm lây. Đùa chứ thật ra bản thân game thủ trụ cũng không phải là nguyên bản, thì việc có những phân nhánh khác là bình thường.

Game thủ thành

feat_mob_tdx (7)Đầu tiên phải nói đến dạng game thủ thành (Castle Defense). Thủ thành và thủ trụ là hai dạng game hoàn toàn khác nhau, nhưng vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn về hai loại này. Game thủ thành cũng có cùng mục đích với thủ trụ, tức là phòng ngự không cho kẻ địch tiếp cận nhà chính của mình – nhưng về phương thức loại hoàn toàn khác nhau.

Game thủ thành sử dụng chính quân lính của mình để chống lại quân lính của địch, và điều này làm nó gần gũi với game chiến thuật cổ điển hơn. Người chơi sẽ mua các chủng loại lính và chúng sẽ tự di chuyển ra, gặp kẻ địch trên đường thì dừng lại và chém loạn xạ, nếu thắng thì lại đi tiếp. Chính điểm này đã làm lối chơi của thủ thành và thủ trụ khác nhau một trời một vực rồi.

Game thủ thành thường sử dụng thêm vài anh hùng (Hero) để khiến game có chiều sâu biến hóa hơn. Ngoài ngoại hình và chỉ số trội hơn hẳn lính thường, các anh hùng này còn sở hữu những kỹ năng đặc biệt để khiến yếu tố chiến thuật đa dạng hơn. Chúng có thể là kỹ năng tấn công diện rộng hoặc bơm máu, cũng có thể là triệu tập thêm lính và các linh thần hùng mạnh khác.[su_quote]Game thủ thành sử dụng chính quân lính của mình để chống lại quân lính của địch, và điều này làm nó gần gũi với game chiến thuật cổ điển hơn[/su_quote]Ngoài mục tiêu giữ cho thành trì của mình an toàn khỏi kẻ địch, mục đích chiến thắng của game thủ thành cũng là làm sao hạ được thành lũy của địch. Để làm điều này, chỉ có thể nhờ vào quân lực mạnh áp đảo để có thể tiêu diệt lính địch và áp sát đánh thành, trước khi chúng thả thêm lính ra phản công lại. Đồng thời, cũng có thể sử dụng các công cụ như tháp pháo hoặc máy bắn đá để trợ uy.

Đặc tính này khiến màn chơi trong game thủ thành gây cấn và có xu hướng kéo dài khá lâu hơn game thủ trụ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các chế độ chơi mạng để người chơi có dịp so tài với nhau.feat_mob_tdx (6)[su_quote]Số lượng quân lính có thể điều đi bị hạn chế ở một giới hạn nào đó, đồng thời việc sản xuất chúng cũng phụ thuộc vào tình hình tài chính chứ không phải cứ muốn mua là có[/su_quote]

Game công trụ

Trái ngược hoàn toàn với game thủ trụ, game công trụ (Tower Offense) lại sở hữu một lối chơi khác hẳn. Thay vì điều khiển phe phòng thủ, chịu trách nhiệm bố trí các cơ quan phòng ngự, thì trong game công trụ, người chơi sẽ điều khiển phe tấn công. Mục tiêu của màn chơi game công trụ dĩ nhiên là làm sao đưa được lính vượt qua hàng phòng ngự vững chắc của địch, tiếp cận nhà chính.

Đặc tính này khiến game công trụ có độ khó cao hơn hẳn game thủ trụ, khi phải xác định rõ tâm lý đưa quân vào là để chết. Vấn đề đặt ra là những loại quân nào cần phải chết, và chết sao cho có ý nghĩa nhất, tạo thành bàn đạp cho đồng đội đi đến thành công.Với game công trụ, người chơi không những phải vận dụng khéo léo các binh chủng dưới quyền mình sao cho vừa với túi tiền, mà còn phải tính toán chuẩn xác thứ tự ra lính, cùng thời gian di chuyển. Nhanh hay chậm hơn so với mức tiêu chuẩn đều không được, vì như vậy chỉ tổ “nướng” quân vô tội vạ chứ không giúp các binh chủng khác tiến lên được.

Và bởi vì một game lúc nào cũng đặt người chơi vào vị trí bất lợi hơn kẻ địch của máy điều khiển, cho nên nếu trong game thủ trụ ta phải đối mặt với hàng đàn hàng lũ quân địch cứ ồ ạt xông vào không ngớt – thì tiếc thay với game công trụ ta lại không có cái may mắn đó. Số lượng quân lính có thể điều đi bị hạn chế ở một giới hạn nào đó, đồng thời việc sản xuất chúng cũng phụ thuộc vào tình hình tài chính chứ không phải cứ muốn mua là có ngay. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″]GAME THỦ TRỤ – MỘT TINH TÚY[/su_heading]feat_mob_tdx (2)Game thủ trụ trở nên hấp dẫn với phần đông người chơi, chủ yếu nhờ vào lối chơi bất di bất dịch, rất dễ nắm bắt. Vô hình trung, game thủ trụ đã đạt tới cảnh giới tối cao của game hay – “Easy to play. Hard to master” (Dễ chơi, khó giỏi). Đây chính là yếu tố khiến game thủ trụ có một ma lực khó cưỡng lại được, dù nó vẫn yêu cầu người chơi phải động não rất nhiều.

Nhưng không vì vậy, mà người chơi – dù là trẻ em hay phụ nữ – dễ dàng nản lòng, bởi vì sau mỗi lần thất bại, người ta lại có thể thử nghiệm các phương pháp mới đến bao giờ thành công mới thôi. Và nếu chỉ qua màn thôi thì đâu có đủ? Người ta sẽ tìm cách qua màn với điểm số tuyệt đối, hoặc qua màn với nhiều bộ phối hợp trụ khác nhau. Đây là điểm nhấn khiến người ta gắn bó dài lâu với một game thủ trụ.[su_quote]Người ta sẽ tìm cách qua màn với điểm số tuyệt đối, hoặc qua màn với nhiều bộ phối hợp trụ khác nhau[/su_quote]feat_mob_tdx (9)Bản thân game thủ trụ chính thống, sau một thời gian dài phát triển, cũng biến hóa thêm nhiều tính năng độc đáo. Dễ thấy nhất là các hãng thường lồng ghép thêm một loại game khác vào game thủ trụ – chẳng hạn như game nhập vai, khi trụ cũng có chỉ số, có thể thăng cấp và học kỹ năng.

Một biến chủng khác, nhằm giúp người chơi game thủ trụ đỡ nhàm chán vì tính chất bình yên phẳng lặng của nó, là dung hòa yếu tố hành động vào đó. Thông thường, dạng game này sẽ chia một đợt tấn công thành hai giai đoạn: xây dựng – là lúc người chơi có thể bố trí các loại trụ, và hành động – là khi người chơi đích thân điều khiển một nhân vật, cùng các trụ của mình phòng thủ.feat_mob_tdx (5)Đấy có thể là lối chơi bắn súng góc nhìn người thứ nhất (Sanctum) hoặc hành động chặt chém (Orc Must Die!, Dungeon Defenders) hoặc chiến thuật thời gian thực (Winged Sakura)…

Tất nhiên, khi kết hợp các dạng game khác vào thì bản thân tựa game thủ trụ đó cũng phải đối mặt với một nguy cơ to lớn: bị biến chất. Làm sao để một tựa game thủ trụ vẫn giữ được cái tinh túy thủ trụ, mà không lệ thuộc vào dạng game thứ hai được thêm vào, là một bài toán khó. Không hiếm game dung hợp kiểu này khiến người chơi cảm thấy các loại trụ khá yếu và vô dụng, cuối cùng cũng phải lệ thuộc vào kỹ năng điều khiển của mình. [su_divider]