[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]ếu bạn còn xa lạ với cái tên Gamescom, thì hãy tập làm quen với nó. Vì một lẽ hội chợ này đang vươn mình trở thành sự kiện về game lớn nhất thế giới, vượt mặt cả “lão làng” Electronic Entertainment Expo (E3) nổi tiếng từ lâu.
Nhân dịp Gamescom 2014 sắp mở màn, mời bạn đọc cùng Vietgame.asia tìm hiểu về hội chợ này, cũng như mối tương quan giữa nó và E3.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
Nhìn lại Gamescom 2013
Gamescom 2014: Những gì đón chờ người xem năm nay?
Gamescom vs E3 – Cuộc đấu không khoan nhượng
Gamescom 2014: 10 khoảnh khắc bất ngờ nhất
Gamescom 2014: ESL One Cologne 2014 – Bữa tiệc của “Counter-Strike: Global Offensive”
“Du lịch” Gamescom 2014 bằng hình ảnh
[/su_service][space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]GAMESCOM – LƯỢC SỬ[/su_heading]Gamescom được tổ chức lần đầu năm 2009. Như vậy, so với hầu hết các hội chợ game trên thế giới thì nó còn khá mới mẻ.
Bắt nguồn từ Game Convention, một sự kiện thường niên về game được tổ chức ở Leipzig, Đức, Hiệp hội Phần mềm Tương Tác Giải trí (BIU) thấy rằng trung tâm Leipzig không còn “kham” nổi số đơn vị triển lãm và người tham dự, họ quyết định chuyển nơi tổ chức về Cologne và đổi tên thành Gamescom.
Khi đó, ban tổ chức phải chứng tỏ quyết định “dời đô” về Cologne là xứng đáng bằng việc phải làm sao thu hút được số lượng người tham dự vượt trội. May mắn thay, họ đã lôi kéo thành công một lượng khán giả còn nhiều hơn dự kiến, lên đến 228.000 người (2009) (so với con số khoảng 200.000 năm trước).[su_quote]Gamescom được tổ chức lần đầu năm 2009. Như vậy, so với hầu hết các hội chợ game trên thế giới thì nó còn khá mới mẻ[/su_quote]Cũng trong năm đó, Gamescom ghi dấu ấn với một số lễ công bố (premier) quan trọng: Heavy Rain đến từ Quantic Dream và Borderlands 2 của Gearbox. Microsoft cũng trình làng Project Natal mà sau này đã trở thành dự án Kinect tai tiếng. Và đó mới chỉ là một vài ví dụ.
458 đơn vị đã giới thiệu những sản phẩm của mình ở một không gian triển lãm rộng đến 120.000 mét vuông.
Một năm sau, những công bố nổi bật gồm có Call of Duty: Black Ops, Crysis 2, Kinect (Microsoft) và Move (Sony). Đến 2012, quy mô hội chợ được mở rộng với 505 đơn vị triển lãm (tăng gần 50 so với năm trước) và 235.100 khách đã đến tham dự.
Những ai tham gia sẽ có cơ hội được thấy PS Vita và thử qua Mass Effect cùng Modern Warfare 3. Để được “nếm thử” Battlefield 3, bạn sẽ phải thật kiên nhẫn: chờ hơn 9 tiếng vì số lượng quá đông. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]GAMESCOM – NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI[/su_heading]Có lẽ phán đoán tốt nhất của chúng ta trong trường hợp này là: “con gà tức nhau tiếng gáy”!
Suốt một thời gian dài, nước Mỹ là trung tâm của thế giới game (thật ra bây giờ vẫn vậy và có lẽ sẽ khó thay đổi). Nhưng châu Âu về tiềm lực khoa học, kỹ thuật lẫn nhân tài đều không thua kém chút nào.
Đây là nơi cho ra đời không ít những siêu phẩm, là nơi tọa lạc của những studio thuộc loại “khủng” nhất thế giới với những cái tên như Rockstar North (Scotland), DICE (Thụy Điển), Crytek (Đức), Ubisoft (Pháp), Rare, Lionhead, Creative Assembly (Anh)… quả là đủ mặt anh tài!Về mặt thị trường, với dân số từ 700 đến 800 triệu người, phần lớn là những nước phát triển “chịu chơi”, châu Âu luôn là một “miếng bánh” béo bở của các hãng phát hành game.[su_quote]Về mặt thị trường, với dân số từ 700 đến 800 triệu người, phần lớn là những nước phát triển “chịu chơi”, châu Âu luôn là một “miếng bánh” béo bở của các hãng phát hành game[/su_quote]Những số liệu đó đã cho thấy rõ ràng châu Âu là một cộng đồng có nền công nghiệp game hùng mạnh cũng như một lượng khách hàng tiêu dùng đông đảo.
Vì lẽ đó, “võ lâm châu Âu” Gamescom khó có thể chấp nhận việc thua kém “đại hội quần hùng” E3 của khu vực Bắc Mỹ. Họ muốn một “đại hội võ lâm” của riêng mình, với quy mô, độ hoành tráng còn hơn cả E3, do tính chất nhộn nhịp và đa sắc thái vùng miền của cựu lục địa.
Sự xuất hiện của Gamescom, đó là tất yếu! [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]GAMESCOM vs. E3 – AI HƠN AI?[/su_heading]Có thể nói Gamescom và E3 đang đi theo những con đường ngày càng khác biệt. Sự khác biệt đó có thể tóm gọn trong hai từ: “đóng” và “mở”, được thể hiện rõ qua “quy mô” cũng như phong cách quản lý.
Những năm gần đây E3 đã trở thành một sự kiện dành riêng cho “dân trong nghề”. Những người muốn tham dự thậm chí phải được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý (Hiệp hội Phần mềm Giải trí ESA) để chắc rằng họ có quan hệ hay làm việc trong ngành công nghiệp game. Vì lẽ đó bạn có thể coi E3 là một dịp để đám nhà báo “tự sướng” cũng được![su_quote]Những năm gần đây E3 đã trở thành một sự kiện dành riêng cho “dân trong nghề”[/su_quote]Trong khi đó, Gamescom “cởi mở” hơn nhiều. Mọi người đều có thể mua vé tham dự. Họ cũng có thể mở giải đấu thể thao điện tử eSport cho riêng mình, cũng như lập gian hàng lớn nhỏ trong hội chợ.
Cũng vì chính sách thông thoáng như vậy mà mặc dù vé vào cổng không ít, chúng vẫn thường được bán “hết veo”.Đây thật sự là đại hội của người yêu game thế giới, không phân biệt địa điểm, hoàn cảnh, lĩnh vực công tác, chỉ cần có tình yêu với game là có thể đều hòa chung niềm vui.
Cũng vì tính chất “họp kín” mà E3 không thể nào so sánh với Gamescom về số lượng người tham dự. Từ lần đầu tiên con số đã vượt quá 200.000 người, tăng dần qua mỗi năm và lên đến đỉnh điểm 340.000 người tham dự (2013). Trong khi đó, E3 chỉ đạt gần 50.000 người những năm gần đây.
Một thông số quan trọng khác là số lượng đơn vị triển lãm. Về mặt này Gamescom cũng “ăn đứt” E3.[su_quote]Đây thật sự là đại hội của người yêu game thế giới, không phân biệt địa điểm, hoàn cảnh, lĩnh vực công tác, chỉ cần có tình yêu với game là có thể đều hòa chung niềm vui[/su_quote]Ở E3 2014 vừa rồi, có khoảng 200 đơn vị triển lãm trong khi con số này ở Gamescom năm ngoái là gấp… 3 lần.Sự khác biệt này dường như đến từ các studio độc lập, tài năng nhưng còn… ít tiền để “bay” sang Mỹ hay ít vốn của cải, tiếng tăm để “xin” vào E3 bằng đường chính ngạch. Dù sao thì lý do quan trọng nhất làm nên sự khác biệt của Gamescom với E3 có lẽ vẫn là tính chất “mở cửa” của nó.Cũng vì vậy mà Gamescom không chỉ có game! Fan từ khắp nơi kéo đến mang theo đủ món “ăn chơi”. Mỗi kì Gamescom, bên bờ sông Rhine của Đức, người ta lại tổ chức cắm trại, đốt lửa, ăn nhậu, họp mặt… thật náo nhiệt.
Rồi còn lễ hội Nhập vai, Cosplay, thi đấu game (đã có nhiều giải DOTA, League of Legends, Starcraft II, Counter-Strike… lớn được tổ chức), đủ mọi hoạt động thật hào hứng! [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]GAMESCOM – ẨN SỐ TƯƠNG LAI[/su_heading]Nếu xét về quy mô thì chẳng cần bàn cãi, nhưng để lật đổ “ngôi vương” E3 của nước Mỹ không phải là một việc dễ dàng. Bằng chứng là việc “khép cửa” dường như lại làm người ta càng chú ý đến E3 hơn. Và truyền thống của hội chợ này là thứ rất khó có được, nhất là với anh chàng Gamescom vẫn còn là dạng “trẻ người non dạ”.
Hàng năm, mọi con mắt trên thế giới vẫn đổ dồn về E3 (không đích thân tham gia được thì xem live trực tuyến). Những công bố quan trọng nhất và mới nhất vẫn cứ xuất hiện đều đều ở E3 chứ không phải nơi nào khác.
Sức mạnh của ngành công nghiệp game nước Mỹ quả không thể xem thường. Thế nhưng không phải là không có những tín hiệu vui cho Gamescom.[su_quote]lật đổ “ngôi vương” E3 của nước Mỹ không phải là một việc dễ dàng. Bằng chứng là việc “khép cửa” dường như lại làm người ta càng chú ý đến E3 hơn[/su_quote]Những nhà phát hành lớn ngày càng coi trọng hội chợ này và bắt đầu trở nên “nghiêm túc” hơn.
Một đại diện của Bandai Namco Games còn cho rằng các đơn vị triển lãm nên chọn về với “đội” E3 hay Gamescom, vì tham gia cả hai có thể sẽ rất tốn kém.Giá trị quảng bá thu được từ E3 lẫn Gamescom dường như là ngang nhau trong tính toán của các nhà chiến lược game hiện nay, và khu vực Đông và Bắc Âu, vốn đầy những studio nhỏ như CD Projekt, Deep Silver, BitComposer,… chắc chắn sẽ ưu tiên “sân nhà”.Trước mắt, Gamescom còn cả chặng đường dài để gây dựng uy tín và vị thế, nhưng sự cạnh tranh của hai hội chợ game lớn và nổi tiếng nhất thế giới chắc chắn sẽ mang đến những diễn biến thú vị.
Dù sao đi nữa thì việc Gamescom “trỗi dậy” chỉ có lợi cho khán giả, vì chúng ta sẽ có thêm một sự kiện để trông ngóng hàng năm sau khi E3 kết thúc, tránh một mùa hè buồn tẻ ở nhà.* HÌNH ẢNH TRONG BÀI VIẾT ĐƯỢC GAMESCOM HỖ TRỢ