GameSir G7 HE – GameSir là một trong số những nhà sản xuất tay cầm nổi tiếng hiện đang thu hút sự được nhiều sự chú ý của game thủ trong thời gian gần đây bằng những sản phẩm trải dài trên nhiều phân khúc.
Khoảng gần 3 tháng trước, hãng đã ra mắt phiên bản mới nhất thuộc dòng tay cầm G7, mang tên GameSir G7 HE, với nhiều cải tiến đáng chú ý.
Vậy chiếc tay cầm này có gì đặc biệt? Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
BẠN SẼ THÍCH
GameSir G7 HE – Lựa chọn ổn trong tầm giá
Về mặt thiết kế bên ngoài, chiếc tay cầm GameSir G7 HE có thiết kế khá đơn giản, được thiết kế gần như tương tự với những loại tay cầm của nhà Xbox.
Mặt trước của tay cầm là loại nắp nam châm, có thể tháo rời ra để tùy ý thay đổi mặt trước. Một điểm hay của loại nắp có thể tháo rời ra được là nhà sản xuất có thể giấu các lỗ ốc vít dưới mặt trước, làm cho bề mặt tổng thể bên ngoài của chiếc tay cầm trông “mượt” hơn rất nhiều.
Khi được cầm lên tay, GameSir G7 HE cho một cảm giác cầm nắm khá chắc tay, cùng độ nặng vừa phải.
Mặt sau của tay cầm được bọc cao su, khi cầm vào cho cảm giác rất bám tay. Hai nút phụ ở mặt sau được thiết kế to, cũng như được bố trí hợp lý để có thể bấm được một cách dễ dàng.
Vì chỉ hỗ trợ kết nối có dây nên phần dây cáp được làm dài và khá cứng, khi cắm dây vào cho cảm giác rất chặt và chắc chắn trong quá trình sử dụng.
Ở phần dưới của tay cầm cũng có một lỗ cắm tai nghe cùng phím micro để phòng trường hợp người sử dụng ngồi xa màn hình khi chơi game.
Không chỉ có hai cần joystick mà cả hai phím trigger cũng được trang bị công nghệ Hall Effect, giúp cho độ chính xác cao đến 0.1mm
Một trong những bộ phận tốt nhất của chiếc tay cầm này đó chính là hệ thống nút bấm được trang bị micro switch. Cảm giác khi bấm các nút A-B-X-Y rất “đầm” và đã tay, trọng lượng cần thiết để nhấn khá nhẹ, giúp người dùng có thể thoải mái “spam” nút khi chơi game. Tương tự, hai nút R1 L1 ở mặt trên cùng với các nút còn lại cũng đem lại trải nghiệm bấm mượt mà và thoải mái không kém.
Hai cần joystick của GameSir G7 HE sử dụng công nghệ “Hall Effect”, một công nghệ mà giờ đây đang trở thành tiêu chuẩn mới của các loại tay cầm từ phân khúc tầm trung trở lên. Công nghệ này mang đến độ nhạy, độ mượt, cũng như độ chính xác cao hơn hẳn so với các loại joystick truyền thống.
Ngoài ra, các vòng chống ma sát cũng có chất lượng rất tốt, đảm bảo chuyển động của joystick luôn mượt mà và trơn tru, không gây ra tiếng động, kể cả khi phải sử dụng joystick liên tục.
Không chỉ có hai cần joystick mà cả hai phím trigger cũng được trang bị công nghệ Hall Effect, giúp cho độ chính xác cao đến 0.1mm.
Lực trả về khi bấm ở mức vừa phải, kèm theo đó là tích hợp công nghệ rung trên phím trigger, góp phần làm tăng thêm tính chân thật và sống động khi trải nghiệm game.
Đặc biệt, người dùng còn có thể linh hoạt chuyển đổi giữa chế độ “Hair Trigger” phù hợp để chơi các tựa game FPS yêu cầu phản hồi nhanh, và “Analog Trigger” để phù hợp hơn cho các loại game đua xe cần độ nhạy cao.
Kết quả thử nghiệm “polling rate” (tốc độ quét tín hiệu) trung bình của GameSir G7 HE chỉ ở mức 250Hz, đúng với tiêu chuẩn của một chiếc tay cầm được Xbox cấp phép.
“Refresh rate” (tốc độ làm mới) trung bình vào khoảng 4ms, “jitter” (dao động độ trễ) ở khoảng 0.3ms.
Tuy nhiên, với thông số như này bạn vẫn hoàn toàn có thể yên tâm mang chiếc tay cầm này đi chinh chiến cả ở các giải đấu eSports mà không cần lo ngại quá nhiều!
BẠN SẼ GHÉT
GameSir G7 HE – Một số điểm gây thất vọng!
Vì GameSir G7 HE là một chiếc tay cầm đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Xbox và được Microsoft cấp phép nên sẽ không có những tính năng như “turbo” hay “macro”, mà chỉ có tính năng “mapping” nút phụ.
Trái với độ tốt của các nút bấm, phần D-Pad lại là phần mang lại trải nghiệm thất vọng nhất khi sử dụng. Cảm giác khi bấm rất nặng và khó để nhấn, nên sẽ không thích hợp để chơi những game hành động “platformer” hoặc những game cần sử dụng D-Pad nhiều.
Tuy cụm trigger Hall Effect hoạt động rất tốt, nhưng đáng tiếc lại không có khóa trigger dùng để rút ngắn hành trình di chuyển của phím.
Đây cũng là một điểm đáng lưu ý, bởi vì đây là tính năng đáng lẽ ra phải có trên những chiếc tay cầm ở phân khúc tầm trung.
Trái với độ tốt của các nút bấm, phần D-Pad lại là phần mang lại trải nghiệm thất vọng nhất khi sử dụng