Skip to content

Gaming Gear: Bạn Có Biết – Tập 2

Gaming Gear: Bạn Có Biết - Tập 2

[dropcap style=”style1″]B[/dropcap]ạn có cảm thấy thích thú với kỳ đầu tiên của loạt bài Gaming Gear: Bạn Có Biết chứ? Nếu chưa thì Vietgame.asia vẫn còn rất nhiều những kiến thức, những sự thật thú vị để thuyết phục và giới thiệu với bạn đọc trong tập 2 của loạt bài Gaming Gear: Bạn Có Biết này như: BIOS của máy PC cũng có chức năng đặt mật khẩu để bảo mật cấp cao hơn, máy game thùng (Arcade) đã làm thậm hụt đồng xu 100 yên như thế nào?

[su_divider]

Gaming Gear: Bạn Có Biết - Tập 2

FACTS – BẠN CÓ BIẾT?

[alert color=”EBAB34″ icon=”fa-envelope-o” title=”2D ACCELERATOR”]

Nếu đã quá quen thuộc với khái niệm “Cạc tăng tốc đồ họa 3D” thì chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng “ngày xửa ngày xưa” các cỗ máy vi tính “tối tân” mới sở hữu “Cạc tăng tốc đồ họa 2D” (2D Accelerator) với tên “cúng cơm” là VGA (Video Graphic Accelerator).

 

Chỉ khi có những cạc tăng tốc này, máy tính mới có thể chơi game ở chế độ… 256 màu, xử lý được các bộ phim nén chuẩn MPEG thông dụng trên các đĩa DVD hiện nay, hay đơn giản hơn chỉ là… xem lại hình chụp từ máy ảnh kỹ thuật số.

 

Tính năng này về sau được 3DFX tích hợp mặc định trên các cạc tăng tốc đồ họa 3D của mình, tạo nên chuẩn chung cho các cạc tăng tốc đồ họa. Chính vì thế mà cạc màn hình hiện đại vẫn quen được gọi là “VGA” thay vì “3D Accelerator”[/alert][alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-envelope-o” title=”PHYSX CỦA NVIDIA”]

Rất nhiều fan của NVIDIA mặc nhiên “hưởng thụ” tính năng mô phỏng vật lý PhysX chạy trên nền CUDA (Compute Unified Device Architecture), nhưng ít ai biết rằng engine vật lý này từng là một sản phẩm khá “hút hàng” của AGEIA với “Cạc xử lý vật lý“.

 

Sản phẩm này có một “nhược điểm chết người” đó là việc chỉ sử dụng các khe cắm PCI thông thường nên gặp giới hạn về băng thông. Nhận thấy tiềm năng rất lớn của engine này, NVIDIA đã mua lại AGEIA vào năm 2008 và biến PhysX thành một tính năng “mặc định” của các đấu sĩ “đội xanh”.[/alert][su_quote]Ít ai biết rằng engine vật lý này từng là một sản phẩm khá “hút hàng” của AGEIA với sản phẩm “Cạc xử lý vật lý“[/su_quote]Gaming Gear: Bạn Có Biết - Tập 2[alert color=”544D44″ icon=”fa-envelope-o” title=”ĐẶT MẬT KHẨU CHO BIOS”]

Thời kỳ “ăn lông ở lỗ”, người dùng PC chỉ có một cách bảo mật duy nhất là đặt password cho… BIOS (Basic input/output system – là phần mềm mặc định quan trọng sẽ tự động khởi chạy khi bật máy PC, và sau đó chuyển giao quyền kiểm soát cho các hệ điều hành như Windows, Mac, Linux), vì tất cả máy tính đều chạy bằng hệ điều hành cài đặt trên… đĩa mềm.

 

Cách bảo mật này khá “củ chuối”, bởi vì bạn chỉ cần… tháo bỏ pin “nuôi” BIOS để reset tất cả các thiết lập về lại mặc định là hoàn toàn có thể khởi động máy lại như thường.[/alert][alert color=”70B920″ icon=”fa-envelope-o” title=”CUỘC CHIẾN CPU Ở MỸ”]

Do lo sợ Intel chiếm thế độc quyền về sản xuất và phân phối vi xử lý trung tâm, chính phủ Mỹ đã buộc hãng AMD phải chuyển sang nghiên cứu và sản xuất cả CPU.[/alert]

[su_divider]

TRIVIA – BÊN LỀ

[alert color=”EBAB34″ icon=”fa-align-right” title=”GIẢ LẬP LẠI PRINCE OF PERSIA”]

Tựa game kinh điển Prince of Persia: The Sand of Time khi ra mắt đã đòi hỏi PC phải hỗ trợ Directx 9. Tuy vậy, đa phần các game thủ “nghèo” thời bấy giờ đều chỉ sở hữu các cạc đồ họa hỗ trợ Directx 8.1. Vì vậy, nếu không muốn nâng cấp lên Directx 9 chỉ để trải nghiệm mỗi một trò chơi, nhiều “anh tài” đã bắt tay vào … “xén bớt” các tính năng tiên tiến trên nền DirectX 9 để game có thể chạy “mượt” trên các cạc đồ họa đời cũ.[/alert]Gaming Gear: Bạn Có Biết - Tập 2[alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-align-right” title=”KÍNH LỌC BỨC XẠ CHO MÀN HÌNH CRT”]

Màn hình cong CRT đời cũ đều phải được lắp đặt thêm một lớp kính lọc bức xạ to và dày để tránh gây hại cho mắt.[/alert]Gaming Gear: Bạn Có Biết - Tập 2[su_quote]NintendoSony từng hợp tác phát triển một đầu đọc đĩa CD, nhưng sau đó hai hãng có xung đột và tách ra làm riêng[/su_quote][alert color=”544D44″ icon=”fa-align-right” title=”KHI SONY BẮT TAY VỚI NINTENDO”]

NintendoSony từng hợp tác phát triển một đầu đọc đĩa CD, nhưng sau đó hai hãng có xung đột và tách ra làm riêng. Sony lấy lại phần phát triển đầu đĩa CD làm hệ máy PS1, còn Nintendo thì làm nên máy N64 sử dụng định dạng băng độc quyền (vì có “chung một gốc” nên hai máy Console này có cấu hình tương tự nhau). Thú vị hơn nữa là trên thế giới từng có 200 chiếc PS1 của Sony có khả năng… đọc băng máy SNES được bán ra, cùng với các máy SNES-CD với khả năng chạy đĩa mềm, như là một tàn dư của giai đoạn “kết hợp” không thành công của hai đối thủ truyền kỳ này.[/alert][alert color=”70B920″ icon=”fa-align-right” title=”VÒNG LẶP CỦA CÔNG NGHỆ LÀM BÀN PHÍM”]

Bước phát triển lớn nhất của bàn phím máy tính là việc phát minh ra bàn phím ma trận (sử dụng bảng mạch cao su thay cho các công tác điện – Switch). Điều này có thể dễ dàng hiểu được khi bảng mạch ma trận giúp bàn phím rẻ hơn, nhẹ hơn, bền hơn và dễ sản xuất hơn gấp nhiều lần so với các bàn phím sử dụng Switch truyền thống.

 

Thế nhưng trong một vài năm gần đây thì quá trình này bị đảo ngược, các hãng sản xuất bàn phím đều “hăng hái” cho ra mắt các mẫu phím sử dụng Switch như một tính năng “thời thượng”. Việc chạy “ngược mốt” này được bắt nguồn từ các game thủ hoài cổ rồi dần “lây lan” sang các nhóm người dùng khác.[/alert]

[su_divider]

FIGURE – SỐ LIỆU

[alert color=”EBAB34″ icon=”fa-bomb” title=”THIẾU HỤT ĐỒNG 100 YÊN DO MÁY ARCADE”]Khi Space Invaders (bắn ruồi) được phát hành cho hệ máy thùng (Arcade) tại Nhật, trò chơi ăn khách tới nỗi gây ra tình trạng thiếu hụt đồng xu 100 yên được dùng để mua lượt chơi ở máy thùng.[/alert][alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-bomb” title=”NES VÀ PS2″]Ở thời điểm trước năm 2000 khi PS2 còn chưa ra mắt, thì máy NES của hãng Nintendo mới chính là dòng máy Console bán chạy nhất mọi thời đại. Tuy nhiên tính đến nay thì trên thế giới chỉ có 62 triệu máy NES được tiêu thụ, còn PS2 thì vượt xa với con số trên 155 triệu máy.[/alert][su_quote]Ở thời điểm trước năm 2000 khi PS2 còn chưa ra mắt, thì máy NES của hãng Nintendo mới chính là dòng máy Console bán chạy nhất mọi thời đại[/su_quote][alert color=”544D44″ icon=”fa-bomb” title=”PHONG TRÀO MÁY CẦM TAY TẠI NHẬT”]Vào những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, phong trào chơi game cầm tay tại Nhật Bản nổi dậy đã giúp cho những hệ máy cầm tay có mặt trên thị trường ở thời điểm này đều đạt được doanh thu vượt bậc, như máy Gameboy (tổng 120 triệu chiếc), PlayStation Portable (tổng 82 triệu chiếc) hay Nintendo DS (tổng 154 triệu chiếc).[/alert]Gaming Gear: Bạn Có Biết - Tập 2

[su_divider]

Tác giả