Skip to content

Grey Goo

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC PETROGLYPH HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC [dropcap style=”style1″]S[/dropcap]ự ra đời của máy móc đã tạo nên một thay đổi lớn trong sự phát triển của con người. Tuy vậy, trước việc máy móc không ngừng phát triển, con người luôn mang trong mình một nỗi lo sợ về việc máy móc sẽ kiểm soát thế giới trong một ngày không xa.

Là một trong số các kịch bản về ngày tận thế do máy móc gây ra, Grey Goo đặt ra giả thuyết về việc những cỗ máy nano có thể tự tái tạo liên tục sẽ dần tiêu thụ tất cả tài nguyên trên Trái Đất để phát triển số lượng, và rồi sẽ chiếm lĩnh Trái Đất trong chưa đầy hai ngày.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

RazerLogo

  • Graphics: N/A

 

[/su_spoiler]

  • Sản xuất: Petroglyph
  • Phát hành: Grey Box
  • Thể loại: Chiến thuật
  • Ngày ra mắt: 23/01/2015
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 49.99 USD
  • OS: Windows 7
  • Processor: 3.5 GHz Intel Core i3 Dual Core
  • Memory: 4GB RAM
  • Graphics: GeForce GTX 460 hoặc AMD Radeon HD 5870
  • DirectX®: 11
  • Hard Drive: 15 GB
  • Sound: Tương thích DirectX

[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

Lấy đề tài về kịch bản Grey Goo, tựa game cùng tên của hãng phát triển Petroglyph sẽ mang người chơi đến với một bối cảnh giả định ở tương lai, khi đội quân Goo hung hãn xâm lăng hành tinh Ecosystem 09, trạm dừng chân của loài người và là ngôi nhà mới của chủng tộc ngoài hành tinh Beta.

Với việc được phát triển bởi những cựu binh của dòng game Command & Conquer nổi tiếng, Grey Goo hứa hẹn sẽ là một tựa game chiến thuật thời gian thực (RTS) hấp dẫn, lôi cuốn và mang tính chiến thuật cao.[space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]review_off-GreyGoo (4)

Lối chơi truyền thống

Được “nhào nặn” dưới bàn tay của những con người đã làm nên dòng game Command & Conquer nổi tiếng, không quá ngạc nhiên khi Grey Goo thừa hưởng những tính chất đặc trưng của thể loại game chiến thuật thời gian thực (RTS) truyền thống.

Trong Grey Goo, mỗi người chơi sẽ bắt đầu trận chiến của mình với một Sở Chỉ Huy (HQ – Headquarter) cùng một nhiệm vụ đơn giản: thu thập tài nguyên, xây dựng công trình để phát triển quân đội và tiêu diệt kẻ địch.Tựa game có ba chủng tộc khác nhau, trong đó, hai chủng tộc Beta và Human có cách thức xây dựng công trình và đào tạo quân đậm chất “cổ điển”.

Về cơ bản, các đơn vị quân trong Grey Goo được chia làm bốn loại chính với những khả năng khác nhau, và người chơi có thể lựa chọn đào tạo loại quân theo ý muốn dựa trên việc xây dựng các công trình chuyên dụng.

Nhờ đó, Grey Goo cho phép người chơi có thể tập trung xây dựng một vài loại quân chủ lực mà không cần quá lo lắng vào việc thay đổi quyết định của mình khi gặp bất lợi.[su_quote]Tựa game có ba chủng tộc khác nhau, trong đó, hai chủng tộc Beta và Human có cách thức xây dựng công trình và đào tạo quân đậm chất “cổ điển”.[/su_quote]review_off-GreyGoo (1) [su_divider] review_off-GreyGoo (7)

Sáng tạo và đầy thú vị

Bên cạnh yếu tố truyền thống trong lối chơi Grey Goo, Petroglyph còn khéo léo mang vào những yếu tố mới mẻ nhưng đầy thú vị.

Đặc biệt, khi nói đến sự sáng tạo trong Grey Goo, không thể không kể đến chủng tộc Goo với lối chơi đầy kỳ quái. Thay vì xây dựng các công trình theo lối chơi thông thường, người chơi Goo sẽ bắt đầu trận chiến của họ với một Mother Goo.

Người chơi sẽ phải không ngừng di chuyển Mother Goo đi tìm các mỏ năng lượng, hấp thụ chúng để phát triển và phân tách thành các bản thể nhỏ hơn. Các bản thể nhỏ, còn gọi là Protean, có khả năng biến hình thành các đơn vị quân khác nhau theo lựa chọn của người chơi.Với khả năng sinh quân nhanh, người chơi Goo có thể áp đảo đối phương bởi số lượng quân đông đúc của mình. Tuy vậy, đạo quân Goo lại khá mỏng manh, yêu cầu người chơi phải tính toán hợp lý để không hi sinh quân một cách vô ích.[su_quote]Đặc biệt, khi nói đến sự sáng tạo trong Grey Goo, không thể không kể đến chủng tộc Goo với lối chơi đầy kỳ quái[/su_quote]Một yếu tố khá độc đáo, làm tăng tính chiến thuật trong lối chơi của Grey Goo là cơ chế “bụi rậm” (brush).

Trong Grey Goo, các đơn vị quân đứng bên ngoài bụi rậm sẽ bị cản trở tầm nhìn và không thể khai hỏa các đơn vị bên trong, điều này cho phép các đơn vị “núp lùm” có được lợi thế tấn công nhất định.

Nắm rõ và tận dụng được cơ chế bụi rậm sẽ mang lại cho người chơi nhiều lợi thế cũng như tính chủ động cao trong cả việc tấn công lẫn phòng thủ.[space space_height=”20″]review_off-GreyGoo (6)review_off-GreyGoo (2)Địa hình trong Grey Goo cũng góp phần không nhỏ trong việc gia tăng tính chiến thuật của game.

Với việc các đơn vị quân trên cao sẽ có tầm nhìn, cũng như khả năng tấn công các đơn vị ở dưới thấp, người chơi có thể lợi dụng địa hình để tạo ra những cái bẫy bất ngờ dành cho đối phương.Cơ chế nâng cấp trong Grey Goo cũng có nhiều yếu tố mới mẻ.

Thay vì gia tăng sức mạnh cho các đơn vị quân thông qua việc gia tăng các chỉ số như cách thông thường, việc nâng cấp trong Grey Goo sẽ “chỉnh sửa” lại đòn tấn công của các đơn vị quân, tạo thêm nhiều chiến thuật mới mẻ hơn cho game. [su_divider] review_off-GreyGoo (3)

Hình âm ấn tượng

Đồ họa trong Grey Goo quả thực rất ấn tượng với độ chi tiết cao trong bản đồ, công trình cũng như các quân đội của mỗi chủng tộc. Người chơi sẽ dễ dàng nhận ra những nét đặc trưng riêng của mỗi chủng tộc, từ những công trình đậm chất cơ khí của tộc Beta, đến những vũ khí siêu hiện đại của Human. Các đoạn cắt cảnh trong game được dựng CGI với độ chân thực cao, gây ấn tượng mạnh cho người chơi mỗi khi thưởng thức.

Các màn chơi trong Grey Goo được thiết kế tốt và cân bằng, đem lại thoải mái cho người chơi dù đang điều khiển bất kỳ loại quân nào. Mặc dù số lượng bản đồ không nhiều, nhưng việc cung cấp cho người chơi công cụ Map Editor mang lại nhiều hứa hẹn cho những bản đồ tự tạo từ phía cộng đồng người chơi, làm tăng giá trị chơi lại của trò chơi.[su_quote]Đồ họa trong Grey Goo quả thực rất ấn tượng với độ chi tiết cao trong bản đồ, công trình cũng như các quân đội của mỗi chủng tộc[/su_quote]Không chỉ gây ấn tượng ở mặt đồ họa, âm thanh trong Grey Goo cũng được thực hiện rất xuất sắc. Mỗi đơn vị quân trong Grey Goo đều có những đoạn phản hồi riêng của mình trong các hoạt cảnh riêng, và người chơi có thể dựa vào chúng để nắm bắt được tình hình của quân đội.

Được soạn bởi nhà soạn nhạc người Mỹ Frank Klepacki – cha đẻ của những bản nhạc nền trong dòng game nổi tiếng Command & Conquer, các bản nhạc nền của Grey Goo đạt chất lượng cao và truyền tải được cái hồn của các trận chiến khốc liệt trong game. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

“Trò chơi đuổi bắt” dài hơi

Mặc dù đội quân Goo có một cách chơi đầy thú vị và độc đáo, những tính năng này đôi khi lại trở thành một “con dao hai lưỡi” khi ngăn cản người chơi tận hưởng trận chiến một cách trọn vẹn. Với tính chất đặc thù di chuyển liên tục của Mother Goo, các trận chiến trong Grey Goo vô hình chung bị biến thành một trò chơi “đuổi bắt” dài hơi.

Mặc dù có tốc độ di chuyển không cao, Mother Goo lại sở hữu cho mình khả năng phân chia cũng như di chuyển vượt qua nhiều loại địa hình, khiến người chơi phải tốn nhiều thời gian để có thể lần ra địa điểm của chúng.

Với việc đa số các màn chơi chiến dịch bị giới hạn trong một lượng thời gian nhất định, người chơi sẽ gặp phải nhiều khó khăn ở mức độ “Hard” (Khó) khi vừa phải loay hoay phòng thủ trước các đợt tấn công của phe Goo, vừa phải truy tìm đầu não của chúng.review_off-GreyGoo (5)[su_quote]Với tính chất đặc thù di chuyển liên tục của Mother Goo, các trận chiến trong game vô hình chung bị biến thành một trò chơi “đuổi bắt” dài hơi.[/su_quote]Bên cạnh đó, việc khung hình trong Grey Goo luôn trong tình trạng bất ổn định cũng là một yếu tố gây khó khăn cho người chơi, mặc dù hệ thống máy của họ có thể đã vượt mức cấu hình đề nghị.

Mong rằng, Petroglyph sẽ sớm đưa ra một bản vá nhằm khắc phục hiện tượng trên, giúp người chơi có thể tận hưởng game một cách thoải mái hơn.[space space_height=”20″][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.greybox.com/greygoo/en/#”]Website[/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/greygoogame”]Fanpage[/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/greygoogame”]Twitter[/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/290790/”]Steam[/su_icon_panel] [su_divider]

Tác giả

Eucliwood

雨…止みそうにないね。