BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SCE ASIA HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PS3[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong những năm gần đây, những người hâm mộ game đối kháng, đặc biệt là thể loại đối kháng 2D, sẽ không lạ lẫm gì khi thấy những cái tên như Blazblue, hay Persona 4 Arena, bởi tần số xuất hiện dày đặc của chúng trên các hệ máy console lẫn PC.
Thế nhưng ít người biết rằng: “cha đẻ” của hai loạt game trên – Arc System Works, đã từng có một sản phẩm khác làm điên đảo giới chơi game đối kháng từ những năm đầu thế kỷ XX, với cái tên Guilty Gear lừng danh một thời.
Khi ấy, Guilty Gear được đánh giá cao không chỉ ở những khung hình đậm chất anime (hoạt hình Nhật Bản) hay các bản nhạc Rock sôi động, mà còn vì lối chơi vô cùng hấp dẫn và thử thách. Đã từng có thời, Guilty Gear được coi là chuẩn mực chung cho thể loại đối kháng 2D, nhưng cũng vì thế mà dòng game này khá “kén” người chơi.
- Sản xuất: Arc System Works
- Phát hành: Arc System Works
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 16/12/2014
- Hệ máy: PS3 | PS4
- Giá tham khảo: 49.99 USD (PS3) | 59.99 USD (PS4)
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Kể từ sau thất bại của Guilty Gear 2: Overture vào năm 2007, những tưởng Arc System Works đã lãng quên “đứa con” cưng của mình thì bất ngờ, phiên bản Guilty Gear Xrd -SIGN- đã ra đời và đánh dấu một giai đoạn thành công mới cho dòng game này.
Vậy Guilty Gear Xrd -SIGN- đã có những thay đổi như thế nào đối với dòng game này? Hãy cùng Vietgame.asia “mổ xẻ” trong bài viết sau.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Thân thiện với đại chúng hơnKhông chỉ riêng dòng game Guilty Gear, mà ở các thể loại game đối kháng nói chung, việc nắm được cách điều khiển cơ bản cùng các đòn combo là điều rất quan trọng.
Nó nắm giữ đến 80% việc người chơi có tìm thấy được sự hứng thú và tiếp tục tựa game hay không.
Guilty Gear Xrd -SIGN- về cơ bản vẫn là một tựa game đối kháng kén người chơi, tương tự như những “đàn anh”, thế nhưng nhà phát triển đã khắc phục điều này bằng một phần hướng dẫn chơi vô cùng rõ ràng và trực quan.
Không chỉ hướng dẫn rõ ràng các đòn đánh từ cơ bản tới những chiêu thức đòi hỏi nhiều kỹ năng phức tạp, phần chơi này còn được phụ họa bằng các đoạn hội thoại vô cùng hài hước.
Chính nhờ điều này, mà người chơi có thể dễ dàng nắm được cách điều khiển cơ bản: đánh, đá, chém, chém mạnh, cũng như các pha ném, bay nhảy, hoặc hủy đòn.[su_quote]Guilty Gear Xrd -SIGN- về cơ bản vẫn là một tựa game đối kháng kén người chơi, tương tự như những “đàn anh”, thế nhưng nhà phát triển đã khắc phục điều này bằng một phần hướng dẫn chơi vô cùng rõ ràng và trực quan[/su_quote]Vì thế, người chơi sẽ nhanh chóng tiếp cận được với những đòn liên hoàn phức tạp hơn, và nhanh chóng nắm được quy tắc ra đòn.
Sở dĩ phải nắm rõ điều này vì dòng game Guilty Gear sở hữu một điểm đặc biệt khi so với những tựa game khác, đó chính là thanh Tension.
Thanh này chỉ đầy khi các đấu sĩ ra những đòn liên hoàn hoặc chiêu thức phức tạp, và tốc độ làm đầy sẽ tỉ lệ thuận với độ khó.
Một khi đã đầy đến mức độ nhất định, người chơi có thể thi triển các đòn tấn công đặc biệt có khả năng thay đổi cục diện trận đấu trong chớp mắt!Các cơ chế ra đòn cao cấp từ những phần trước được giữ lại trong phần này bao gồm: Psych Bursts, Instant Block, Faultless Defense, Dead Angle Attacks, Roman Cancel, Overdrive Attacks, Instant Kills.
Mỗi loại đều yêu cầu một số lượng Tension nhất định, và tạo ra những pha tấn công hoặc phòng thủ tùy theo mục đích của người chơi. Ngoài ra, hai loại đòn mới rất hữu dụng mang tên Blitz Shield và Danger Time cũng xuất hiện.
Chẳng hạn, Blitz Shield sẽ tạo ra một tấm khiêng năng lượng, có tác dụng phòng thủ và đưa đối phương vào trạng thái bị choáng, giúp người chơi có thể chuyển thế phòng thủ sang tấn công trong chớp mắt.Nhìn chung, Guilty Gear Xrd -SIGN- vẫn đề cao việc tiếp cận trận đấu một cách nhanh, mạnh, và cuồng nhiệt, khiến nó vẫn giữ được sức hấp dẫn của dòng game.[su_divider]
Hình đẹp – Âm chuẩnVẫn mang dáng vẻ của một game đối kháng hai chiều, thế nhưng trên thực tế, Guilty Gear Xrd -SIGN- là một tựa game 3D sử dụng Unreal Engine 3.
Lý cho chính mà nhà phát triển quyết định dùng engine này vì giá của nó khá rẻ khi so với ngân sách làm game khiêm tốn của họ.
Thế nhưng, với điểm mạnh về việc dễ dàng lập trình của Unreal Engine 3, Guilty Gear Xrd -SIGN- đã thể hiện một chất lượng đồ họa vượt hơn mong đợi.[su_quote]với điểm mạnh về việc dễ dàng lập trình của Unreal Engine 3, Guilty Gear Xrd -SIGN- đã thể hiện một chất lượng đồ họa vượt hơn mong đợi[/su_quote]Nhờ vào việc đi theo hướng đồ họa cel-shaded (dựng hình theo phong cách hoạt họa) và tốc độ khung hình 60 fps ở mức 720p (1080p trên PS4), các trận đấu trong Guilty Gear Xrd -SIGN- dù ở dạng hai chiều, nhưng vẫn sở hữu mức độ chi tiết đáng kinh ngạc. Các pha ra đòn, hay những chiêu thức đặc biệt đều được thể hiện theo một góc nhìn điện ảnh nhất có thể.
Đặc biệt, các đòn kết liễu (Instant Kills) khiến người chơi có cảm giác cứ như đang xem các pha chiến đấu hoành tráng của một siêu phẩm anime (hoạt họa Nhật) nào đó.
Một phần cảm giác xảy ra cũng chính vì tất cả các đoạn phim cắt cảnh, hay giới thiệu nhân vật đều được thể hiện bằng những đoạn phim có chất lượng rất tốt. Càng đặc biệt hơn, dù tưởng như đó là những đoạn phim anime, nhưng tất cả chúng đều được dựng nên bằng Unreal Engine 3.
Người xem chắc hẳn sẽ nhớ lại nhiều hoài niệm khi nhìn những chiêu thức quen thuộc của Sol, hay pha lấy gậy bi-da đầy cảm xúc của Venom.Ngoài phần hình, cái chất còn lại tăng thêm cảm xúc người chơi trong các trận đánh Guilty Gear Xrd -SIGN- chính là phần âm. Các bản nhạc rock sôi động, thứ tạo nên sự đặc trưng trong dòng game này, vẫn thể hiện hoàn hảo vai trò của mình.
Người chơi sẽ cảm thấy không khí cuồng nhiệt qua các bản nhạc mới, bên cạnh những bài cũ nhưng được phối lại sao cho mang một cảm giác lạ hơn. Bên cạnh đó, người chơi có thể tùy chỉnh phần lồng tiếng nhân vật theo Nhật hoặc Anh, tùy theo sở thích.[su_divider]
Đa dạng chế độ chơiĐến với Guilty Gear Xrd -SIGN-, người chơi sẽ có thể trải nghiệm nhiều chế độ chơi khác nhau, phân thành 5 nhóm chính bao gồm: Story Mode, Battle Mode, Practice Mode, Database Mode và Network Mode.
Trong đó, nổi bật nhất là “Story Mode”, nơi tri ân cho những fan kì cựu của dòng game hay những người yêu thích anime.
Ở chế độ này, người chơi chỉ việc ngồi yên thưởng thức một bộ phim hoành tráng dài khoảng… 4 tiếng, thể hiện đầy đủ nội dung của phần này, mà không cần phải động tay vào tay cầm. Điều này khá trái ngược với những tựa game đối kháng khác.Tất nhiên, không giống Story Mode, Battle Mode chính là nơi để người chơi thỏa sức tranh tài với các đối thủ máy, hoặc bạn bè. Qua đó tìm hiểu sâu thêm về cốt truyện của từng nhân vật. Và nếu có ý định nâng cao “tay nghề”, thì Pratice Mode chính là nơi người chơi hướng đến.
Ngoài ra, phần chơi mạng là thứ không thể thiếu trong các tựa game đối kháng hiện nay. Và Network Mode chính là nơi người chơi có những trải nghiệm thú vị với các đối thủ khác. Cụ thể, người chơi sẽ vào phòng chờ tối đa 64 người, với những tùy chỉnh tạo phòng khá tự do, và hỗ trợ lưu xem lại (replay) sau trận đấu.
Bên cạnh đó, với tính năng Stand-by, họ còn có thể làm những thứ khác trong khi chờ đến lượt mình thi đấu. Đặc biệt, Guilty Gear Xrd -SIGN- sẽ hỗ trợ cross-platform, đồng nghĩa người dùng PS3 hay PS4 có thể tranh tài chung với nhau.[su_quote]Guilty Gear Xrd -SIGN- sẽ hỗ trợ cross-platform, đồng nghĩa người dùng PS3 hay PS4 có thể tranh tài chung với nhau[/su_quote]Cuối cùng, mục Database Mode sẽ là nơi để người chơi xem lại các thông tin cần thiết về nhân vật, cốt truyện, cũng như xem chỉ số thi đấu của người chơi, replay, và các đoạn phim, hay ảnh nghệ thuật được “mở khóa” (unlock).[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Số lượng nhân vật hạn chếKhi so với những phiên bản trước đây, ta có thể nhận thấy rằng số lượng nhân vật xuất hiện trong Guilty Gear Xrd -SIGN- thua kém rất nhiều.
Lần đầu xuất hiện trên máy arcade, tổng số nhân vật chỉ có 13, bao gồm 12 người cũ: Sol Badguy, Ky Kiske, Millia Rage, May, Chipp Zanuff, Potemkin, Venom, Axl Low, I-No, Faust, Slayer, Zato-1, và nhân vật mới: Bedman.Tiếp đó, phiên bản console thêm vào hai nhân vật nữa: một mới (Ramlethal Valentine) – một cũ (Sin Kiske từ Overture). Cùng với hai nhân vật mới (Elphelt và Leo Whitfang) từ DLC, tổng số nhân vật hiện tại trong Guilty Gear Xrd -SIGN- là 17, khá ít khi so với X2 (24) hay Isuka (21).Việc này tạo nên một ít tiếc nuối đến từ người hâm mộ, khi một số nhân vật kì cựu như Baiken, Jam và Johnny vắng mặt.Bên cạnh đó, việc “mở khóa” (unlock) nhân vật Sin Kiske cũng mất khá nhiều thời gian.[su_quote]so với những phiên bản trước đây, ta có thể nhận thấy rằng số lượng nhân vật xuất hiện trong Guilty Gear Xrd -SIGN- thua kém rất nhiều[/su_quote]Nguyên nhân của việc này, theo đạo diễn, cũng chính là “cha đẻ” của dòng game – Daisuke Ishiwatari, là do hạn chế về số vốn và thời gian phát triển, đã khiến ông phải lựa chọn dàn nhân vật “chuẩn” nhất khi tựa game ra mắt.
Theo đó, đội ngũ phát triển sẽ thêm vào các nhân vật mới khi tung các DLC trong tương lai.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.guiltygear.us/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/AksysGames”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.twitter.com/aksysgames/”][/su_icon_panel][su_divider]