BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC NIS AMERICA HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PS VITA[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]ừ trước tới nay, khi nhắc tới Nippon Ichi Software, người yêu game hẳn sẽ nghĩ ngay tới loạt game Disgaea danh tiếng. Rõ ràng, không thể phủ nhận khả năng của Nippon Ichi Software khi thực hiện các game nhập vai, nhưng với thể loại game phiêu lưu, Nippon Ichi Software sẽ có những ý tưởng gì mới lạ?
Và htoL#NiQ: The Firefly Diary chính là câu trả lời. Sau hơn nửa năm được phát hành tại Nhật Bản, tựa game phiêu lưu đáng chú ý của Nippon Ichi Software cuối cùng cũng đã “chịu” bước sang thị trường phương Tây. Vậy, htoL#NiQ: The Firefly Diary có gì đặc biệt?
- Sản xuất: Nippon Ichi Software
- Phát hành: NIS America
- Thể loại: Phiêu lưu | Giải đố
- Ngày ra mắt: 24/02/2014
- Hệ máy: PS Vita
- Giá tham khảo: 14.99USD (Digital) | 19.99USD (Bán lẻ)
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Cốt truyện nhuốm màu kỳ bí
Câu chuyện của htoL#NiQ: The Firefly Diary sẽ xoay quanh cô bé kỳ lạ có tên là Mion. Thức dậy trong một khu tàn tích giống như một nhà máy bị bỏ hoang, xung quanh cô bé chỉ có những đống đổ nát và hai sinh vật trông giống như đom đóm có tên gọi là Lumen và Umbra.
Cô bé là ai? Hai sinh vật kia chính xác là thứ gì? Tại sao Mion lại thức giấc ở một nơi kỳ lạ như thế? Sự kỳ lạ hiển hiện rõ ngay trong cách tạo hình nhân vật Mion và thiết kế môi trường xung quanh dường như đã báo trước cho người chơi về một chuyến phiêu lưu không hề đơn giản.[su_quote]Qua từng mảnh ký ức, bạn sẽ tìm hiểu thêm được về bản thân của Mion và có giải đoán cho riêng mình về câu chuyện mà htoL#NiQ: The Firefly Diary mang lại[/su_quote]Điểm đặc sắc trong lối dẫn chuyện của htoL#NiQ: The Firefly Diary chính là việc game hầu như không hề có một mô tả nào cụ thể về cốt truyện.
Tất cả những gì mà người chơi phải làm là cố gắng thu nhặt những mảnh ký ức rời rạc nằm rải rác xuyên suốt hành trình.
Qua từng mảnh ký ức, bạn sẽ tìm hiểu thêm được về bản thân của Mion và có giải đoán cho riêng mình về câu chuyện mà htoL#NiQ: The Firefly Diary mang lại.
Tuy nhiên, các mảnh ký ức này không chỉ để “cho vui” mà nó còn chứa đựng những bí mật đang chờ đợi để được “bật mí” sau đó.[su_divider]
Lối chơi “lạ-độc”
“Nhân vật chính” của htoL#NiQ: The Firefly Diary hẳn nhiên là cô bé bí ẩn Mion. Tuy nhiên, htoL#NiQ: The Firefly Diary không cho phép bạn trực tiếp điều khiển Mion mà phải thông qua sự dẫn dắt của hai “chú đom đóm” Lumen và Umbra. Lumen “phụ trách” dẫn dắt Mion trong thế giới thường, còn Umbra thì ẩn trong bóng tối trợ giúp giải các bài toán đố, các chướng ngại vật trên đường đi.
Trợ giúp cho bộ ba trong việc giải quyết các thử thách trong htoL#NiQ: The Firefly Diary là khả năng chuyển đổi giữa hai thế giới “ánh sáng” và “bóng tối”.
“Bóng tối” ở đây thực chất là bóng của các vật thể, công trình…trong mỗi màn chơi, và góc độ của chúng sẽ thay đổi tùy thuộc vị trí của các nguồn sáng. Cũng chính từ việc bóng của các vật thể thay đổi sẽ khiến cho việc giải các bài toán đố trở nên đa dạng hơn.
Người chơi sẽ cần phải linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa hai thế giới và chọn thời điểm hành động thật chuẩn xác.Cấu trúc màn chơi của htoL#NiQ: The Firefly Diary cũng khá đa dạng. Chờ đón Mion là “hàng tá” các loại bẫy chết người, những cỗ máy vô cảm hoạt động không ngừng nghỉ… Từng khu vực, người chơi sẽ phải giải quyết các câu đố với mức độ phức tạp khác nhau với độ chính xác cao nhất nếu như không muốn cô bé Mion.. “lên bàn thờ”.[su_quote]htoL#NiQ: The Firefly Diary không cho phép bạn trực tiếp điều khiển Mion mà phải thông qua sự dẫn dắt của hai “chú đom đóm” Lumen và Umbra[/su_quote][su_divider][su_quote]Điểm đáng khen nhất của htoL#NiQ: The Firefly Diary chính là việc các hiệu ứng ánh sáng được làm rất tốt[/su_quote]
Nghe – Nhìn hài hòa
Điểm khiến người viết khá bất ngờ về htoL#NiQ: The Firefly Diary là mặc dù game chỉ lựa chọn phong cách đồ họa 2D đậm chất hoạt hình cùng với những hiệu ứng âm thanh, nhạc nền khá đơn giản, nhưng chúng thực sự kết hợp với nhau rất tốt.
Ngoài việc thiết kế màn chơi khá chi tiết cũng như tạo hình nhân vật Mion rất dễ thương, thì điểm đáng khen nhất của htoL#NiQ: The Firefly Diary chính là việc các hiệu ứng ánh sáng được làm rất tốt. Bạn sẽ có thể dễ dàng thấy được điều này khi điều khiển chú đom đóm Hotaru di chuyển xung quanh môi trường của màn chơi.
Đôi khi không cần lớp áo đồ họa 3D bóng bẩy, chỉ những thứ thật đơn giản như những gì htoL#NiQ: The Firefly Diary thể hiện cũng khiến người chơi đủ thấy mãn nhãn.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Một vài bất cập trong lối chơi
htoL#NiQ: The Firefly Diary là một game đầy triển vọng, tuy vậy, nó vẫn tồn tại một số bất cập trong chính lối chơi đầy sáng tạo của mình.
Điểm đầu tiên cần phải phàn nàn: các “điểm tương tác” trong thế giới bóng tối thể hiện không được rõ ràng, nhiều lúc những điểm này của các vật thể lại chồng lấn lên nhau, khiến việc giải đố trở nên khó khăn hơn, thậm chí là… chết một cách “lãng xẹt”.[su_quote]htoL#NiQ: The Firefly Diary vẫn tồn tại một số bất cập trong chính lối chơi đầy sáng tạo của mình.[/su_quote]Thứ hai, đó là việc htoL#NiQ: The Firefly Diary sở hữu một hệ thống điều khiển chưa thực sự hợp lý. Hệ thống điều khiển bằng màn hình cảm ứng và touchpad phía sau chưa được tối ưu hóa, khiến đôi lúc “làm khó” người chơi trong những tình huống cần hành động chính xác.
Mặc dù nhà sản xuất đã cho phép thay đổi cách điều khiển thông qua nút bấm, nhưng điều này vô tình lại khiến trải nghiệm độc đáo mà htoL#NiQ: The Firefly Diary tạo dựng không được phát huy, cũng như “bỏ phí” tính năng rất độc đáo của hệ máy PS Vita.
Điểm cuối cùng có thể khiến người chơi bực mình là việc cô bé Mion… di chuyển rất chậm chạp. Trong những trường hợp nhịp độ game được đẩy lên cao, thì “tốc độ” của cô bé cũng chẳng khá hơn là mấy.
Điều này đã khiến Mion trở nên lạc lõng, đôi lúc khiến người chơi muốn “đập máy” vì sự chậm chạp có thể khiến ý đồ hành động bị “phá sản”.
Thậm chí, chỉ cần nhìn Mion leo lên cầu thang thôi cũng đã đủ ngán ngẩm, nhất là với những đoạn phải giải đố trong một phạm vi rộng lớn.[su_service title=”GAME CỦA NIS AMERICA” icon=”icon: arrow-circle-down”]
HTOL#NIQ: THE FIREFLY DIARY
CRIMINAL GIRLS: INVITE ONLY
FAIRY FENCER F
DANGANRONPA 2: GOODBYE DESPAIR
MUGEN SOULS Z
BATTLE PRINCESS OF ARCADIAS
HYPERDIMENSION NEPTUNIA PP: PRODUCING PERFECTION
DEMON GAZE
DISGAEA D2: A BRIGHTER DARKNESS
THE WITCH AND THE HUNDRED KNIGHT
[/su_service]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://nisamerica.com/games/htoL-the-firefly-diary/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/NISAmericaInc”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/NISAmerica”][/su_icon_panel][su_divider]