[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC ACTALOGIC HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Trong dòng chảy lịch sử kéo dài hơn 40 năm của videogame, game chiến thuật có lẽ là một trong số những dòng game lâu đời nhất và có vị thế vững chắc nhất. Với lối chơi phong phú đa dạng có thể phân chia thành nhiều dòng khác nhau như chiến thuật thời gian thực (real-time strategy), chiến thuật theo lượt (turn-based strategy), 4X… quả thật khó có thể phủ nhận sức thu hút rất lớn của thể loại game hấp dẫn này.
Có một điều thú vị rằng, dựa trên các công trình phòng thủ trong các game RTS, một dòng game nhỏ khác đã “thoát thai” và có sức hút chẳng kém gì “bản chính”. Ấy chính là dòng game thủ trụ (tower defense) nổi tiếng đã “cắm rễ” trên hầu hết các hệ máy, từ PC “master race” cho đến console, handheld, và thậm chí là cả mobile nữa. Với đặc thù có lối chơi chậm rãi, tinh giản, nhưng vẫn đầy thử thách, game thủ trụ có độ phủ rộng hơn hẳn so với RTS truyền thống – vốn yêu cầu kỹ năng micro/macro và tư duy chiến thuật quá cao.
Theo lẽ thường thì khi đã có đà tiến, người ta sẽ đi tới đi tới nữa mãi. Thế nhưng các hãng game độc lập vẫn luôn tìm tòi những hướng đi mới, và đôi khi là “mới” đến mức đi… ngược chiều của xu thế. Chẳng hạn như đem game thủ trụ dung hợp trở ngược lại với chính… ông tằng tổ RTS của mình – bạn đọc đã nghiệm ra được độ “lầy lội” của hành động này chưa?
Đến từ ActaLogic, một studio nhỏ tọa lạc tại Slovenia, HYPERNOVA: Escape from Hadea chính là một minh chứng cho việc khi người ta đã làm quá nhiều game dạng chính thống (mainstream) thì lâu lâu bị “điên điên” một tẹo cũng chẳng có vấn đề gì. Vậy, HYPERNOVA: Escape from Hadea độc đáo ra sao – mời bạn đọc cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài đánh giá sau đây.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”132080, 131656″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi “vừa quen vừa lạ”
Sở dĩ có chuyện “vừa quen vừa lạ” này, ấy là bởi vì về cốt lõi, HYPERNOVA: Escape from Hadea thuộc dạng game RTS truyền thống, với góc nhìn từ trên xuống quen thuộc (tương tự như StarCraft, WarCraft, Age of Empires…). Người chơi cũng vẫn phải thực hiện các chuỗi hành động quen thuộc như mở rộng bản đồ, quản lý tài nguyên, xây dựng, nghiên cứu phát triển và “chiêu binh mãi mã”.
Còn chỗ lạ, chính là việc các công trình không hề cố định chết một chỗ như những căn nhà, mà chúng là những con “drone” được chế từ tàu mẹ (nhà chính) với các công năng khác nhau. Điều này có nghĩa là người chơi sẽ có thể tự do điều động các công trình này đến những địa điểm mới mang tính chiến lược hơn – chẳng hạn như drone lọc không khí sẽ mở “fog of war”, cho tầm nhìn và vùng tác chiến mới, hoặc drone khai thác khi đã ăn sạch một khu mỏ sẽ có thể dời qua mỏ khác.[su_quote]Về cốt lõi, HYPERNOVA: Escape from Hadea thuộc dạng game RTS truyền thống, với góc nhìn từ trên xuống quen thuộc (tương tự như StarCraft, WarCraft, Age of Empires…)[/su_quote]Ngoài ra, như trên lời đề tựa người viết có đề cập tới, HYPERNOVA: Escape from Hadea đem dòng game thủ trụ dung hòa ngược lại với “cụ cố” RTS của mình. Do đó, thay vì mua lính và phải micro mỏi tay thì người chơi sẽ… mua trụ (thực ra là các drone phòng ngự) để chiến đấu. Và cũng tương tự như các công trình khác, trụ cũng có thể di dời tự do để phục vụ cho nhu cầu chiến lược. Cũng nên lưu ý rằng các công trình (kể cả trụ) chỉ có thể hoạt động trong khu vực có tầm nhìn – vì vậy, nếu drone lọc không khí bị dời đi chỗ khác hoặc bị phá hủy thì những công trình trong tầm “phủ sóng” cũng sẽ bị vô hiệu hóa theo.
Về sau, với sự có mặt của công trình viện nghiên cứu, người chơi có thể chọn lựa 3 hướng phát triển khác nhau nhưng lại có tính tương hỗ rất cao: nhánh công trình để mở khóa và nâng cấp các công trình mới, nhánh cư dân để nâng cấp chỉ số và mở khóa kỹ năng cho các công nhân điều khiển drone, và nhánh trụ – mở khóa trụ mới và nâng cấp thêm chỉ số/ kỹ năng.[su_divider]
Đồ họa độc đáo
Nếu có dịp rảnh rỗi ngồi đọc trang chủ của hãng ActaLogic, nhất là phần “Games”, đại khái có thể thấy rằng hãng này chuyên làm các tựa game mô phỏng (xây dựng thành phố, lái xe/ máy bay…) với phong cách đồ họa 3D tả thực khá chất. Tuy vậy, với HYPERNOVA: Escape from Hadea thì có vẻ như hãng quyết định đổi gió với phong cách quay 180 độ rất là… chơi bời.
Ấn tượng đầu tiên với đồ họa của HYPERNOVA: Escape from Hadea chính là game sử dụng tông màu rất bắt mắt, rất “chói lóa” với màu chủ đạo là… xanh đọt chuối và tím hường mộng mơ – một tổ hợp mà chỉ có các “thánh” đang cắn cần và phê tới đỉnh mới thấy được. Tuy vậy, với cái đề tài “khám phá bí mật hành tinh Tím” của HYPERNOVA: Escape from Hadea thì bộ đôi màu mè này lại rất hợp nhãn.Kế đến, đó là phong cách tạo hình nhân vật, quái vật và các công trình trong HYPERNOVA: Escape from Hadea cũng mang hơi hướng rất đặc trưng. Nếu phải so sánh, có thể nói rằng phong cách đồ họa trong HYPERNOVA: Escape from Hadea là “con lai” giữa hai dòng game Oddworld và Spore – nên tuy không đẹp lung linh như chuẩn ISO9002, nhưng game vẫn mang lại cho người chơi một cảm thấy dễ chịu, thích thú với lối vẽ đặc biệt này.[su_quote]Ấn tượng đầu tiên với đồ họa của HYPERNOVA: Escape from Hadea chính là game sử dụng tông màu rất bắt mắt, rất “chói lóa” với màu chủ đạo là… xanh đọt chuối và tím hường mộng mơ[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Nhịp game quá chậm
Có một điều thú vị, đó là dòng game kinh điển RTS xưa nay vẫn khá kén người chơi, chủ yếu không chỉ vì nó yêu cầu người chơi có tư duy sâu sắc, mà còn đòi hỏi kỹ năng điều khiển chính xác và phản xạ thần tốc. Hiểu theo một nghĩa khác, có thể nói là game RTS vốn có nhịp game rất nhanh – khi mà các đối thủ máy có thể tấn công người chơi một cách liên tục và dồn dập đến không kịp thở.
Game thủ trụ lại nằm ở một thái cực khác hoàn toàn ngược lại, khi đa phần nó có lối chơi khá chậm rãi, thậm chí đôi lúc nằm ở tiệm cận game theo lượt. Người chơi sẽ có thời gian để quan sát hình thế của màn chơi, từ đó định ra chiến thuật và quyết định xây trụ nào ở chốt nào. Một số game “dễ dãi” còn cho người chơi khả năng tạm dừng game để sửa sang vị trí, bài trí đâu ra đó rồi mới… tiếp tục cuộc chơi nữa.[su_quote]HYPERNOVA: Escape from Hadea đã làm nhịp game vốn khá dồn dập của RTS trở nên chậm rãi, từ tốn[/su_quote]Chính vì với hai thái cực trái ngược như vậy, dẫn đến việc khi cố dung hòa chúng lại, sẽ nảy sinh ra rất nhiều bất cập – và trường hợp có thể thấy rõ rệt nhất ở đây chính là HYPERNOVA: Escape from Hadea. Khi thay đổi cơ chế mua lính và điều động nhanh thành mua trụ và phòng thủ một cách khá bị động, HYPERNOVA: Escape from Hadea đã làm nhịp game vốn khá dồn dập của RTS trở nên chậm rãi, từ tốn.
Hậu quả có thể thấy được rằng phần lớn thời gian trong game, người chơi sẽ chống cằm chờ các drone được chế tạo xong, điều chúng đến các tọa độ mình muốn, rồi lại… chống cằm chờ tài nguyên lên, mua drone trụ, và tiếp tục… chống cằm chờ kẻ địch tới. Về cơ bản, khi lối chơi bị thay đổi như thế này, HYPERNOVA: Escape from Hadea đã vô hình trung tạo ra rất nhiều khoảng lặng không cần thiết, dẫn đến việc màn chơi bị kéo dài ra và tạo ra cảm giác chán nản nơi người chơi.[su_divider]
- OS: Windows 7/8/10
- Processor: Dual-Core Processor with 2.4 GHz
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: Nvidia Geforce 460 GTX
- DirectX: Version 11
- Storage: 2 GB
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.actalogic.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/ActaLogic”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/ActaLogic”][/su_icon_panel]