BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME DO BOSSA STUDIOS HỖ TRỢ
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ IOS
[dropcap style=”style1″]B[/dropcap]ất cứ ai cũng đều có một mục đích sống của riêng mình, có người thì muốn một sự nghiệp hiển hách, có người lại mong một gia đình êm ấm, thậm chí cả loài vật cũng cần được ăn, được ngủ, được duy trì nòi giống theo lẽ tự nhiên.
- Sản xuất: Bossa Studios
- Thể loại: Phiêu lưu
- Giá tham khảo: 4.99$
[su_spoiler title=”TẢI GAME” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”][/su_spoiler]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: apple” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://itunes.apple.com/us/app/i-am-bread/id946903436″][/su_icon_panel]
Vậy những vật dụng vô tri giác do con người tạo nên thì sao: cái xe, cánh cửa, chiếc ghế, hay… một lát bánh mì, mục đích sống của chúng là gì? Chính là hoàn thành nhiệm vụ mà con người đề ra cho chúng, như lát bánh mì kia chỉ mong được… nướng chín sao cho thật thơm ngon, và làm người ăn cảm thấy hài lòng.
Lấy ý tưởng đó, nhà phát triển Bossa Studios – vốn khá nổi danh với tựa game Surgeon Simulator 2013 – đã ra mắt một xuất phẩm “kỳ quặc” mang tên I am Bread trên PC và PS4, mang đến nhiều tiếng cười và cảm giác thích thú cho người chơi. Sau thành công ban đầu, Bossa Studios đã quyết định mang I am Bread lên mảnh đất di động màu mỡ, với phiên bản iOS vừa ra mắt vào ngày 3 tháng 9 vừa qua.
Liệu khi dời nhà từ PC và PS4 qua nền tảng iOS, “lát bánh mì” I am Bread có còn thơm ngon như xưa? Hãy cùng Vietgame.asia kiểm chứng nhé!
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: forward” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″]
ĐIỂM “ĂN KHÁCH”
[/su_icon_panel]
Lối chơi phá cách
Nhiệm vụ của người chơi trong I am Bread là điều khiển một lát bánh mì di chuyển từ điểm xuất phát tới “thiên đường” trong thời gian ngắn nhất và… vệ sinh nhất có thể. Nói cách khác, bạn phải tìm mọi cách để lát bánh mì được nướng chín một cách hoàn hảo (100% ở cả hai mặt) bằng mọi phương tiện từ chính thống như lò nướng, bếp điện, máy nướng bánh mì… cho đến “bất thường” như lò sưởi, bóng đèn, bàn ủi, ánh nắng mặt trời, hay thậm chí là một… que diêm.
Chưa kể, lát bánh mì này còn có khả năng tự… phết mứt để tăng thêm phần ngon miệng cho chính mình. Một điểm cần lưu ý khác chính là vấn đề “an toàn vệ sinh thực phẩm”, khi bạn không được để lát bánh mì dính bẩn, bị ướt, bị… lên mốc, dựa theo thanh đo “Khả năng ăn được” – Edibility.
[su_quote]Nhiệm vụ của người chơi trong I am Bread là điều khiển một lát bánh mì di chuyển từ điểm xuất phát tới “thiên đường” trong thời gian ngắn nhất và… vệ sinh nhất có thể[/su_quote]
Ngoài lối chơi có phần “dị” nêu trên, người viết phải công nhận một điều rằng I am Bread rất phù hợp với cơ chế điều khiển qua màn hình cảm ứng. So với cảm giác “gượng gạo” khi dùng chuột trên PC, và đặc biệt là sự bất tiện với tay cầm PS4, thì các thao tác kéo, thả, lướt và gõ ngón tay trên thiết bị di động có phần thân thiện và nhẹ nhàng hơn rất nhiều, đặc biệt là ở các trường đoạn “leo tường” kinh điển.
[su_divider]
Hình – Âm “vừa đủ xài”
Về cơ bản, I am Bread vẫn giữ được nền đồ họa sáng và bắt mắt tương tự như hai phiên bản PC và PS4. Chính cảm giác “nhừa nhựa”, cũ kỹ và không thật càng làm cho tựa game trở nên dí dỏm hơn, vui vẻ hơn trong mắt người chơi, và đặc biệt phù hợp với nền tảng di động.
Mặt khác, những bản nhạc nền hài hước và nhẹ nhàng của game cũng rất hòa quyện vào tổng thể chung, góp phần làm vơi bớt sự khó chịu và căng thẳng trong từng “bước đi” của lát bánh mì.
[su_quote]I am Bread vẫn giữ được nền đồ họa sáng và bắt mắt tương tự như hai phiên bản PC và PS4[/su_quote]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: coffee” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″]
GỢI Ý
- Sửa lỗi thiết kế và crash game
- Bổ sung camera tự do sau khi hoàn thành màn chơi
- Bổ sung thêm khu vực và màn chơi mới
[/su_icon_panel]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Khó kinh dị – Lỗi đầy mình
Dù đã có cơ chế điều khiển dễ hơn hẳn so với hai phiên bản PC và PS4, nhưng I am Bread trên di động vẫn là một tựa game rất khó, với cơ chế chấm điểm cực kỳ ngặt nghèo.
Nếu cố gắng chỉn chu để giữ sự tươi ngon cho lát bánh, thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và bị trừ điểm không thương tiếc. Ngược lại nếu “cố sống cố chết” chạy thật lẹ về đích, khả năng rất cao là bạn sẽ mang bên mình một đống bụi bẩn và nấm mốc, để rồi bị trừ điểm còn… thảm thương hơn. Một điều buồn cười là thao tác tự phết mứt lên mình lại không hề được cộng điểm dù mất rất nhiều thời gian, khiến nó trở nên thừa thãi trong mắt người chơi.
Một điểm khó chịu khác chính là hiệu năng của game. Có vẻ Bossa Studios chưa rút ra được kinh nghiệm cho chính mình với hai phiên bản PC và PS4, khi I am Bread trên iOS vẫn còn đó cả tá lỗi, khiến trải nghiệm của người chơi trở nên ngắt quãng và thêm phần bực bội.
[su_quote]Có vẻ Bossa Studios chưa rút ra được kinh nghiệm cho chính mình với hai phiên bản PC và PS4, khi I am Bread trên iOS vẫn còn đó cả tá lỗi, khiến trải nghiệm của người chơi trở nên ngắt quãng và thêm phần bực bội[/su_quote]
Nhẹ nhàng nhất là lỗi thiết kế, khi lát bánh mì của bạn có thể… đâm xuyên qua các vật thể khác như chén, đĩa và bị vướng lại, khiến bạn không thể tiếp tục di chuyển và chỉ còn cách… chơi lại. Một lỗi “to bự” hơn chính là việc khi kết thúc màn chơi, game chỉ hiện mỗi bảng đánh giá số điểm, còn các nút tính năng như chơi tiếp, chơi lại, chia sẻ… không thèm hiện lên, khiến người chơi phải thoát và tắt game rồi vào lại.
Nặng nề nhất chính là tần suất “crash” game khá cao, với những thời điểm cũng rất chi là… ngẫu nhiên. Đôi khi người viết chỉ mới mở I am Bread lên là đã… bị crash, khi thì đang chọn màn cũng… bị crash, “ức chế” nhất là lúc đang nướng bánh mì sau khi hoàn thiện màn chơi một cách đầy ưng ý thì game… crash.
Ngoài ra, người viết có một lời khuyên nhỏ dành cho các bạn ưa sạch sẽ là hãy tránh xa tựa game I am Bread này, vì sẽ ít người chịu được cảnh lát bánh mì “tung tăng” trên sàn nhà, tường gạch, tất bẩn, hay thậm chí là… toalét, nhưng vẫn có thể được ăn “ngon lành”.
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.iambreadgame.com/”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/IamBreadGame”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/IAmBreadGame”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: apple” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://itunes.apple.com/us/app/i-am-bread/id946903436″][/su_icon_panel]
[su_divider]