BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC KISS LTD HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]V[/dropcap]ào thời điểm hiện tại, thể loại game giải đố đang khá thịnh hành trên khắp các nền tảng, bởi đa số chúng đều thuộc dạng dễ chơi, nhưng đôi khi cũng khá thử thách bởi độ khó cao. Dù vậy, thể loại “Physics-Puzzle” (các tựa game giải đố dựa vào tính chất vật lý) không hiểu vì sao lại khá khan hiếm, trong khi nơi đây lại có nhiều yếu tố có thể khai thác sâu bởi tính chất của lực hấp dẫn.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Mykhail Konokh
- Phát hành: KISS ltd
- Thể loại: Giải đố
- Ngày ra mắt: 21/11/2014
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 4.99 USD
- OS: Windows XP+
- Processor: 1.8 GHz or Better
- Memory: 512 MB RAM
- Graphics: NVIDIA GeForce 512 MB hoặc hơn
- DirectX: 9.0c
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Cho đến nay, thể loại này chỉ có vài cái tên đáng kể như Crayon Physics Deluxe hay Amazing Alex, bên cạnh hàng tá cái tên vô danh khác.
Inside The Gear, tựa game được phát triển bởi nhà phát triển Mykhail Konokh, cũng là một cái tên thuộc thể loại trên. Về tổng quan, Inside The Gear đã vận dụng rất tốt ý tưởng dùng trọng lực để giải đố khi mang lại những màn chơi hóc búa và độ thử thách cao. Nhưng cũng tại đó lại tồn tại nhiều bất cập khiến tựa game không thể trở thành một cái tên đáng nhớ đến.[space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Ý tưởng độc đáo, lối chơi đơn giảnĐặt bối cảnh bên trong một cỗ máy khổng lồ, Inside The Gear đem đến cho người chơi một lối chơi đơn giản nhưng không kém phần độc đáo. Nhiệm vụ chính mà game yêu cầu chỉ đơn giản là đưa vòng bánh xe đến một mặt phẳng được thiết kế theo kiểu nút nhấn. Tùy vào từng màn chơi, mà người chơi phải đặt vị trí những món đồ hỗ trợ (như thanh gỗ, hình khối hộp…) chính xác để khi game kích hoạt tính năng “trọng lực” trong game thì sự tác động giữa các vật thể sẽ giúp hoàn thành nhiệm vụ của màn chơi.
Nghe có vẻ đơn giản chăng? Nhưng nếu bất kỳ ai nghĩ như thế thì họ đã lầm to. Inside The Gear không phải là một tựa game giải đố thông thường, mà nó thuộc thể loại giải đố-vật lý, tức để qua được màn chơi thì người chơi bắt buộc phải hiểu được các quy tắc vật lý cơ bản.[su_quote]để qua được màn chơi, người chơi bắt buộc phải hiểu được các quy tắc vật lý cơ bản[/su_quote]Điểm hay ở đây là game vận dụng rất tốt các quy tắc vật lý, cụ thể là trọng lực và lực tác động sau khi va chạm giữa các vật thể. Tất nhiên, game sẽ không kìm hãm ý tưởng của người chơi bởi có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện.
Có tổng cộng 25 màn chơi trong game, mỗi màn đều là những thử thách thật sự, yêu cầu người chơi phải tận dụng đủ các thứ hiện có, kể cả những vật cố định xung quanh mới có thể hoàn thành màn chơi.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Thiếu yếu tố trợ giúpNếu bạn là một người không hâm mộ các thể loại giải đố thì không có lý do gì để từ chối Inside The Gear, nhất là khi nó mang theo yếu tố vật lý khá hấp dẫn đi kèm. Thế nhưng, không vì vậy mà tựa game này lại kén người chơi, mà lý do chủ yếu đến từ những yếu tố xung quanh lối chơi. Inside The Gear không hề thể hiện một điều gì liên quan đến “cảm xúc” của người chơi cả.
Lấy ví dụ đơn giản, những màn chơi đầu tiên trong các game giải đố (Angry Bird, Amazing Alex, Cut The Rope…) vốn được coi là những màn hướng dẫn để game thủ làm quen với cơ chế điều khiển, hẳn không phải là điều gì xa lạ. Thế nhưng với Inside The Gear, hãy quên ngay điều đó đi!
Khi mới bắt đầu, tựa game quăng người chơi thẳng vào màn hình, và sau đó tuyệt nhiên chẳng hề có một lời chỉ dẫn như: “Đây là một tựa game giải đố dựa vào vật lý trọng lực, nhiệm vụ của bạn là phải đưa vật A đến điểm B”, “Khó quá à? Hãy thử đặt vật này ở đây trước đi”. Tựa game chỉ đơn giản là bảo người chơi vào phần “Help” để xem tất cả những điều cần biết về cách chơi cũng như các nút điều khiển.[su_quote]Inside The Gear không hề thể hiện một điều gì liên quan đến “cảm xúc” của người chơi[/su_quote]Tất nhiên, điều này sẽ chẳng có gì đáng phải phàn nàn nếu như chúng được trình bày một cách trực quan hơn. Đằng này, phần chỉ dẫn mà bạn nhận được lại vô cùng rối rắm và khó theo dõi.
Cũng chính vì không có một lời gợi ý nào mà độ khó của game cũng thuộc loại rất “cân não” và tốn rất nhiều thời gian. Nếu chọn đúng phương pháp, màn chơi sẽ chỉ gói gọn trong tối đa chừng một phút, thế nhưng đâu phải “dễ ăn” như thế. Chuyện tốn cả tiếng cho một màn chơi cho những lần thử đi, thử lại để rồi nhận lấy thất bại là điều rất bình thường trong Inside The Gear.
Đó là chưa nói đến việc nếu không thể tìm ra cách giải thì coi như người chơi phải nói lời tạm biệt với game, bởi như đã nói, game không hề đưa ra lời gợi ý nào, thậm chí chức năng “skip” (bỏ màn) cũng không có. Vì thế, tuy game chỉ có 25 màn chơi, nhưng để đến đích cuối cùng thì thật sự rất là gian nan.[su_divider]
Còn nhiều hạn chếVới độ khó “kinh khủng”, không dành cho dân “chuyên lý” như thế, cái mà người nhận được là con số không tròn trĩnh. Không có bảng xếp hạng thời gian, không có chấm điểm “3 sao”, không có những lời khen ngợi… có chăng, những gì mà người chơi nhận được chỉ là cảm giác “tự sướng” ở trong lòng.
Tất nhiên, cảm giác như thế càng chứng tỏ Inside The Gear không xứng đáng là một tựa game hoàn chỉnh, mà trông nó giống như một bản “tech demo” (bản thử nghiệm công nghệ) hay một dự án từ một luận án tốt nghiệp ở trường Đại học nào đó.
Thật vậy, ngoài những điểm đã kể ở trên, Inside The Gear còn có nhiều thiếu sót cơ bản khác trong lĩnh vực thiết kế game. Chẳng hạn, các dòng chữ xuất hiện trong game (trừ phần Help) đều có một kích thước y chang nhau, kể cả khi đó là một tùy chọn đơn hay dòng kết thúc màn.[su_quote]Inside The Gear không xứng đáng là một tựa game hoàn chỉnh, mà trông nó giống như một bản “tech demo” hay một dự án từ một luận án tốt nghiệp ở trường Đại học nào đó[/su_quote]Âm thanh trong game cũng không khá hơn là bao. Ngoại trừ các tiếng cơ khí chuyển động xung quanh, tuyệt nhiên sẽ không hề có một âm thanh nào khác. Có vẻ như nhà phát triển chỉ muốn người chơi thật sự chuyên tâm với việc giải quyết các câu đố khó khăn, nhưng với một bầu không khí “ngột ngạt” như thế, thật khó để họ có thể tập trung vào màn ảnh.
Dù game được thiết kế ở không gian 3D, nhưng món đồ di chuyển được chỉ có thể theo chiều không gian 2D mà thôi, tức là chúng chỉ có thể quay 360 độ theo chiều ngang và dọc. Thật tiếc, vì tựa game này đã không tận dụng đầy đủ các chiều không gian di chuyển khiến các màn chơi trở nên lôi cuốn hơn.
Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố mà đáng lẽ nhà phát triển phải đưa vào để khiến tựa game này trở nên hoàn thiện ở mức cơ bản như: hỗ trợ chuột để giúp việc di chuyển giữa các vật thể nhanh hơn, tùy chọn đồ họa, cho phép người chơi xem lại cách giải màn chơi của họ để chia sẻ với bạn bè,…[space space_height=”20″][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”www.kiss-ltd.co.uk/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/kissltd”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/kissltd”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/333120/”][/su_icon_panel][su_divider]