Intel vừa mới ra mắt dòng vi xử lý Ice Lake 10nm bao gồm các CPU có TDP 9W, 15W và 28W. Đây hy vọng sẽ đóng lại một giai đoạn khá trắc trở trong lịch sử của Intel. Ban đầu, công nghệ 10nm được dự định xuất xưởng vào năm 2016… và chúng ta đều biết mọi thứ đã diễn ra “suôn sẻ” như thế nào. Sự chậm trễ của của công nghệ 10nm đã buộc Intel phải thất hứa lên xuống, để AMD “vùng dậy”, trở lại với công nghệ 14nm nhiều lần với hình tượng 14nm+++ đã thành meme.
Tuy nhiên thì 10nm đã ở đây rồi. Nó chắc chắn chưa hoàn hảo, vì mới chỉ cho thiết bị di động thôi, nhưng không sớm thì muộn, Intel sẽ lấy lại được đà của mình.
Hãy cùng Vietgame.asia tổng kết các thông tin về dòng CPU Ice Lake mới này của Intel và điểm qua một số benchmark để giới thiệu về sức mạnh của dòng CPU này nhé.
ĐIỂM DANH ICE LAKE
Bộ vi xử lý thế hệ thứ 10 của Intel hiện có 11 CPU, được chia thành hai dòng U và Y. Các chip dòng U là những CPU tiêu chuẩn cho máy tính xách tay, còn các chip dòng Y là phiên bản CPU cho môi trường đòi hỏi điện áp cực kì thấp (nên đương nhiên sức mạnh cũng không bằng).
Danh sách các CPU Ice Lake dòng U của Intel như sau:
Core i7-1068G7 | Core i7-1065G7 | Core i5-1035G7 | Core i5-1035G4 | Core i5-1035G1 | Core i3-1005G1 | |
Dòng | Dòng U | Dòng U | Dòng U | Dòng U | Dòng U | Dòng U |
iGPU | Intel Iris Plus | Intel Iris Plus | Intel Iris Plus | Intel Iris Plus | Intel UHD | Intel UHD |
Số lõi Số luồng |
4 8 |
4 8 |
4 8 |
4 8 |
4 8 |
2 4 |
Xung cơ bản Xung tất cả core Xung một core |
2.3GHz 3.6GHz 4.1GHz |
1.3GHz 3.5GHz 3.9GHz |
1.2GHz 3.3GHz 3.7GHz |
1.1GHz 3.3GHz 3.7GHz |
1.0GHz 3.3GHz 3.7GHz |
1.2GHz 3.4GHz 3.4GHz |
Cache | 8MB | 8MB | 6MB | 6MB | 6MB | 4MB |
TDP | 28W | 15W/25W | 15W/25W | 15W/25W | 15W/25W | 15W/25W |
Core i7-1068G7 là CPU dẫn đầu của dòng chip này, với 4 lõi/8 luồng cùng khả năng chạy ở mức 3.6 GHz trên tất cả core, và 4.1 GHz trên một core. Đây cũng là CPU duy nhất chỉ chạy ở mức 28W.
Bên cạnh sản phẩm nói trên là 5 CPU khác, và tất cả chúng đều có thể lên xuống giữa 15W và 25W, tùy theo nhà sản xuất muốn. Cũng có vẽ vì vậy mà xung nhịp cơ bản của các CPU này đều kém Core i7-1068G7 ít nhất 1 GHz. Đồng thời, hầu hết chúng cũng có 4 lõi/8 luồng, trừ chiếc Core i3-1005G1 – sản phẩm em út của dòng U.
Một điều đáng chú ý là so về tốc độ xung nhịp, Ice Lake thua kém kiến trúc tiền nhiệm Whiskey Lake khá đáng kể. Ví dụ, riêng Core i5-8365U của
Whiskey Lake đã có thể tăng xung nhịp tới 4.1 GHz rồi, còn Core i7-8665U có thể lên tới 4.8 GHz.
Danh sách các CPU Ice Lake dòng Y của Intel như sau:
Core i7-1060G7 | Core i5-1030G7 | Core i5-1030G4 | Core i3-1000G4 | Core i3-1000G1 | |
Dòng | Y-Series | Y-Series | Y-Series | Y-Series | Y-Series |
iGPU | Intel Iris Plus | Intel Iris Plus | Intel Iris Plus | Intel Iris Plus | Intel UHD |
Số lõi Số luồng |
4 8 |
4 8 |
4 8 |
2 4 |
2 4 |
Xung cơ bản Xung tất cả core Xung một core |
1.0GHz 3.4GHz 3.8GHz |
0.8GHz 3.2GHz 3.5GHz |
0.7GHz 3.2GHz 3.5GHz |
1.1GHz 3.2GHz 3.2GHz |
1.1GHz 3.2GHz 3.2GHz |
Cache | 8MB | 6MB | 6MB | 4MB | 4MB |
TDP | 9W/12W | 9W/12W | 9W/12W | 9W/12W | 9W/12W |
Do tiết kiệm điện nên dòng Y có xung nhịp không quá cao, với xung cơ bản trên dưới 1 GHz và xung một core tối đa chỉ chạm mức 3.8 GHz.
Có 3 sản phẩm với 4 lõi/8 luồng và hai sản phẩm với 2 lõi/4 luồng. Thậm chí, 2 sản phẩm 2 lõi/4 luồng là Core i3-1000G4 và Core i3-1000G1 có thông số y hệt nhau, trừ một bên có iGPU “xịn” là Intel Iris Plus.
“BOM TẤN” Ở KHẢ NĂNG XỬ LÝ ĐỒ HỌA
Ice Lake sẽ hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 6, cổng Thunderbolt 3, bộ nhớ LP-DDR4/LP-DDR4X ở 3733 MHz và DDR4 ở 3200 MHz. Tuy nhiên, điểm “ăn tiền” nhất của Ice Lake lại không phải năm ở sức mạnh trên thông số. Có thể nói Intel đã đầu tư rất nhiều vốn liếng cho khả năng xử lý các tác vụ liên quan tới hình ảnh, đồ họa hay trí thông minh nhân tạo của các CPU này, và một phần không nhỏ chúng liên quan tới iGPU Intel Iris Plus.
- Intel Deep Learning Boost là một bộ instruction set mới giúp tăng tốc xử lý mạng nơ ron nhân tạo trên CPU để tăng tốc độ phản hồi trong cải tiến hình ảnh tự động, lập chỉ mục ảnh và tạo hiệu ứng quang học.
- Intel’s Dynamic Tuning 2.0 sử dụng các thuật toán học máy để phân tích xem công việc bạn đang làm là gì, và từ đó điều chỉnh nguồn điện, xung nhịp cho phù hợp.
- Khả năng tính toán lên đến 1 teraflop từ GPU, thích hợp cho các công việc như chỉnh sửa, phân tích và phóng to video theo thời gian thực.
- Intel Gaussian & Neural Accelerator (GNA) cung cấp một công cụ chuyên dụng để các tác vụ hoạt động ngầm trên máy tính, như xử lý giọng nói hay khử tạp âm, hoạt động một cách tiết kiệm điện năng nhất, giúp tăng thời lượng pin.
- Ice Lake CPU mang những iGPU đầu tiên của Intel hỗ trợ chuẩn hiển thị VESA Adaptive Sync, cho phép trải nghiệm chơi game mượt mà hơn các game như Dirt Rally 2.0 và Fortnite.
- Đây cũng là những GPU tích hợp đầu tiên tích hợp công nghệ đổ bóng biến tốc, giúp cải thiện tốc độ kết xuất.
- Hỗ trợ chuẩn BT.2020 để xem video 4K HDR.
LƯỚT QUA ĐIỂM BENCHMARK
Intel có cung cấp chiếc laptop Software Developer Systems (SDS) cho một số tờ báo để họ chạy các benchmark và tự nhận định kết quả về sức mạnh của Ice Lake. Tuy nhiên Intel chỉ cho phép benchmark những gì liên quan tới sức mạnh thôi, còn nhiệt độ hay thời lượng pin đều không được phép.
Vietgame.asia xin gửi tới bạn đọc kết quả benchmark từ PC World cho chiếc Core i7-1065G7.
Lưu ý là do một CPU cho nền tảng di dộng có thể chạy ở mức 15W hoặc 25W, và sẽ hoạt động tốt nếu được tản nhiệt tốt, nên cùng một sản phẩm có thể khác hiệu năng nếu chạy ở hai chiếc laptop khác nhau. Cụ thể sản phẩm Ice Lake Core i7-1065G7 sẽ đối đầu với Whiskey Lake Core i7-8565U trong hai chiếc laptop Dell XPS 13 9380 và HP Spectre x360. Trong đó, theo lời PC World, chiếc Dell XPS 13 9380 được thiết kế để mang tới hiệu năng tốt nhất cho CPU, còn chiếc HP Spectre x360 sẽ mang tới một trải nghiệm từ bỏ hiệu năng để máy chạy mát và êm hơn.
Trước hết, chúng ta hãy điểm qua các benchmark gần như chỉ dùng sức CPU. Cinebench R15 và R20 là ứng dụng kết xuất đồ họa 3D nổi tiếng để đo sức CPU, và POV-Ray 3.7 cũng là một benchmark ray-tracing đo CPU khá phổ biến.
Nhìn chung, với kết quả các benchmark trên thì bạn có thể thấy Core i7-1065G7 mang tới không quá nhiều cải tiến về sức mạnh CPU thuần so với đời cũ. Tuy nhiên, xung nhịp của Ice Lake cũng thấp hơn Whiskey Lake đáng kể. Điều này có thể do công nghệ 10nm của Intel vẫn còn chưa đủ “chín” xung nhịp của Ice Lake lên cao, nhưng cũng có thể do Intel tập trung vào iGPU nữa, và để duy trì mức điện áp 15W/25W, xung nhịp CPU phải bị hạ. Dù sao thì với mức xung nhịp thấp hơn vậy, Ice Lake vẫn “hòa vốn” được với người đàn anh của nó, chứng tỏ Intel số chỉ thị mỗi nhịp (IPC) cũng có tiến bộ.
Tiếp đó, chúng ta hay điểm qua những benchmark có khả năng tích hợp sức mạnh của iGPU
PCMark 10 Content Creation sử dụng các yếu tốt liên quan tới xử lý hình ảnh và video, và Ice Lake đã chứng minh lợi thế của mình trong mảng này. Đồng thời, sử dụng sức mạnh của iGPU, kết xuất video bằng Handbrake cho thấy một sự chênh lệch đáng kể so với người tiền nhiệm. Như vậy, iGPU của Ice Lake chính là yếu tố làm nên điều khác biệt.
PC World còn có một số benchmark khác nữa, đặc biệt là Geekbench. Rất nhiều các điểm thành phần, Ice Lake đều không hơn sản phẩm tiền nhiệm đáng kể, nhưng sự nổi trội ở một số mảng như biến đổi Fourier nhanh hay mã hóa AES, cũng “gỡ gạc” được chút và giúp phiên bản 15W của i7-1065G7 nhanh hơn 20% so với i7-8565U trong HP Spectre x360.
Rồi nó tới đồ họa thì phải nói tới game đúng không nào, và đây là những gì mà Iris Plus làm được.
Đầu tư vào iGPU, Intel đã tạo ra một sản phẩm GPU tích hợp khá ổn, mà theo như benchmark từ PC Workd thì nó mạnh khoảng gấp đôi sản phẩm tiền nhiệm. Nhìn chung là Iris Plus có lẽ là khởi đầu để “cứu” sản phẩm card đồ họa của Intel khỏi trò đùa vô dụng muôn thuở. Nhưng nếu nói về chơi game thực sự thì nó vẫn chưa nổi bật lắm, và khi chơi game, tối ưu driver cho GPU là một điều khá quan trọng. Nvidia/AMD đã có hàng chục năm trời để làm điều này trước rồi, do vậy Intel khó có thể bắt kịp hai ông lớn GPU này trong một đêm được.
Tổng kết lại thì đây là một bài giới thiệu về dòng CPU Ice Lake cho laptop/ultrabook, chứ không phải đánh giá hiệu năng của toàn bộ dòng CPU mới từ Intel, bởi với laptop, thậm chí hiệu năng của cùng một chip còn khác nhau ở các máy khác nhau. Và dựa trên những gì đã được trình diễn thì ta có thể rút ra kết luận sau:
- Trừ một số tác vụ cực kì chuyên muôn như mã hóa AES hay biến đổi Fourier nhanh thì nhìn chung sức mạnh CPU của Ice Lake không nổi trội hơn Whiskey Lake mấy.
- Công nghệ 10nm của Intel mới chỉ dùng cho chip mobile, xung nhịp của những con chip này không được cao và hiệu năng cũng na ná đời cũ. Kết hợp với việc Intel chưa dám hé lộ bất kì thông tin gì về CPU cho desktop trong khi AMD đang làm mưa làm bão với dòng Ryzen 3000, ta có thể dây chuyền 10nm mới chỉ hoạt động ở mức “tập tễnh”, sản xuất ra những CPU với die nhỏ, xung thấp để nếu hỏng thì Intel cũng không mất nhiều tiền. Nhìn chung là đường đưa 10nm tới Desktop của Intel vẫn không phải ngắn, và Ice Lake CPU là một sản phẩm thử nghiệm hơn là thứ gì đó cạnh tranh. Lưu ý là công nghệ 10nm của Intel tương đương với 7nm của TSMC mà các CPU/GPU của AMD đang dùng hiện tại đó.
- iGPU Iris Plus của Intel là một yếu tố nổi trội, nhưng nó vẫn chưa thực sự bứt phá lên được so với sản phẩm tương tự từ AMD. Đây vẫn là tâm điểm của dòng CPU mới này, nhưng bản thân nó có lẽ cũng là sản phẩm “thí điểm” cho dòng GPU XE Graphic dự kiến ra mắt 2020.
- Vậy nhìn chung thì Ice Lake là một sản phẩm thí điểm, cả về mặt CPU và iGPU, hơn là thứ gì đó thực sự gây bão. Muốn xem Intel vực dậy thế nào, có lẽ phải chờ 2020 thôi.