BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC BITCOMPOSER GAMES HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[dropcap style=”style1″]Ắ[/dropcap]t hẳn không nhiều người biết đến tựa game nhập vai hành động Kult: Heretic Kingdoms được phát triển bởi 3D People, ra mắt vào năm 2005. Vào thời điểm phát hành, Kult: Heretic Kingdoms đã gây được chút ít tiếng tăm và nhận được số điểm khả quan từ giới đánh giá game, nhưng một thời gian sau đó tựa game bắt đầu chìm trong quên lãng.
Tuy vậy, 3D People, nay đã đổi tên thành Games Farm, vẫn không quên “đứa con cưng” của mình. 9 năm sau khi Kult: Heretic Kingdoms ra mắt, phần tiếp theo mang tên Shadows: Heretic Kingdoms đã được phát hành trên hệ thống Steam theo mô hình “Early Access” (cùng chơi và góp ý cho hãng phát triển, chưa phải bản chính thức).
Vẫn đi theo phong cách nhập vai hành động như truyền thống, vẫn có sự góp mặt của diễn viên lão làng Tom Baker (được biết đến qua loạt phim truyền hình Dr. Who) và vẫn “chào sân” một cách lặng lẽ như người tiền nhiệm, liệu Shadows: Heretic Kingdoms có tạo nên bước đột phá nào hay không? Hãng phát hành bitComposer Games đã mời Vietgame.asia dấn thân vào thế giới của Shadows: Heretic Kingdoms để tìm hiểu!
- Sản xuất: Games Farm
- Phát hành: bitComposer Games
- Thể loại: Nhập vai | Hành động
- Ngày ra mắt: 13/1/2014
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 29.99 USD
OS: Windows XP SP3
CPU: 2.0GHz trở lên
Memory: 4GB RAM
VGA: GeForce GTX260 trở lên
HDD: 5GB
DirectX: N/A
Sound: Tương thích DirectX[space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CUỘC HÀNH TRÌNH GIỮA HAI THẾ GIỚI[/su_heading]Shadows: Heretic Kingdoms bắt đầu trong khung cảnh mờ ảo của thế giới bóng đêm tồn tại song song với thế giới thực. Một kẻ lạ mặt ẩn mình dưới chiếc mũ trùm đầu triệu hồi thực thể bóng đêm mang tên Devourer, với mục đích đánh bại những thế lực đang đe dọa đến sự an toàn của thế giới thực tại.
Trong những giây phút đầu tiên, người chơi sẽ được vào vai Devourer và làm quen với lối chơi chính của Shadows: Heretic Kingdoms. Hệ thống chiến đấu không có quá nhiều khác biệt so với những tựa game cùng thể loại, người chơi sẽ nhấp chuột liên tục lên đối thủ để tấn công, sử dụng các chiêu thức được gán vào phím nóng (hotkey). Sau khi tiêu diệt kẻ địch, người chơi có thể “hút” linh hồn và sử dụng nó để hồi máu bằng cách nhấn và giữ phím “Space”, việc này không hề ngắt quãng các hành động của nhân vật và dĩ nhiên, nó tiện lợi hơn nhiều so với việc phải tra thùng đồ rồi sử dụng vật phẩm tăng máu.
Nghe qua thì nhiều người có thể nhầm tưởng rằng Shadows: Heretic Kingdoms chỉ là một “bản sao Diablo” không hơn không kém, tuy nhiên thực chất Shadows: Heretic Kingdoms lại sở hữu khá nhiều yếu tố độc đáo.
Sau khoảng 10 phút làm quen với game trong vai Devourer, người chơi sẽ được chọn giữa ba “hình hài” (puppet) khác nhau và Devourer sẽ sử dụng “hình hài” đó để thâm nhập vào thế giới thực: Chiến binh (Warrior – Kalig Trùm Du Đãng), Cung thủ (Archer – Jasker Lợn Rừng) và Pháp sư (Mage – Evia Con Gái Hỏa Thần, chưa xuất hiện trong phiên bản thử nghiệm Early Access này).[su_quote]Việc chia ra hai thế giới trong game không chỉ để hỗ trợ cho các trận chiến trong game, mà nó còn ảnh hưởng tới cả địa hình của mỗi màn chơi[/su_quote]Việc Devourer và puppet tồn tại ở hai thế giới riêng biệt nhau dẫn đến nhiều bất ngờ mới trong mỗi màn chơi. Người chơi sẽ chạm trán những kẻ thù khác nhau và cần phải sử dụng chiến thuật trong trận đấu một cách linh hoạt.
Có một mẹo mà người viết sử dụng khá thường xuyên, đó là mỗi khi puppet đang yếu thế và sắp “đột tử” thì ngay lập tức chuyển sang Devourer để “farm” linh hồn, do lượng linh hồn mà cả hai nhân vật nhận được là của chung nên chiến thuật “hỗ trợ gián tiếp” này khá hiệu quả trong trường hợp bị địch “lấy thịt đè người”.
Không những thế, nếu như đạt đủ lượng linh hồn cần thiết thì Devourer có thể “hồi sinh” puppet đã tử nạn ngay tức khắc.Việc chia ra hai thế giới trong Shadows: Heretic Kingdoms không chỉ để hỗ trợ cho các trận chiến, mà nó còn ảnh hưởng tới cả địa hình của mỗi màn chơi.
Nếu như puppet ở thế giới thực đang đứng trước một cây cầu bị gãy thì cũng tại khu vực đó, Devourer ở thế giới bóng đêm có thể vượt qua bằng một luồng sáng nối liền cây cầu; ngược lại, puppet có khả năng mở cửa và đập vỡ các bức tường để lấy hòm châu báu (tuy nhiên sau khi mở bốn chiếc hòm thì người viết nhận thấy: nên đổi tên thành hòm đựng… da dê thì đúng hơn – NV).Devourer và puppet sở hữu hai bộ kỹ năng riêng và lượng điểm kinh nghiệm riêng, giúp cho quá trình “cày cuốc” và phát triển nhân vật không bị “rối”.
Điều này khiến cho Shadows: Heretic Kingdoms có cảm giác vừa là một tựa game nhập vai hành động đơn thuần, vừa mang hơi hướm của thể loại nhập vai cổ điển qua lối chơi thiên về kết hợp nhóm một cách gián tiếp.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]PHONG CÁCH ĐỒ HỌA ĐỘC ĐÁO[/su_heading]Điều khiến cho người viết thích thú nhất ở Shadows: Heretic Kingdoms là hai phong cách đồ họa riêng biệt, luân phiên hồi chuyển song song với nhau, tạo nên không khí mới mẻ, độc đáo qua từng khung hình.
Đối lập với dáng vẻ cổ kính nhưng bị vùi dập trong sự hỗn loạn của Vương Quốc Dị Giáo (Heretic Kingdoms) là thế giới bóng đêm đầy huyền ảo, toát lên mối nguy hiểm đang rình rập trong từng ngóc ngách. Mặc dù vân phủ bề mặt vật thể ở một vài khu vực còn hơi thô và khử răng cưa chưa thực sự hiệu quả, hiệu ứng ánh sáng hoàn hảo đã hoàn toàn che đậy các khiếm khuyết về đồ họa của Shadows: Heretic Kingdoms.[su_quote]Điều khiến cho người viết thích thú nhất ở Shadows: Heretic Kingdoms là hai phong cách đồ họa riêng biệt, luân phiên hồi chuyển song song với nhau, tạo nên không khí mới mẻ, độc đáo qua từng khung hình[/su_quote]Phần âm thanh không có gì đáng chê trách. Các bản nhạc mang hơi hướm fantasy khá quen thuộc, được lồng ghép khéo léo với nhịp độ trong game.
Hiện tại, ngoại trừ nhân vật The Hooded Man và lời dẫn chuyện bởi Tom Baker, thì toàn bộ các đoạn hội thoại trong Shadows: Heretic Kingdoms chưa được lồng tiếng do hạn chế của phiên bản Early Access. Hy vọng mọi thứ sẽ được “lấp đầy” trong những bản cập nhật sắp tới.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PHIÊN BẢN EARLY ACCESS[/su_heading]Shadows: Heretic Kingdoms hiện tại vẫn đang ở giai đoạn alpha, điều này cũng đồng nghĩa với việc game vẫn còn mắc rất nhiều lỗi và chưa được tối ưu hóa. Sau khoảng 4 giờ chơi thì người viết đã gặp phải tình trạng văng game (crash) không dưới 10 lần, thậm chí Shadows: Heretic Kingdoms cũng hay bị văng khi tinh chỉnh đồ họa hoặc sau khi nạp game (load game).
Khung hình trồi sụt thất thường, nhất là khi số lượng địch thủ trên màn hình tăng lên, điều này sẽ khiến cho hành động nhấp chuột trở nên khá khó khăn, nhất là khi cần phải tấn công các mục tiêu có kích cỡ “tí hon” như nhện độc. Khá may mắn là hệ thống camera cho phép phóng to, giúp cho việc này trở nên “dễ thở” hơn nhiều.
Có một điều mà người chơi cần phải lưu ý là Shadows: Heretic Kingdoms không có hệ thống tự động lưu (autosave) mà chỉ có lưu nhanh (quicksave), thế nên người chơi sẽ cần phải sử dụng nút quicksave thường xuyên để tránh hiện tượng văng game dễ gây “khủng hoảng tâm lý”![su_quote]Shadows: Heretic Kingdoms hiện tại vẫn đang ở giai đoạn alpha, điều này cũng đồng nghĩa với việc game vẫn còn mắc rất nhiều lỗi và chưa được tối ưu hóa[/su_quote]Điểm yếu cuối cùng mà Shadows: Heretic Kingdoms gặp phải là cơ chế điều khiển nhân vật. Cả Devourer và puppet (trong phần chơi của người viết là Khalig) di chuyển khá chậm chạp và thỉnh thoảng… không tuân lệnh của chuột. Người viết vô số lần bị “ăn đòn oan” do chả hiểu vì lý do gì mà đang nhấp chuột lên đối thủ thì nhân vật lại… chạy vòng quanh địch rồi mới đánh!
Ngoài ra, hành động của nhân vật có thể bị cắt ngang nếu như người chơi vô tình nhấp chuột ra chỗ khác, ví dụ như trong khi sử dụng Khalig, nhấp chuột lên một tên địch bất kỳ rồi nhấp vào một khoảng trống thì Khalig sẽ giương rìu lên rồi… bỏ chạy![su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]KHI NÀO RA MẮT?[/su_heading]Hiện tại, Shadows: Heretic Kingdoms đang được bán với giá 27.99 USD trên Steam. Hãng phát triển Games Farm vẫn đang làm việc với cộng đồng để hoàn thiện sản phẩm của mình hơn. Dự kiến tựa game sẽ được phát hành vào quý 4 năm nay.
Tuy nhiên, người viết xin lưu ý rằng Shadows: Heretic Kingdoms vẫn đang trong giai đoạn alpha. Game vẫn còn rất nhiều lỗi và vấn đề kỹ thuật, cũng như thiếu thốn về mặt nội dung như chưa có lồng tiếng đầy đủ, mới chỉ có một chương (trong tổng số 6 chương) được ra mắt, số lượng nhân vật bị hạn chế và còn nhiều hơn nữa.
Nếu như bạn mong muốn trải nghiệm tựa game trong “tình trạng” hoàn chỉnh nhất thì người viết khuyên rằng hãy chờ cho đến khi tựa game phát hành chính thức, còn nếu như bạn đang có hứng thú thử nghiệm tựa game và đóng góp vào quá trình hoàn thiện sản phẩm thì “Vương Quốc Dị Giáo” đang giang tay chờ đón bạn cùng các vấn đề như bài viết đã đề cập![su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.shadows-game.com/en/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/ShadowsHereticKingdoms”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/HereticKingdoms/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/256030/”][/su_icon_panel][su_divider]