LEGRAND LEGACY –
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG [/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]
“Lá thư tình hoài cổ dành cho những tựa game RPG cổ điển” – đó là ngôn từ mà Semisoft đã dùng để diễn tả về tựa game đầu tay của mình.
Thể loại game nhập vai chiến đấu theo lượt (Turn-based RPG) có lẽ đã qua cái thời hoàng kim của nó. Với công nghệ ngày càng phát triển, thật không khó để nhiều nhà sản xuất làm ra những tựa game dồn dập hơn, gay cấn hơn, mang tới trải nghiệm thực tế hơn. Nhưng đâu đó vẫn còn những người yêu thích game Turn-based RPG hoài cổ chứ, bởi điểm nhấn của nó không phải những pha vung kiếm choảng nhau đẹp mắt, mà là mức chiến thuật, tính toán tới từng đòn đánh, nước đi.
Từ tình yêu với game Turn-based RPG, Semisoft đã mang sản phẩm đầu tay, LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds, lên trang góp vốn cộng đồng Kickstarter. Và rồi, cộng đồng đã biến hoài bão về tựa game đó thành sự thật, với số vốn quyên góp được hơn 44 nghìn Bảng Anh (khoảng 1.5 tỉ VND).[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
- RAM: 16 GB
- VGA : Gigabyte Rx 560 OC 2GB
- HDD: Samsung 950 Pro 256GB
[/su_spoiler]Chỉ một năm sau ngày góp vốn thành công, LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds đã chính thức đặt chân lên Steam, với các hệ máy khác đang được nhà sản xuất “nhóm ngó” trong tương lai. Vậy liệu LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds có phải là tựa game đáng để bạn quan tâm? Mời bạn rút ra nhận xét qua bài đánh giá sau của Vietgame.asia nhé.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”144107, 144152″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
CHUYẾN HÀNH TRÌNH ĐỊNH MỆNH
LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds theo chân nhân vật chính Finn trong chuyến hành trình tìm lại kí ức, khám phá sức mạnh bản thân, cùng những người bạn đồng hành chống lại một thế lực cổ xưa đang dần trở lại, lớn mạnh hơn và lăm le hăm dọa thế giới.
Sao mà mô-típ nghe quen nhỉ? Bởi vì cốt truyện với các thể loại như “mất trí nhớ”, “có sức mạnh đặc biệt” hay “chống lại thế lực hắc ám nào đó trước khi quá muộn” đã được xào nấu hàng trăm, hàng ngàn lần. Có thể bạn đã quá quen với những tình tiết đó, nhưng vì LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds mong muốn mang tới một tựa game RPG cổ điển, nên việc “nấu” lại kiểu cốt truyện cổ điển cũng là hợp lý rồi, đúng không nào…
Nói vui vậy thôi, chứ cái hay của LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds không nằm ở mô-típ câu chuyện, mà ở việc trải nghiệm câu chuyện ấy. Những vùng đất mà bạn đi qua, những bầu trời bạn với tới có điều gì đang chờ đợi, có bí mật nào cần được khám phá? Nhân vật chính Finn xuất thân từ đâu? Kẻ thù bí hiểm bạn phải đối đầu là ai? Những bí ẩn lớn nhỏ cứ được đong đầy lên, mở khóa dần dần, rồi lại dẫn tới những bí mật khác, cứ thế, cứ thế sẽ biến thành dòng động lực mang màu sắc quen thuộc của game nhập vai cổ điển. Hơn thế nữa, những nút thắt cốt truyện, đặc biệt là về xuất thân của Finn, có thể sẽ khiến bạn ngỡ ngàng đó.
Đi kèm với cốt truyện chính là sự phát triển nhân vật khá rõ ràng. Aria – nữ chính của game, vốn xuất thân từ gia đình quý tộc lại còn có tính cách mạnh mẽ nên nhiều lúc khiến cô trở nên kệch cỡm. Từ đầu game, cô đã thể hiện tại độ kênh kiệu với những người đi cùng mình, đủ để khiến bạn cảm thấy bực bội, khó ưa. Nhưng càng về sau, gắn bó với động đội càng lâu, Aria càng bộc lộ là một người có trái tim bao dung độ lượng, sẵn sàng bỏ qua những thù hằn cá nhân để làm đại sự. Và không chỉ có Aria, các nhân vật khác cũng sẽ trải qua ít nhiều những thăng trầm cảm xúc, trở thành một con người “mới” hơn.[su_quote]cái hay của LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds không nằm ở mô-típ câu chuyện, mà ở việc trải nghiệm câu chuyện ấy[/su_quote]Ngoài ra, đã nói tới game nhập vai truyền thống thì không thể quên đi những nhiệm vụ phụ phải không nào. Trên chuyến hành trình, bạn còn bắt gặp những người cần giúp đỡ, những thử thách bên lề, những cuộc phiêu lưu bí mật riêng, hứa hẹn đem lại cho bạn nhiều điều bất ngờ nữa. Bật mí với các bạn là trùm cuối chưa phải kẻ mạnh nhất game đâu nhé.
Tóm lại, cốt truyện của LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds có thể được miêu tả như: cổ điển mà lôi cuốn. Cốt truyện game không “mở ra chân trời mới” hay gì đó tương tự, nhưng cũng đủ để níu chân bạn lại với game bằng những bí mật, nút thắt và sự đổi thay của nội tâm nhân vật. Nhưng nếu có gì đó hơi “sạn” về câu chuyện này thì có lẽ là sự hi sinh của một số nhân vật. Tên game là LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds, với hàm ý chuyến hành trình của những nhân vật được chèo kéo bởi định mệnh. Tuy nhiên, định mệnh mà lại “khai tử” nhân vật đi theo mình vậy, có phải hơi “xấu tính” sao? Nhà sản xuất cũng đang dự định tiến hành làm lại một phần kết mới cho tựa game này, rất có thể để sẵn sàng tiếp nối cho phần game tương lai nào đó.[su_divider]
ĐIỂM NHẤN “THEO LƯỢT”
Nếu như bạn đã từng trải nghiệm những game RPG cổ điển với lối đánh theo lượt thì có lẽ chẳng cần giới thiệu thêm nhiều. Các câu lệnh như tấn công, phòng thủ, dùng phép, cùng các chức năng như sắp xếp vị trí trước-sau hay thi triển đòn đặc biệt đều hội tụ đủ. Mỗi nhân vật và kẻ thù đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, tương khắc lẫn nhau, đòi hỏi người chơi cần tính toán trước khi chọn chiêu ra đòn. Dư vị hoài cổ đậm đặc phải không nào? Ấy nhưng thân quen là để củng cố, còn điểm nhấn mới để vươn xa, và LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds cũng không quên tạo nên điểm nhấn bằng các Quick Time Event (hành động ngữ cảnh).
Một tựa game RPG đánh theo lượt thiên về chiến thuật tính toán mà lại đòi hỏi hành động nhanh á? Đúng rồi, mỗi lần bạn tấn công, dùng phép hay phòng thủ sẽ có một vòng tròn với các vùng hiện lên. Nếu bạn nhấn sai phím hay lệch ra vùng ngoài, bạn sẽ dễ bị trượt đòn. Ngược lại, nếu nhấn chuẩn vào trúng vùng tâm thì bạn dễ được tăng sát thương hoặc đỡ được toàn bộ đòn của đối thủ. Chơi game nhập vai nhiều, chắc hẳn bạn cũng quen với chỉ số LUCK, vốn thường để quyết định các vấn đề “may rủi” như đánh trúng, đánh trượt hay đánh chí mạng (Critical Hit). Vậy bạn có thể tưởng tượng chiếc vòng này như “hiện thân” của chỉ số LUCK vậy. Thay vì để máy quyết định vốn liếng may rủi, game đặt nó vào tay bạn và tăng chỉ số LUCK trong game sẽ tăng kích thước của những vùng mục tiêu. Thế nên nếu bạn là người nhanh tay nhanh mắt thì game sẽ trở nên “ngon ăn” hơn khá nhiều đó.[su_quote]bạn có thể tưởng tượng chiếc vòng này như “hiện thân” của chỉ số LUCK vậy. Thay vì để máy quyết định vốn liếng may rủi, game đặt nó vào tay bạn, và tăng chỉ số LUCK trong game sẽ tăng kích thước của những vùng mục tiêu[/su_quote]Nhìn chung, hệ thống chiến đấu trong game có thể nói là khá “chuẩn bài”. Tuy lai tạp các yếu tố của game nhập vai cổ điển nhưng LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds cũng không quên bỏ chút sắc màu của riêng mình. Mặc dù cơ chế chung vẫn không đổi nhưng sự cải tiến đặt may rủi từ máy tính sang tay bạn đã làm nên điểm cực kì nổi bật trong chiến đấu.
Cuối cùng, mặc dù chiến đấu theo lượt là cơ chế chính nhưng một số dịp, bạn sẽ được trải nghiệm những mini-game phụ. Đó có thể là những trận đấu tay đôi theo kiểu kéo-lá-búa hay bố trí quân chiến lược để đánh bại những đợt tấn công từ kẻ thù. Tuy không xuất hiện quá nhiều nhưng các trận đánh đặc biệt này cũng đủ gia tăng chút hương vị đặc sắc cho game.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
HÌNH – ÂM CHƯA ĐÁNG RUNG ĐỘNG
Nói về đồ họa, LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds như một thứ gì đó… nửa nạc nửa mỡ.
Các mô hình 3D của nhân vật hay kẻ thù đều khá thô ráp, góc cạnh, thiếu chi tiết, tương tự như game di động hay game từ cuối thời đại PS2. Đương nhiên với một hãng sản xuất game độc lập thì khó mà đòi hỏi hình trong ảnh mượt được, nhưng đã 2018 rồi, số công cụ giúp nhà làm game cũng đã tăng đáng kể, nên chất lượng đồ họa trong game chắc chắn có thể được củng cố thêm so với hiện hại.
Cơ mà, trái ngược với các mô hình 3D, rất nhiều địa điểm có khung cảnh nền khá đẹp, cuốn hút. Ví dụ như thành phố Belaf là sự đan xem giữa những ngôi nhà gạch ngói xưa cũ cùng ánh hoàng hôn chiều vàng, còn khu rừng Gwenelle tràn đầy sắc xanh cỏ cây thiên nhiên cuốn hút, choáng ngợp…. Như vậy, hẳn bạn đã nhận ra rồi chứ: các chi tiết vẽ tay trong game như ảnh nền các khu vực thì thường rất đẹp, còn những thứ được tạo ra nhờ xử lý đồ họa thì có vẻ hơi lỗi thời, khiến cho trải nghiệm hình ảnh của game bị thiếu trọn vẹn nhiều.Mảng hình ảnh nửa nạc nửa mỡ, nhưng tới mảng âm thanh, bạn sẽ chẳng thấy… thịt nạc đâu. Nôm na là LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds chưa có gì thực sự nổi bật ở khoản thanh âm. Do game không có lồng giọng nhân vật, và lương hiệu ứng âm thanh cũng khá khô khan nên toàn bộ sự đặc sắc trong mảng âm của game chỉ dừng lại ở nhạc nền của các địa danh. Tuy cũng có một số bài nhạc nghe bắt tai thật, nhưng nhìn chung là mảng âm thanh không đáng để lưu tâm.[su_quote]các chi tiết vẽ tay trong game như ảnh nền các khu vực thì thường rất đẹp, còn những thứ được tạo ra nhờ xử lý đồ họa thì có vẻ hơi lỗi thời[/su_quote][su_divider]
“SẠN” LỚN “SẠN” NHỎ
Ngoài đồ họa và âm thanh “nghèo nàn”, LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds còn rất nhiều điểm lẻ tẻ cần được làm bóng hơn.
Thứ nhất, nhịp độ của game khá thiếu đồng đều. Trong phần đầu game, độ khó của các trận đánh trùm sẽ như leo thang, khiến bạn bất ngờ không kịp trở tay. Hơn thế nữa, khi diệt quái, gần như bạn sẽ không nhận được “tiền đâu”, nên nếu không quen với việc cày cuộc bán đồ liên tục, bạn sẽ khó “nuốt” được quá phần đâu game.
Thứ hai, tùy biến nhân vật còn khá nghèo nàn. Hiện tại, chỉ có vũ khí là có thể rèn được và một khi rèn xong là bạn phải mặc ngay. Không có giáp, không có phụ kiện, thậm chí trong trình đơn còn không có chỗ để mặc đồ. Nói chung, mảng này của game có lẽ cần được chăm chút thêm.[su_quote]Ngoài đồ họa và âm thanh “nghèo nàn”, LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds còn rất nhiều điểm lẻ tẻ cần được làm bóng hơn.[/su_quote]Thứ ba là nhiều đoạn hội thoại trong game khá gượng gạo, thừa và dài lê thê. Mỗi đoạn hồi thoại có thể kết thúc được bằng bốn, năm câu thì có thể được kéo dài lên gấp đôi, mà chẳng có thêm chút thông tin gì. Hơn nữa, do mô hình các nhân vật khá “cứng”, không có hành động gì nhiều trừ quay đi quay lại, nên càng khiến các cuộc hội thoại trở nên thiếu tự nhiên hơn.
Cuối cùng, về mặt kỹ thuật, game có lẽ chưa được tối ưu lắm so với chất lượng đồ họa và có khá ít lựa chọn về đồ họa để câng bằng giữa đẹp và mượt. Nghe qua thì có vẻ không quan trọng, nhưng cơ chế chiến đấu của game phụ thuộc khá lớn vào việc bấm nút nhanh, đúng thời điểm. Vậy nên, bạn không muốn tựa game này chạy dưới 40 FPS trong khi chiến đấu đâu.
Tóm lại, LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds là trải nghiệm không hoàn hảo ở nhiều mặt. Nếu bạn sẵn sàng bỏ qua được những hạt sạn lớn nhỏ này, lập trung chủ yếu vào cốt truyện và chiến đấu thì đây sẽ là một tựa game khá hay. Nhưng nếu bạn mong muốn một trải nghiệm game RPG trọn vẹn ở nhiều mặt thì LEGRAND LEGACY: Tale of the Fatebounds có lẽ chưa đạt tới tầm cao đó.[su_divider]
- Sản xuất: SEMISOFT
- Phát hành: Another Indie, Mayflower Entertainment
- Thể loại: Nhập vai
- Ngày ra mắt: 24/2/2018
- Hệ máy: PC
- OS: Windows 7 64-bit
- Processor: Intel Core i3-4150
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: Nvidia GTX 650
- DirectX: 11
- Storage: 16 GB available space
[su_divider]
GAME HỖ TRỢ BỞI SEMISOFT