Little Town Hero – Trong vô số các dòng game lớn trên đời, có lẽ Pokemon vẫn sẽ giữ mãi một vị trí độc tôn, bởi lẽ tuy ngành công nghiệp game đã 40 cái xuân xanh có lẻ, nhưng chẳng hề có một hiện tượng nào có sức bùng phát toàn cầu mạnh như Pokemon.
Và được như vậy, không thể không nhắc đến Game Freak – hãng game cha đẻ của dòng game huyền thoại này.
Tuy vậy, có một cái đặc điểm khá thú vị đó là từ trước đến nay, hầu như Game Freak chỉ chuyên tâm làm độc mỗi một dòng game Pokemon (cùng vài tựa game ngoại truyện (spin-off) lấy chủ đề Pokemon).
Do đó, vào hồi E3 2018 khi Nintendo công bố về một sản phẩm hoàn toàn mới mẻ có bí danh “Town” đến từ Game Freak, rất nhiều người đã tỏ vẻ ngạc nhiên vì sự thay đổi kỳ lạ này.
Những tưởng “Town” sẽ trở thành một sản phẩm bị “ngâm dấm” thêm vài năm trước khi thời cơ chín muồi, “đùng một phát” vào E3 2019 này Nintendo đã chính thức công bố danh tín đầy đủ của game sẽ là Little Town Hero – đồng thời cũng ấn định luôn ngày phát hành của nó sẽ là 16.10.2019, một thời điểm cực kỳ sát sao chỉ sau E3 2019 khoảng… 3 tháng.
Vốn được xem là một sản phẩm để “làm nóng” thị trường game, “mở đường” cho cơn bão lớn mang tên Pokemon Sword & Shield sẽ ra mắt vào tháng 11 này, nhiều người không đánh giá cao Little Town Hero cho lắm.
Thế nhưng thói thường sự thật thường trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng, vậy liệu Little Town Hero có thuộc vào trường hợp này?
Hãy cùng Vietgame.asia cùng đi tìm câu trả lời qua bài đánh giá sau.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
LỐI CHƠI “DỊ HỢM” NHƯNG HẤP DẪN KỲ LẠ!
Little Town Hero đưa người chơi đến một thị trấn bé nhỏ, hẻo lánh nhưng thanh bình, nằm tách biệt hoàn toàn khỏi phần còn lại của thế giới.
Vì một lý do gì đó, cư dân nơi đây bị cấm rời khỏi phạm vi bảo vệ của hoàng cung, với lời đe dọa rằng thế giới ngoài kìa đầy rẫy bọn quái vật đáng sợ!
Tuy vậy, điều đó chỉ càng khiến nhân vật chính của chúng ta, một cậu bé đang tuổi tò mò “không sợ trời, không sợ đất”, muốn “vượt rào” đi phiêu lưu ở những chân trời mới.
Với bối cảnh như vậy, không có gì lạ khi phần lớn thời gian trong Little Town Hero, người chơi sẽ chạy loanh quanh trong cái thị trấn bé nhỏ này, tương tác với các NPC thú vị, làm những nhiệm vụ nho nhỏ… nói tóm lại, là một cái “sườn” tiêu chuẩn của mọi tựa game J-RPG.
Tuy vậy, những ngày tháng yên bình tại đây đã sớm bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của bọn quái vật hung tợn – những thứ tưởng chừng như chỉ tồn tại trong truyện cổ tích và để đem dọa cho con nít nín khóc hàng đêm.
Và vì vậy, cậu bé anh hùng của chúng ta cùng “đồng bọn”, sẽ trở thành cứu tinh của cái xã hội loạn lạc này, chiến đấu chống lại bọn quái vật bằng những phương pháp “quái dị” hết mức có thể.
Đại khái mà nói, một trận đánh trong Little Town Hero sẽ chia thành các lượt, với mỗi lượt bao gồm hai giai đoạn: chiến đấu và… chạy.
Cụ thể, trước khi vào mỗi lượt, cả nhân vật chính lẫn kẻ địch đều sẽ “nảy” ra một số các “ý tưởng”, được chia thành 3 loại: màu đỏ là thuần túy tấn công, màu vàng là phòng thủ, và màu xanh lam là đa dụng (buff, niệm phép, hỗ trợ…).
Người chơi sẽ có một thanh chỉ số “năng lượng” để biến các ý tưởng này thành hiện thực (tương tự như kiểu mà Clash Royale tích lũy năng lượng để gọi các đơn vị ra).
Mỗi ý tưởng đỏ/vàng đều có chỉ số công và thủ, và người chơi sẽ đưa ra ý tưởng của mình để “chọi” lại ý tưởng của địch.
Nếu sức công của ý tưởng mình lớn hơn sức thủ của địch, người chơi có thể “Break” (triệt tiêu) ý tưởng của địch đó.
Trong mỗi lượt, khi người chơi “Break” hết mọi ý tưởng của địch, chúng sẽ bị rơi vào trạng thái “All Break” sơ hở.
Lúc này, nếu người chơi còn dư ý tưởng màu đỏ nào, thì có thể đánh thẳng vào máu của kẻ địch.
Còn nếu đã hết ý tưởng đỏ, người chơi sẽ được cộng thêm điểm BP – một dạng đơn vị dùng để “tái sử dụng” hoặc đổi ý tưởng từ một “kho” ý tưởng.
Cuối mỗi lượt, người chơi sẽ được thay đổi địa điểm chiến đấu – vốn được hiển thị từ góc nhìn từ trên xuống.
Lúc này các địa hình như thị trấn hoặc hoang mạc sẽ trở thành một dạng bàn cờ, và đi được bao nhiêu ô là tùy vào kết quả lắc xúc xắc của người chơi.
Khi người chơi di chuyển vào một ô mới thì lượt chiến đấu tiếp theo sẽ tiếp diễn.
[su_quote]cơ chế chiến đấu trong Little Town Hero hệt như một dạng TCG (Trading Card Game)[/su_quote]Chỗ thú vị là nếu ô đó có các đồng minh như bạn bè hoặc dân làng đang đứng, họ có thể hỗ trợ cho nhân vật theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như cung cấp thêm ý tưởng mới hoặc quấy nhiễu kẻ địch.
Tóm tắt lại, có thể hình dung cơ chế chiến đấu trong Little Town Hero hệt như một dạng TCG (Trading Card Game), trong đó “kho” ý tưởng chính là bộ bài (Deck), các ý tưởng xuất hiện ngẫu nhiên trong một lượt chính là một “hand” rút từ bộ bài đó, và chúng cần “cost” (số năng lượng) để “triệu hồi” ý tưởng, và các ý tưởng đỏ/vàng chính là các con quái vật với chỉ số công/thủ, còn ý tưởng xanh là bài bẫy/phép để hỗ trợ.
ĐỒ HỌA THÚ VỊ, ĐỘC ĐÁO
Từ trước đến nay, các dòng game Pokemon vốn dĩ luôn “bám trụ” trên các hệ máy cầm tay của Nintendo như Gameboy, NDS, 3DS… vì vậy, phần “đồ họa” vốn không được chú trọng nhiều lắm.
Vì vậy, Game Freak chưa từng được đánh giá cao về khả năng làm đồ họa của mình.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại khi chiếc máy Nintendo Switch đang “thống lĩnh thị trường” với cấu hình khá mạnh mẽ, các sản phẩm độc quyền của nó cũng theo đó mà nâng tầm chất lượng đồ họa lên đáng kể.
Thực lực của Game Freak cùng khả năng thích nghi của họ với các nền tảng mới rõ ràng đã được chứng minh qua phiên bản Pokemon Let’s Go Pikachu/ Eevee ra mắt cuối 2018 vừa rồi.
Do đó, với Little Town Hero, Game Freak cũng đầu tư một cách đúng mực cho tựa game thú vị này – chí ít là cũng khoác cho nó một “bộ cánh” 3D chỉn chu đâu ra đó đàng hoàng.
Little Town Hero chọn cho mình phong cách thể hiện đồ họa khá thú vị, khi mọi thứ trong game đều được dựng mô hình 3D hoàn chỉnh.
Tuy vậy, thay vì đi theo thiên hướng tả thực khá phổ biến trong làng game, Little Town Hero lại chọn thủ pháp thể hiện màu sắc kiểu cel-shading và hầu như không tả bóng.
[su_quote]Game Freak cũng đầu tư một cách đúng mực cho tựa game thú vị này – chí ít là cũng khoác cho nó một “bộ cánh” 3D chỉn chu đâu ra đó đàng hoàng [/su_quote]Thủ pháp này vừa khiến game tạo nên cảm giác mới mẻ như một bức tranh 2D, nhưng lại đa chiều biến hóa mỗi khi xoay camera – mà chưa nói đến việc dung lượng game sẽ nhẹ hơn đáng kể.
Nói như vậy, không có nghĩa là chê đồ họa của Little Town Hero kém sút, mà để phối hợp với lối vẽ này, cách tạo hình trong game cũng đã được nghiên cứu và tối ưu hóa hết mức có thể.
Các mô hình nhà cửa, đá tảng, cây cối… được thiết kế vừa vặn, không quá rườm rà về mặt chi tiết, nhưng cũng chẳng thế gọi là quá đơn điệu được.
Cách phối màu của Little Town Hero lại càng độc đáo hơn, khi tuy sử dụng màu nguyên nhưng vẫn giữ được sự hài hòa, không quá “chỏi” nhau.
Về mặt tạo hình nhân vật, có một cái hơi… sai sai là các NPC lại tỏ ra được chăm chút cho độc đáo và thú vị hơn nhân vật chính.
Người viết đặc biệt ấn tượng với… mẹ của nhân vật chính, vốn được tạo hình rất trẻ trung và… dữ dằn, nhưng vẫn không mất đi nét tình thương của mẹ dành cho con.
Các loại quái vật trong Little Town Hero tuy không nhiều, nhưng đa phần chúng đều thuộc dạng “trùm”, nên dĩ nhiên được đầu tư rất chỉn chu và hoành tráng!
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
NHỊP GAME CHẬM VÀ LẶP LẠI
Không thể phủ nhận rằng Little Town Hero đã sáng tạo nên một hệ thống chiến đấu rất thú vị, vừa mới lạ hấp dẫn, vừa có tính chiến thuật rất sâu sắc – thế nhưng game lại vô tình tạo ra một vài bất cập không đáng có.
Thấy rõ nhất chính là ở khâu diễn hoạt trước, trong và sau mỗi trận đánh, các động tác của nhân vật lẫn kẻ địch đều được thể hiện khá rườm rà và chậm chạp, trong khi chúng lại không hề đa dạng.
Nếu Little Town Hero là một tựa game đấu bài thuần túy, chuyện nhịp game chậm hoàn toàn có thể chấp nhận được, nếu xét về bản chất của game đấu bài là xoay quanh chuyện đọc hiệu ứng, kích hoạt và xử lý tuần tự.
Thế nhưng Little Town Hero chọn cho mình cách thể hiện rất sát với phong cách J-RPG truyền thống, với các lệnh tấn công/phòng ngự/dùng vật phẩm quen thuộc.
Vì vậy, việc game có nhịp rất chậm khiến mọi thứ trở nên trì trệ và nhàm chán một cách không cần thiết.
Một trận đấu trong Little Town Hero thường diễn ra rất lâu, từ khoảng 8 – 15 lượt, quy ra thời gian thì kéo dài từ 10 – 30 phút tùy diễn biến.
Nếu chỉ xét về mặt cơ chế, chiến thuật và thứ tự xử lý, việc kéo dài cỡ đó cũng không phải là vấn đề gì to tát, nếu người chơi có thể “skip” qua các đoạn hiển thị tào lao không cần thiết.
[su_quote]ame có nhịp rất chậm khiến mọi thứ trở nên trì trệ và nhàm chán một cách không cần thiết[/su_quote]Tuy vậy, với Little Town Hero thì tùy chọn đó là không hề có, vì vậy người chơi sẽ phải ngồi chống cằm xem các con quái vật gãi đầu, lắc “mông”, múa may trước khi chúng đưa ra các ý tưởng.
Sau cùng, tuy được xếp vào thể loại game nhập vai, thế nhưng về bản chất nhân vật trong Little Town Hero không hề có cấp độ, trang bị hay hệ thống kỹ năng gì cả.
Càng đi sâu vào game, thứ duy nhất “mạnh” lên chính là “kho” ý tưởng của nhân vật – thứ vốn dĩ tồn tại như một “bộ bài”, nghĩa là hoạt động trên cơ chế “hên xui”.
Về bản chất thì các thao tác hay chiến thuật của Little Town Hero ở đầu game hay cuối game cũng chẳng khác nhau mấy, có chăng là về sau người chơi sẽ kiếm được các ý tưởng “bựa” và xịn hơn mà thôi.
THÔNG TIN
- Sản xuất: Game Freak
- Phát hành: Nintendo
- Thể loại: Giải đố
- Ngày ra mắt: 16/10/2019
- Hệ máy: Switch
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: N/A
- CPU: N/A
- RAM: N/A
- VGA: N/A
- HDD: N/A
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: N/A
- CPU: N/A
- RAM: N/A
- VGA: N/A
- HDD: N/A
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI VIETGAME
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ SWITCH
BÀI MỚI NHẤT
- GSC Game World sẽ cập nhật 3 phần STALKER gốc! – Tin Game
- Team Fortress 2 ra tập truyện cuối cùng… sau gần 8 năm! – Tin Game
- 11 Bit Studios hủy Project 8, thực hiện sa thải hàng loạt! – Tin Game
- Mùa Lễ Hội, Mùa Nâng Cấp với GeForce RTX – Tin Gaming Gear
- Sonic the Hedgehog 4 sẽ khởi chiếu trong năm 2027! – Tin Game