Skip to content

Little Witch Academia: Chamber of Time – Đánh Giá Game

Little Witch Academia: Chamber of Time – Đánh giá game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC BANDAI NAMCO ENTERTAINMENT HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PS4[/alert]Little Witch Academia có lẽ là cái tên không mấy xa lạ đối với những ai yêu thích với các thể loại phim hoạt hình Nhật Bản. Về mặt phim ảnh thì không cần phài bàn cãi, đây là một sản phẩm được nhiều người yêu thích và không hề bất ngờ nếu như những người hâm mộ đều một lần “ước ao” được trải nghiệm Little Witch Academia một cách trực tiếp dưới hình thức một trò chơi điện tử.

Vào giữa tháng 5 vừa rồi, BANDAI NAMCO Entertainment vừa cho ra mắt tựa game Little Witch Academia: Chamber of Time kể về kỳ nghỉ hè đáng nhớ của Akko tại Luna Nova Academy. Như một luật “bất thành văn”, đứng trước một tựa game được cho là “ăn theo phim”, đa số game thủ đều có những nghi ngờ nhất định với chất lượng của nó. Liệu rằng, Little Witch Academia: Chamber of Time có trở thành một ngoại lệ và đập tan mọi định kiến? Hãy cùng Vietgame.asia cùng đánh giá tựa game này nhé![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”148387, 147686″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]KỊCH BẢN CHẤT LƯỢNG[/su_heading]Một trong những điểm sáng giá nhất của Little Witch Academia: Chamber of Time chính là lối dẫn chuyện và phong cách thiết kế nhân vật vô cùng “đậm chất” Studio Trigger. Những nhân vật trong game đều đậm cá tính, điển hình như cô nàng nhân vật chính Atsuko Kagari (Akko) với ước mơ trở thành một phù thủy tài ba, sở hữu tính cách năng động, luôn nhiệt huyết nhưng lại thường hay rước vào những rắc rối; Lotte Jansson – bạn thân của Akko, luôn cảm thấy tự ti với người lạ nhưng lại vô cùng tốt bụng và luôn quan tâm đến bạn mình, cùng rất rất nhiều nhân vật khác nữa. Tuy nhiều vậy, nhưng ngoại hình của họ lại không bị trùng lập mà vô cùng phong phú, thậm chí phần nào lột tả được tính cách của nhân vật thông qua vẻ ngoài, chưa kể tính cách nhân vật cũng được khắc họa rõ nét hơn thông qua những đoạn hội thoại.

Mặc dù phần lớn thời lượng chơi chỉ là chạy lòng vòng để nói chuyện với các nhân vật trong game, nhưng điều này lại không khiến người viết cảm thấy chán nản mỗi khi bắt đầu cuộc trò chuyện với các nhân vật trong game. Mà ngược lại, quá trình đi ngang dọc để tìm và nói chuyện với những nhân vật còn vô cùng thú vị nhờ vào các đoạn hội thoại hài hước được biên kịch vô cùng kỹ lưỡng.[su_quote]Một trong những điểm sáng giá nhất của Little Witch Academia: Chamber of Time chính là lối dẫn chuyện và phong cách thiết kế nhân vật vô cùng “đậm chất” Studio Trigger[/su_quote]Little Witch Academia: Chamber of Time – Đánh giá gameLittle Witch Academia: Chamber of Time – Đánh giá game[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]LỐI CHƠI CÓ QUÁ NHIỀU KHUYẾT ĐIỂM[/su_heading]Nếu buộc phải liệt kê thêm những điểm hay của Little Witch Academia: Chamber of Time, quả thật người viết xin “đầu hàng”. Tuy nhiên, khi bàn đến các mặt xấu của tựa game này, thì phải nói là “dễ như ăn cháo”!

Nói một cách tổng quát, lối chơi của Little Witch Academia: Chamber of Time được chia làm hai phần riêng biệt. Một là người chơi sẽ được điều khiển nhân vật Akko chạy lòng vòng quanh Luna Nova Academy, đi theo cốt truyện chính cũng như mở khóa nhiệm vụ phụ, giúp đỡ các nhân vật khác (NPC) và khám phá những bí mật xung quanh ngôi trường này. Như vậy, có rất nhiều nhiệm vụ để người chơi thưởng thức. Nghe thì có vẻ “phê” đấy! Nhưng thực tế thì nó lại không được như vậy.

Một trong những nguyên nhân chính khiến quá trình khám phá xung quanh Luna Nova Academy trở thành “cực hình” đó chính là hệ thống bản đồ. Bản đồ của Little Witch Academia: Chamber of Time được thiết kế dưới dạng 2D phẳng, chỉ rõ cho người chơi biết vị trí cần tới để nói chuyện với các NPC. Tuy nhiên, bản đồ nhỏ (mini map) lại không hề chỉ rõ vị trí hiện tại của người chơi. Đôi lúc, người viết phải mò từng căn phòng chỉ để biết được hiện tại mình đang ở đâu!

Chưa dừng lại ở đó, mặc dù số lượng nhiệm vụ nhiều, nhưng nhìn tổng thể, các nhiệm vụ phụ chỉ yêu cầu người chơi chạy vòng vòng, nói chuyện với các NPC, mua những sản phẩm cần thiết rồi trả nhiệm vụ. Điều này cứ lặp đi lặp lại, nhanh chóng trở nên nhàm chán.[su_quote]Một trong những nguyên nhân chính khiến quá trình khám phá xung quanh Luna Nova Academy trở thành “cực hình” đó chính là hệ thống bản đồ[/su_quote]Phần thứ hai được thiết kế theo phong cách nhập vai (RPG), nơi người chơi được xây dựng nhân vật và đội hình để chiến đấu. Riêng mục này, Little Witch Academia: Chamber of Time cũng có những điểm mạnh cần được kể ra, điển hình như sự đa dạng trong lối chơi giữa các nhân vật, kho phép thuật cũng như vũ khí đồ sộ cộng với khả năng nâng cấp chúng. Thêm vào đó, việc nâng cấp nhân vật bởi những chỉ số sức mạnh vào từng mục cụ thể cũng giúp cho người chơi thỏa sức sáng tạo trong quá trình phát triển đội hình để phù hợp với lối chơi của mình.

Tuy nhiên, khi bước vào chiến trường, người chơi sẽ không khỏi thất vọng với cơ chế điều khiển được thiết kế khá sơ sài, thao tác sử dụng chiêu thức cũng như lối đánh vô tội vạ của những nhân vật khác và hiệu ứng chiêu thức lộn xộn khiến cho mọi thứ trở nên rối rắm. Người chơi khó tránh khỏi việc nhấn đại thí các nút rồi chờ đợi lũ quái vật bị tiêu diệt và “qua màn”.

“Rối rắm” không chỉ là khuyết điểm duy nhất của cơ chế chiến đấu trong Little Witch Academia: Chamber of Time. Cũng giống như mục một ở trên, phần nhập vai của tựa game này không kém chán nản. Thoạt đầu, người viết còn có phần hào hứng mỗi khi đi vào căn phòng bí ẩn đế chiến đấu với lũ quái vật, nhưng dần dà, quá trình đó trở nên vô cùng quen thuộc. Người chơi chỉ lặp đi lặp lại việc chiến đấu với các loại quái vật na ná nhau, đi tìm đủ vật phẩm yêu cầu để có thể đi tiếp mạch truyện chính của game.

[su_divider]