Skip to content

The Masterplan – Đánh Giá Game

The Masterplan – Đánh Giá Game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SHARK PUNCH HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]V[/dropcap]ào lúc các “mô-tuýp” anh hùng cứu thế, chiến tranh đã quá đỗi quen thuộc và trở nên nhàm chán, bỗng chốc người ta lại cần những tựa game lấy đề tài tội phạm.

Mà nhắc đến tội phạm thì người ta lại nghĩ ngay đến các phi vụ cướp với món tiền không dưới “6 con số”.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

RazerLogo

  • Graphic: N/A

[/su_spoiler]

  • Sản xuất: Shark Punch
  • Phát hành: Shark Punch
  • Thể loại: Hành động | Chiến thuật
  • Ngày ra mắt: 04/06/2015
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 19.99 USD
  • OS: Windows Vista or later
  • Processor: Intel Core™ 2 Duo or faster
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: 256 MB OpenGL 2.0 compatible video card256
  • Hard Drive: 300 MB available space

[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

Các tựa game lấy đề tài này tới giờ, nổi bật nhất và cũng phổ biến nhất là Payday cùng “một phần nào đó” của Grand Theft Auto V, tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là những phi vụ khiến người ta vò đầu bức tai lên kế hoạch trước khi thực hiện. The Masterplan đến từ hãng phát triển Shark Punch hứa hẹn sẽ đem đến “làn gió mới” khi đặt trọng tâm vào phần này.

Sở hữu phong cách khiến người chơi liên tưởng đến dòng Commandos của những năm 2000, cùng với đề tài tội phạm, The Masterplan có đầy đủ các yếu tố để giúp Shark Punch lột xác. Nhưng sự thật thường rất phũ phàng, tựa game này cũng chỉ như “góp vui” chứ chẳng tạo ra được một dấu ấn nào đáng kể cả.
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]The-Masterplan-Danh-Gia-Game-9[su_quote]Không quy mô như Payday hay “dài hơi” như các phi vụ trong Grand Theft Auto V, nhưng The Masterplan vẫn “tỏa sáng” bằng những chiến thuật có thể áp dụng trong màn chơi[/su_quote]

Những vụ cướp “thứ thiệt”

Lấy đề tài về tội phạm, The Masterplan đã làm rất tốt khi tái hiện lại các vụ cướp, rất hợp lí, đa dạng về cách thức và tương đối thử thách.

Không quy mô như Payday hay “dài hơi” như các phi vụ trong Grand Theft Auto V, nhưng The Masterplan vẫn “tỏa sáng” bằng những chiến thuật có thể áp dụng trong màn chơi.

Ví dụ như: một người cầm súng chĩa vào con tin để khống chế cho người khác lẻn vào lấy tiền, một người khác thu hút sự chú ý ở bên ngoài cho người kia đánh bất tỉnh bảo vệ…

Trong suốt cả game, người chơi sẽ còn được tiếp cận những món đồ khác khiến cho vụ cướp còn trở nên hấp dẫn hơn nữa, mỗi món sẽ do bạn tự do sử dụng trong bất kì trường hợp nào.

The Masterplan không khuyến khích người chơi sử dụng lối chơi hành động, mà thay vào đó là phải tính toán từng “đường đi nước bước”, nếu làm sai bạn có thể chạy ra xe tẩu thoát và quay trở lại địa điểm đó bất cứ khi nào bạn muốn.

Mỗi màn chơi sẽ yêu cầu bạn phải thực hiện một số điều kiện nhất định, có thể không cần làm hết (vì chủ yếu chỉ lấy được thông tin cho nhiệm vụ tiếp theo), chỉ cần “chôm” đủ tiền rồi chuồn ra xe tẩu thoát thì đã có thể gọi là thành công.

The Masterplan cũng không bắt buộc người chơi phải thực hiện ngay, bạn có thể tới nơi “thăm thú” từng ngóc ngách, nghĩ ra chiến thuật tốt nhất rồi quay về nơi ẩn nấp (hide-out) vạch ra một kế hoạch cụ thể, mua sắm đầy đủ trang bị rồi quay lại tiến hành các phi vụ.

Một “điểm sáng” khác, đó là The Masterplan không hề gò bó người chơi vào một khuôn khổ nhất định, bạn có thể thực hiện vụ cướp theo ý mình như: đột nhập bằng đường cửa sổ lặng lẽ, hay đi trực diện rồi ngắt cầu dao điện rồi lẻn vào kho tiền…

Càng về sau, màn chơi sẽ càng “khó nhằn” hơn với bảo vệ xuất hiện đầy rẫy, camera ở khắp nơi, khiến chiến thuật để áp dụng phải thật sự cẩn thận, vì một sai sót nhỏ cũng khiến người chơi phải “bắt đầu lại” trong đau đớn.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]The-Masterplan-Danh-Gia-Game (6)

Cốt truyện mơ hồ

Câu chuyện của The Masterplan kể về một tên buôn ma túy tên Joey, từng là cựu quân nhân trở về sau chiến tranh. Sau khi thực hiện được rất nhiều phi vụ lớn bé, hắn bị trừ khử nhưng may mắn thoát chết.

Khi vết thương phục hồi, hắn bị tống giam, nhưng với cái đầu mưu mẹo Joey đã thoát ra ngoài và cùng với những anh em chiến hữu, hắn từ bỏ nghề buôn ma túy để trở thành tay cướp chuyên nghiệp.

Câu chuyện chỉ có thế và dường như tồn tại chỉ trong khoảng sau 2 phút giới thiệu đầu game, còn lại về sau chẳng được phát triển gì thêm nữa.

Nhạt nhẽo và mơ hồ là từ chính xác nhất dùng cho The Masterplan, nhịp game cứ đều đều đi tới, cứ cướp xong chỗ này rồi lại cướp tới chỗ kia rồi chấm hết!

Mối quan hệ giữa Joey và các nhân vật khác gần như là con số 0 tròn trĩnh, ko tình bằng hữu, không tương tác qua lại, chỉ đúng duy nhất một điều làm cho những kẻ ngoài vòng pháp luật này đi cùng nhau đó là các vụ cướp.Ngoại trừ Joey ra, những người còn lại ngoại trừ cái tên cũng chả ai biết họ xuất thân từ đâu, tiểu sử như thế nào, thành tích ra sao. Cứ như là hãng phát triển đưa vào để đủ một nhóm cho các vụ cướp, còn lại họ là ai thì cũng chả cần quan tâm!The-Masterplan-Danh-Gia-Game (5)[su_quote]Câu chuyện chỉ có thế và dường như tồn tại chỉ trong khoảng sau 2 phút giới thiệu đầu game, còn lại về sau chẳng được phát triển gì thêm nữa[/su_quote][su_divider]The-Masterplan-Danh-Gia-Game (4)The-Masterplan-Danh-Gia-Game (2)

Lối chơi rườm rà, rắc rối

Là một game thuộc thể loại chiến thuật nhóm, The Masterplan có phần giống với huyền thoại Commandos năm xưa, nhưng tính linh hoạt lại kém rất xa.

Một yêu cầu gần như bắt buộc, đó là người chơi phải thuộc “răm rắp” các phím tắt để cho việc hành động trở nên đỡ mất thời gian hơn. Còn nếu không, chỉ riêng việc khống chế con tin, người chơi phải nhấp chuột tới 4 – 5 lần.

Đối với nhiều tựa game khác, việc đánh bất tỉnh đối phương chỉ cần một phát từ sau là xong, nhưng với The Masterplan, thao tác này tốn gần 10 giây dù đứng ở bất kì vị trí nào. Thay vì ra tay nhanh gọn, các nhân vật trong game lại đấm túi bụi vào đối phương đến khi nào ngất mới thôi!
[su_quote]Người chơi phải thuộc “răm rắp” các phím tắt để cho việc hành động trở nên đỡ mất thời gian hơn. Còn nếu không, chỉ riêng việc khống chế con tin người chơi phải nhấp chuột tới 4 – 5 lần[/su_quote]Đó là còn chưa kể tất cả các hành động khác đa phần dựa vào nắm đấm, tắt cầu dao cũng dùng đấm, mở khóa vali cũng đấm, tắt đèn cũng phải… đấm. Mà mỗi cú đấm lại gây ra tiếng vang, điều này cực kì tối kỵ các tình huống căng thẳng.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://themasterplangame.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/sharkpunchhq”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/sharkpunchhq”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/313080/”][/su_icon_panel][su_divider]

Tác giả