BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC HUMAN HEAD STUDIOS HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]âu là hai thể loại game tập trung vào phần chơi mạng đang được ưa chuộng nhất hiện nay? Câu trả lời là bắn súng (FPS) và MOBA. Những Dota 2, Call of Duty, Counter-Strike: Global Offensive vẫn đang chiếm thế “thượng phong” trong phân khúc game thi đấu mạng (competitive), thế nên không lạ gì khi một số nhà làm game đang bắt đầu kết hợp cả hai thể loại này và tạo nên những sản phẩm “lai”, tiêu biểu là Respawn Entertainment với Titanfall, Uber Entertainment với Super Monday Night Combat hay sắp tới là Gearbox Software với Battleborn.
Human Head Studios, hãng game đến từ Wisconsin, Hoa Kỳ, từng được biết đến qua nhiều sản phẩm chất lượng như Rune (từng gây “sóng gió” các phòng máy game ở Việt Nam một thời sau những Counter-Strike hay Half-Life) hay Prey, nay đã trở lại sau 8 năm vắng bóng trên thị trường game PC và console bằng một tựa game bắn súng góc nhìn thứ ba pha trộn MOBA hoàn toàn mới mang tên Minimum.
Liệu sự trở lại của Human Head Studios, với Minimum, có mang đến một thành công khác như mong đợi?
- Sản xuất: Human Head Studios
- Phát hành: Atari
- Thể loại: Hành động | Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 10/9/2014
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 9.99 USD
- OS: Windows 7
- Processor: 2.0 Ghz
- Memory: 2 GB RAM
- Graphics: card đồ họa hỗ trợ DirectX 10.0
- DirectX®: 10
- Hard Drive: 1.5GB
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: N/A
- Keyboard: N/A
- Headphone: N/A
[/su_spoiler][su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỐI CHƠI[/su_heading]Minimum lấy bối cảnh giả tưởng trong tương lai và không có cốt truyện cụ thể. Toàn bộ Minimum là một “nồi thập cẩm” đúng nghĩa, trong đó bao gồm lối chơi bắn súng nhịp độ nhanh của thể loại bắn súng cổ điển, một số cơ chế của thể loại MOBA và hệ thống chế đồ (crafting) và tinh chỉnh vũ khí, phụ kiện.
Minimum có ba chế độ chơi chính là đấu đội (Team Deathmatch), TITAN và phần chơi cộng tác 4 người: Horde Mode. Điểm nhấn lớn nhất của Minimum nằm ở chế độ TITAN.Trong phần chơi TITAN, mỗi đội sẽ phải hộ tống hai con robot khổng lồ đến căn cứ của địch và phá lõi năng lượng. Trên đường đi, hai con robot này sẽ gặp nhau tại một điểm nhất định và một trong hai con sẽ phải “ăn thua đủ” với nhau. Con nào thắng sẽ tiếp tục đi tiếp.
Một hiệp đấu TITAN bao gồm hai giai đoạn chính:
- Creep Phase: Hai đội sẽ phải tới một bãi “creep”, diệt những con “minion” để lấy nguyên liệu và những viên sapphire tăng năng lượng cho TITAN.
- Titan Phase: Là giai đoạn hai robot bắt đầu đi tới căn cứ của phe địch.
Team Deathmatch là chế độ đấu đội truyền thống. Các thành viên của hai đội sẽ phải tiêu diệt đối thủ càng nhiều càng tốt. Đội nào đạt số điểm 50 (tương ứng với 50 mạng) trước là đội thắng cuộc.
Horde Mode là chế độ chơi cộng tác bốn người, trong đó cả bốn người chơi sẽ phải tử thủ trước hàng loạt địch thủ máy qua từng lượt.Chế độ TITAN là điểm sáng lớn nhất của Minimum. Có rất nhiều chiến thuật mà người chơi có thể tự đặt ra: tổng công phá robot của phe đối phương để kết thúc trận đấu nhanh gọn, sang “bãi creep” phe đối phương và “phá đám”, tiện thể “ăn hôi” nguyên liệu hay tập trung diệt từng kẻ địch, để hai robot đấu tay đôi…
Chế độ TITAN còn là nơi giúp cho các tay súng phô diễn kỹ năng cá nhân trong thể loại FPS và lối đánh tập thể của MOBA, khiến cho mỗi trận đấu TITAN luôn đầy thú vị và phấn khích!
Tuy nhiên, hai phần chơi Team Deathmatch và Horde Mode thì lại không thể nào so bì với TITAN được. Các bản đồ của hai chế độ này khá nhỏ và hẹp, khiến cho các hiệp đấu trong Team Deathmatch trở thành một trận đấu kiếm quy mô lớn, hơn là đấu súng. Còn Horde Mode chỉ là chế độ tử thủ đơn thuần và không có điểm gì nổi bật.[su_quote] toàn bộ lối chơi của Minimum đều nằm gọn trong cụm từ “tiến hóa”[/su_quote]Điểm đặc sắc thứ hai của trò chơi là cơ chế “tiến hóa”, và toàn bộ lối chơi của Minimum đều nằm gọn trong cụm từ này. Mỗi vũ khí trong game có thể tự “tiến hóa” qua 5 cấp bậc bằng cách tiêu diệt đối thủ bằng vũ khí đó.
Mỗi bộ phận giáp trụ đều có thể được nâng cấp tối đa đến ba bậc, bằng nguyên liệu thông qua cơ chế chế đồ ngay trong trận đấu. Mỗi robot trong phần chơi TITAN có thể được nâng cấp vô hạn, tùy vào số năng lượng mà người chơi thu thập từ “minion”.
Mỗi người chơi đều có cấp độ (level) riêng, nhưng cấp độ này hoàn toàn chỉ để “làm cảnh”, bởi mỗi lần lên cấp là bạn chỉ nhận được thêm một “token” để mở khóa vũ khí. Đây là điểm khiến cho lối chơi Minimum trở nên cân bằng.Mỗi vũ khí, giáp trụ đều có ưu nhược điểm riêng, và người chơi chỉ có thể “Power-Up” trực tiếp trong trận đấu chứ không thể tự mang một bộ trang bị mạnh nhất và “hoành hành” ngay từ đầu trận.
Tuy vậy, có một điều khá kỳ quặc về lượng trang bị trong game. Người viết nhận ra rằng mặc dù lối chơi của Minimum mang tính đồng đội cao, nhưng số lượng giáp trụ dành cho việc “buff” đồng đội lại khá ít ỏi.
Chỉ có hai bộ giáp ngực duy nhất giúp tăng 10% tốc độ chạy và hồi máu nhanh gấp 25% cho đồng đội trong khu vực, số còn lại chỉ hỗ trợ cho cá nhân đeo trang bị đó.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]HỆ THỐNG MÁY CHỦ – MẠNG[/su_heading]Thật sự trong suốt những năm “cày cuốc” game chơi mạng trong những năm vừa qua, người viết chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ tựa game nào có hệ thống netcode tồi tệ như Minimum. Nếu như trong các tựa game FPS khác, con số ping ở mức 70 là hoàn toàn chấp nhận được, thì trong Minimum, con số 70 cũng đồng nghĩa với hiện tượng… chạy xuyên tường, tên lửa bắn ra sau 0.5 giây và đi giật lùi.
Thậm chí, cá nhân người viết đã gặp phải hiện tượng bị đứt kết nối giữa trận thường xuyên, kèm với thông báo “connection timed out” mặc dù đường truyền mạng hoàn toàn ổn định. Chưa kể thỉnh thoảng Minimum tự động… đăng xuất tài khoản rồi tự đăng nhập lại không rõ lý do.Mặc dù Minimum nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống Steamwork, song điều này chẳng khiến cho hệ thống mạng của game khá khẩm hơn. Nếu như bạn mời một người chơi khác vào tổ đội (tối đa 6 người trong một tổ đội), đừng mong cả hai người có thể vào phòng chơi cùng lúc!
Có lúc người chủ đội đã vào trận, người còn lại vẫn đang ngồi ở ngoài trình đơn chính, lúc khác thì chưa kịp vào trận đấu thì hiện thông báo “connection timed out”, và cả hai người… bay ra khỏi “party” luôn.
Không những thế, đến giờ người viết vẫn chả hiểu nổi cái nút tạo phòng chơi riêng (Private match) là để làm gì, nhấn vào thì game đứng trơ ra, và nút “create” đổi thành “cancel”, chẳng lẽ Private match chỉ để làm cảnh?[su_quote]Thật sự trong suốt những năm “cày cuốc” game chơi mạng trong những năm vừa qua, người viết chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ tựa game nào có hệ thống netcode tồi tệ như Minimum[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]THIẾT KẾ MÀN CHƠI – GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN[/su_heading]Giao diện (HUD) trong trận đấu có hơi rối mắt đối với những người mới chơi, nhưng sau khi đã làm quen thì người chơi sẽ nhận ra sự tiện lợi của HUD, cho biết rõ các thông tin cần thiết mà không chắn mất quá nhiều tầm nhìn của người chơi.
Minimum cho phép chỉnh góc nhìn (Field of View) lên đến 120 và không có mini-map (bản đồ nhỏ) trên màn hình, thế nên người chơi sẽ không cần phải bận tâm với đống thông tin hầm bà lằng hiện cùng lúc trên màn hình.Minimum sở hữu 8 bản đồ chính, 4 bản đồ dành cho chế độ TITAN và 4 bản đồ dành cho Team Deathmatch và Horde Mode. Cả bốn bản đồ của chế độ TITAN được thiết kế tốt với độ lớn vừa phải, tuy nhiên bản đồ “Path of The Lanterns” lại có vấn đề với khung hình (Frame Per Second), không hiểu vì lý do gì mà FPS lại tụt thê thảm khi vào “bãi creep”.
Các bản đồ của hai chế độ còn lại không thực sự đặc sắc, phong cách đồ họa được sử dụng trong bốn bản đồ này khá là nhạt nhẽo và… tầm thường, trái ngược hẳn so với độ “chất” bốn bản đồ của chế độ TITAN.[su_quote]Giao diện (HUD) trong trận đấu có hơi rối mắt đối với những người mới chơi, nhưng sau khi đã làm quen thì người chơi sẽ nhận ra sự tiện lợi [/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]CẢM THỤ CÁ NHÂN[/su_heading]Cảm nhận ban đầu của người viết dành cho Minimum là cực kỳ tốt. Lối thiết kế đồ họa theo kiểu hình khối (nhưng không hề giống với Minecraft) đặc sắc.
Đúng như cái tên, đồ họa của Minimum được tối giản hết mức có thể để giúp người chơi nhận biết kẻ địch dễ dàng hơn, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc trò chơi hoàn toàn thiếu sức sống, bởi hàng tá cảnh cháy nổ tràn ngập khắp màn hình, cùng với hiệu ứng lens-flare sẽ “thổi tung” màn hình của bạn!
Lối chơi của Minimum rất dễ làm quen và cũng dễ “nghiện”, càng đi sâu vào game, người viết nhận thấy cơ chế ráp đồ của Minimum càng thú vị hơn. Bên cạnh đó, cộng đồng của Minimum khá “trong sạch”, bạn có thể yên tâm chơi mà không cần phải lo bị “kick” khỏi phòng chơi và hoàn toàn phớt lờ việc tán gẫu, và dĩ nhiên cũng không ít người chơi thành thục sẵn sàng hướng dẫn những tay lính mới, thế cho nên đừng ngại ngùng mỗi khi “âm mạng” cuối trận nhé![su_quote]sau khoảng 6 giờ chơi, người viết chợt nhận ra một điều cực kỳ quan trọng, đó là Minimum chưa phải là một sản phẩm hoàn thiện![/su_quote]Tuy vậy, sau khoảng 6 giờ chơi, người viết chợt nhận ra một điều cực kỳ quan trọng, đó là Minimum chưa phải là một sản phẩm hoàn thiện! Hiện tại, mặc dù đã qua giai đoạn thử nghiệm Early Access và chính thức phát hành rộng rãi, Minimum vẫn còn rất nhiều chức năng bị bỏ ngỏ.
Cụ thể là trong phần ráp đồ, người chơi chỉ có thể “mở khóa” vũ khí và trang bị phụ (như lựu đạn hay súng máy tự động), hai phần còn lại là Upgrades (nâng cấp) và Specials (đặc biệt) vẫn chưa cho phép người chơi “thâm nhập” vào, tương tự game cũng chưa cho phép người chơi nâng cấp vũ khí hoặc phá vũ khí không cần thiết để lấy nguyên liệu.
Human Head Studios hứa hẹn sẽ mở tất cả các chức năng này vào những bản cập nhật sau này, nhưng thực sự đây không phải là một nước đi khôn khoan. Hiện tại, số lượng nội dung của Minimum vẫn khá “thiếu thốn” và khó có thể giữ chân người chơi quá 20 giờ, thế nên Human Head Studios cần phải đẩy nhanh tiến độ, nếu không muốn mất đi một lượng lớn người chơi thiếu kiên nhẫn.[su_divider][su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]LỐI CHƠI[/su_heading][su_progress_pie percent=”80″ text=”8″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]Chế độ TITAN kết hợp giữa thể loại bắn súng và MOBA, cùng với cơ chế ráp đồ khá thú vị là điểm đặc sắc nhất của Minimum.[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]KẾT NỐI[/su_heading][su_progress_pie percent=”45″ text=”4.5″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]Netcode của Minimum là một “thảm họa” thực sự, và cơ chế tổ đội (party) mặc dù được hỗ trợ bởi Steamwork cũng chả khá hơn là bao.[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]THIẾT KẾ[/su_heading][su_progress_pie percent=”75″ text=”7.5″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]Giao diện người dùng và trình đơn được thiết kế tốt. Bốn màn chơi trong chế độ TITAN rất “chất”, trái ngược với bốn màn chơi cực kỳ nhàm chán trong chế độ Team Deathmatch và Horde Mode.[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]CÁ NHÂN[/su_heading][su_progress_pie percent=”65″ text=”6.5″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]Người viết đã có những giây phút cực “sảng khoái” với Minimum, nhưng lại bị dập tắt nhanh chóng bởi netcode dễ gây “ức chế” và thiếu vắng nội dung trong game.