BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢ
[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]hư Vietgame.asia đã từng nhấn mạnh rất, rất nhiều lần rằng: Monster Hunter là một dòng game khó ưa, khó thương, khó chơi và khó quên – nhưng không hiểu vì sao mà vẫn có một đại bộ phận game thủ cố chấp vẫn lao đầu vào đây.
Đã không ngăn cản được, thì chỉ còn cách “vẽ đường cho hươu chạy”, Vietgame.asia sẽ tung ra loạt bài “bí kíp” giấu dưới đáy rương của mình – nhằm giúp cho các thợ săn can đảm gia tăng tỉ lệ “sống sót nơi sa trường”.Loạt bài viết này sẽ “khai sáng” cho các thợ săn về một đề tài hấp dẫn trong Monster Hunter: vũ khí.
Dòng game nhập vai “biến thái” này thu hút người chơi nhờ vào sự đa dạng của kho vũ khí, với mỗi loại một phong cách đánh hoàn toàn khác biệt nhau – thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ rằng: cái thứ mình đang cầm trên tay, nó làm được những gì?
Hãy lưu ý rằng, Vietgame.asia sẽ không đề cập đến các nút tấn công hay các thế đánh cơ bản của các loại vũ khí, vì hai nguyên nhân.
- Một: thông tin về chúng quá phổ biến, nhan nhản trong game và trên mạng.
- Hai: mỗi phiên bản thì nút bấm cũng khác nhau ít nhiều.
Điều được nói đến trong bài viết sau đây, là những bí mật thật sự về từng loại vũ khí – mà không phải ai cũng hiểu đúng.
Rất mong các thợ săn “đẳng cấp” có thể chia sẻ thêm cùng Vietgame.asia những thông tin bổ ích, cũng như những kiến thức tâm đắc khác, ngõ hầu để kho “bí kíp” về Monster Hunter ngày càng phong phú và sâu rộng hơn.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
Monster Hunter “Binh khí phổ” – Những bí mật ghê người (kỳ I)
Monster Hunter “Binh khí phổ” – Những bí mật ghê người (kỳ II)
Monster Hunter “Binh khí phổ” – Những bí mật ghê người (kỳ III)
[/su_service]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]GREATSWORD[/su_heading]
[su_quote]Có thể hình dung rằng cái tinh hoa của Greatsword tương tự như kiếm pháp của các kiếm sĩ Nhật Bản: đòn “Iai” (rút kiếm nhanh)[/su_quote]
Có mặt từ những phiên bản đầu tiên, Greatsword tạo được ấn tượng mạnh mẽ nơi người chơi nhờ vào tạo hình to lớn trầm trọng, oai vệ bá đạo không cách gì che giấu.
Thế nhưng, với những người chơi lần đầu chạm vào thứ này, cảm giác chung của họ luôn là “Đệch, cái giống gì mà chậm như rùa thế này?”
Người sử dụng Greatsword thuần thục có khoảng 70% thời gian trong một trận chiến là cất kiếm vào vỏ, chạy lòng vòng tìm vị trí “đắc địa” và canh đường quái chạy, chứ không lăn xả vào chém túi bụi một cách vô ích – vừa không hiệu quả vừa dễ sơ hở, để ăn đòn “oan mạng”.
Một nhát “charge” đúng chỗ của Greatsword có giá trị bằng khoảng 20 nhát chém loạn xạ của các loại vũ khí khác.
Có thể hình dung rằng cái tinh hoa của Greatsword tương tự như kiếm pháp của các kiếm sĩ Nhật Bản: đòn “Iai” (rút kiếm nhanh).
Kiếm chỉ đáng sợ khi ở trạng thái vừa ra khỏi vỏ mà còn chưa ra hết, và tiềm lực của nhát chém này quả thật có khí thế “dời núi, lấp biển”.
Những đòn combo của Greatsword chỉ đơn giản là “cầu nối” giữa những cú “charge” mà thôi.
Greatsword khá nặng nề và chậm chạp, vì vậy việc tránh né với Greatsword sẽ không thuận tiện nếu đang ở trạng thái cầm kiếm.
Tuy việc đỡ sẽ làm mòn kiếm khá nhanh, nhưng vì Greatsword có tốc độ mài mòn vũ khí rất chậm nên cũng không đáng kể – thay vào đó, hãy tận dụng chiêu đỡ để chống cự với mọi tình huống bất lợi.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LONGSWORD[/su_heading]
Song hành với Greatsword từ những phiên bản đầu tiên, có thể nói rằng Longsword cũng là một loại vũ khí của thời kỳ Monster Hunter đầu tiên: đơn giản, dễ hiểu.
Với tạo hình hầu hết đều là những thanh katana của Nhật rất ngầu, không có gì lạ khi Longsword được rất nhiều người chọn làm vũ khí yêu thích. Với tốc độ đánh tương đối nhanh, tầm đánh xa, cung tấn công rộng, sát thương ở mức trung bình – khá, và đòn “tất sát” cực kỳ ngầu, Longsword có thể xem là một loại vũ khí mạnh mẽ trong mọi tình huống.
Tuy vậy, những tính từ hoa mỹ ở trên thực ra chỉ là một cách “nói giảm, nói tránh” cho cụm từ “cái gì cũng bình bình, không có gì nổi trội” mà thôi. Sức mạnh tiềm tàng của Longsword nằm ở thanh Spirit Gauge mà sẽ dần đầy lên khi tấn công thường.
Thi triển chuỗi combo Spirit và đảm bảo nhát chém cuối cùng trúng đích sẽ tăng thanh Spirit lên một nấc. Thanh Spirit càng cao cấp thì sát thương cũng đáng sợ hơn – thế nhưng đây cũng là nhược điểm chí mạng của Longsword: nếu chém hụt nhát chuối hoặc không thể giữ mức độ vào đòn liên tục, thì Longsword không khác gì một thanh sắt vụn.
[su_quote]Sức mạnh tiềm tàng của Longsword nằm ở thanh Spirit Gauge mà sẽ dần đầy lên khi tấn công thường[/su_quote]
Sử dụng Longsword, đồng nghĩa với việc phải biết tận dụng tuyệt chiêu chém + nhảy lùi/ nhảy ngang của nó. Tuy tư thế này không có sự “bất tử” tạm thời như động tác lăn né, nhưng chỉ cần thuộc đòn đánh của quái, có tư duy dự đoán tốt một chút, và không quá ham đánh, thì chuyện vừa chém vừa bay “lả lướt” ảo như xiếc cùng Longsword không phải là điều gì quá khó.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]SWORD & SHIELD[/su_heading]
Lại là một món vũ khí khác “cùng thời” với Greatsword và Longsword, vì cũng như các “đồng môn” của mình, lối chơi của Sword & Shield cũng dễ hiểu đến mức không thể dễ hơn. Sở hữu tốc độ đánh rất nhanh, nhưng lại có sát thương thấp nhất game – có một cái khiên, nhưng khả năng đỡ đòn cũng tệ nhất trong các vũ khí có khiên, có thể nói rằng Sword & Shield mới đúng nghĩa là một vũ khí “trung bình hết mức”.
Tuy cũng có thể có những “hảo thủ” sử dụng Sword & Shield thuần thục đến mức có thể đánh đơn với tất cả loại quái trong Monster Hunter mà chẳng kém sút gì các món khác, nhưng số lượng của những thợ săn này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Nguyên nhân đến từ việc vì sát thương quá thấp, Sword & Shield có chuỗi combo rất “dài hơi” để bù lại, và lặp đi lặp lại việc này trong cả một trận đấu dài sẽ rất là tội nghiệp cho ngón tay cái.
Sword & Shield có khiên, nhưng không đồng nghĩa với việc cái khiên này nên dùng để đỡ. Với ưu thế có thể “phá” combo và lăn né bất cứ lúc nào, hãy tận dụng triệt để thế mạnh này – và chỉ đỡ bằng khiên khi không còn giải pháp nào khác. Tuyệt chiêu nhảy tới chém của Sword & Shield cũng là một ưu thế “độc quyền” với sự tiện ích vô đối: dùng để tiếp cận quái nhanh chóng, hoặc dùng để nhảy ra khỏi vòng chiến vào lúc “gây cấn” nhất.
[su_quote]Người dùng Sword & Shield thích hợp để làm nhóm trưởng của mọi cuộc săn, và phải có cái đầu “lạnh” để giữ bình tĩnh[/su_quote]
Một đặc thù khác mà chỉ riêng Sword & Shield có, đó là khả năng có thể sử dụng vật phẩm ngay cả khi đang cầm vũ khí.
Điều này khiến Sword & Shield trở thành một thứ vũ khí hết sức đắc lực khi chơi mạng cùng đồng đội, nhờ vào sự trợ giúp “vô đối” của nó: có thể uống Lifepowder để cứu bồ khi nguy cấp, ném các loại bom cực nhanh, và vẫn có thể đóng góp một lượng sát thương không nhỏ.
Do đó, người dùng Sword & Shield thích hợp để làm nhóm trưởng của mọi cuộc săn, và phải có cái đầu “lạnh” để giữ bình tĩnh và xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]DUAL BLADES[/su_heading]
Đối với những người chơi có thâm niên kinh qua các game hành động chặt chém khác trước khi đến với Monster Hunter, hẳn họ sẽ rất yêu thích Dual Blades vì nó chính là vũ khí linh hoạt nhất và nhanh nhẹn nhất trong game.
Với sát thương chỉ nhỉnh hơn Sword & Shield chút đỉnh, nhưng nhờ vào tốc độ kinh khủng của mình mà Dual Blades có thể “leo” vào hàng ngũ các vũ khí tấn công đáng sợ nhất của Monster Hunter.
“Linh hồn” của Dual Blades nằm ở thanh thể lực (Stamina), bởi vì chỉ có trong trạng thái Demon Mode thì Dual Blades mới phát huy 120% công lực của nó.
Vật phẩm luôn đi kèm với “cao thủ” Dual Blades chính là Mega Dash Juice, với lợi thế “vô đối” cho phép “bất tử” Stamina trong 3 – 5 phút.
Nếu không sử dụng Mega Dash Juice, hay nói cách khác là không thường xuyên ở trạng thái Demon Mode, thì thà dùng Sword & Shield còn có ích cho đồng đội hơn.
[su_quote]Tuyệt chiêu “bá đạo” và đẹp mắt nhất của Dual Blades là Demon Flurry, được đánh giá là sở hữu sát thương không kém gì “Charge lv3” của Greatsword[/su_quote]
Tuyệt chiêu “bá đạo” và đẹp mắt nhất của Dual Blades là Demon Flurry, được đánh giá là sở hữu sát thương không kém gì “Charge lv3” của Greatsword.
Tuy vậy, thời gian thi triển quá lâu và không tự ngưng được khiến nó trở thành một “xa xỉ phẩm” mà các cao thủ Dual Blades thật sự rất ít khi dùng tới.
Những nhát chém thường (được cường hóa và bội nhân) trong trạng thái Demon Mode đã quá đủ để gây ra lượng sát thương kinh dị, và chúng lại đủ ngắn để có thể “phá” combo và Dash (xẹt) để né khi cần thiết.
Chỉ với kỹ năng Evasion +1, thậm chí là không cần, thì các cao thủ dùng Dual Blades có thể xem như là bất tử nhờ vào khả năng Dash khi bật Demon Mode.
Chính nhờ động tác trượt nhẹ rất nhanh này, mà người chơi lâu năm có thể dễ dàng né tránh bất cứ đòn tấn công nào, và vẫn có thể đánh tiếp không bị ngắt quãng – khác hẳn với động tác lăn xuống đất để né, vừa lâu, vừa rườm rà, lại vừa làm mất thế đánh.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]HAMMER[/su_heading]
Có thể ví Hammer giống như một phiên bản khác của Greatsword, khi sở hữu sát thương cao vào hàng đệ nhất của Monster Hunter.
Điểm duy nhất khác biệt, đó là Hammer gây sát thương dạng Impact thay vì Cut, và Impact là loại sát thương khá hiếm khi chỉ có vài thứ vũ khí thật sự tận dụng được, như Hunting Horn, Light/ Heavy Bowgun, Bow…
Điểm lý thú của sát thương Impact, chính là khả năng nếu đánh vào đầu con quái đủ sát thương thì có để K.O (Knockout) nó, khiến nó lăn ra đất và phải chịu 100% sát thương từ mọi phía.
Thậm chí, Impact còn có thể rút thể lực của con quái cực nhanh, khiến nó dễ mệt hơn rất nhiều. Những ưu điểm này hẳn sẽ khiến nhiều người hồ nghi về tính cân bằng của game, khi Hammer có quá nhiều thế mạnh kinh dị như vậy.
Xin thưa, câu trả lời là không. Cái gì cũng có một cái giá, và với Hammer thì cái giá này là những “phép màu” nói trên chỉ xảy ra nếu luôn đánh trúng phần đầu của quái.
Đây là một việc làm có thể gọi là “thiên nan vạn nan”, vì hầu như những đòn thế kinh dị nhất của quái trong Monster Hunter luôn được thi triển khi chúng hướng phần… đầu về phía người chơi – do đó, làm chuyện này không khác gì đút tay vào một cái quạt đang quay cả.
Hammer có đến hai đòn “tất sát” khi “gồng” lên: xoay búa rồi hất lần hoặc hất lên rồi đập xuống. Chiêu nào thì cũng “bá đạo”, nhưng cái giá phải trả là không hề nhỏ khi sử dụng xong là người chơi sẽ tự tạo sơ hở rất lớn nếu… đánh hụt phần đầu của quái.
[su_quote]Với Hammer thì cái giá này là những “phép màu” nói trên chỉ xảy ra nếu luôn đánh trúng phần đầu của quái. [/su_quote]
Do đó, phương thức tác chiến hiệu quả nhất của Hammer là combo và né, và trái lại như nhiều người hiểu nhầm, rằng Hammer không thể nối combo được: Hammer nối combo rất tốt, nếu cứ đánh 2 – 3 đòn lại bấm “R” nhẹ rồi thả ra. Động tác này không những cho phép nối combo mà còn có thể đổi hướng đánh, tiếp cận quái… nữa.
[su_divider]