[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC MSI HỖ TRỢ[/alert]Đã không còn là một thương hiệu xa lạ với đại đa số người dùng máy tính chuyên nghiệp nói chung và game thủ nói riêng, MSI giờ đây đã là cái tên đại diện cho chất lượng và công nghệ đi đầu trong hầu hết các lĩnh vực mà MSI tham gia (laptop, motherboard, card đồ họa…). Ngay cả với thị phần bo mạch chủ, một thị phần có thể nói là nhiều “ống lớn” như GIGABYTE, ASUS vẫn đang chiếm phần lớn thị phần thì MSI vẫn không tỏ ra “chùn bước” với hàng loạt sản phẩm đạt chất lượng cao được người dùng yêu thích.
Trong loạt sản phẩm bo mạch chủ mới đánh vào phân khúc tầm trung, xây dựng trên nền tảng chipset B360 mới cứng của Intel, MSI đã mang tới tận… 7 mẫu bo mạch chủ khác nhau tùy theo nhu cầu, hầu bao của người dùng. Trong đó không thể kể thiếu quả “thần công” mang tên MSI B360M BAZOOKA – nhân vật chính của bài viết hôm nay.
Như một loại vũ khí có sức công phá kinh người, MSI B360M BAZOOKA tuy là dòng bo mạch “tầm trung” của MSI nhưng lại có khả năng “thổi bay” cả những kẻ cản đường to xác trên đấu trường phân khúc này bởi nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng mà nó có được. Và nếu bạn đọc đang băn khoăn không biết mình nên chọn bo mạch chủ chipset B360 mới nào ở thời điểm hiện tại? – Hãy cùng Vietgame.asia “nghía” qua với lựa chọn tối ưu nhất hiện nay mang tên MSI B360M BAZOOKA.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”146728, 146540″]
[su_divider]
Khác với các dòng bo mạch chủ kích thước m-ATX vốn ít khi được nhiều game thủ chú ý quan tâm như trước đây, các dòng bo mạch m-ATX mới của MSI hầu hết đều được mở rộng chiều ngang, to đẹp và cũng vuông vức ấn tượng hơn. Riêng với dòng Bazooka của MSI từ đời chipset B150 được nâng cấp rất nhiều không chỉ về kiểu dáng mà còn cả công nghệ và tính năng mới.
MSI B360M BAZOOKA mang đến cho game thủ một ấn tượng ban đầu khá hoàn hảo với kết cấu chắc chắn, thiết kế không khác dòng B360M MORTAR cao cấp hơn là mấy. Tổng thể toàn bộ MSI B360M BAZOOKA được phối theo tông màu đen-trắng trung tính dễ phối linh kiện, pha thêm một chút ánh xám kim loại làm điểm nhấn trên nền bo mạch. Mạch tuy vẫn là màu nâu nhưng được MSI “bùa” khá tốt nên hầu hết ở mọi góc cạnh đều có cảm giác như màu đen, trừ khi mang ra… ánh mặt trời (tất nhiên là chẳng ai đem motherboard đi nắng bao giờ). Các chi tiết và linh kiện trên mạch được bố trí cách đều nhau, không quá tập trung và loại bỏ cảm giác “nghèo” thường thấy trên các mẫu bo mạch m-ATX khác.[su_quote]MSI B360M BAZOOKA mang đến cho game thủ một ấn tượng ban đầu khá hoàn hảo với kết cấu chắc chắn, thiết kế không khác dòng B360M MORTAR cao cấp hơn là mấy[/su_quote]
[su_divider]
[su_carousel source=”media:147106,147105,147104,147103,147102,147101,147100,147099,147098,147097,147095,147094″ limit=”15″ link=”image” width=”960″ height=”480″ items=”3″ title=”no” autoplay=”2000″ speed=”400″]Ấn tượng nhất phải kể đến khối tản nhiệt nhôm hai tầng “bự tổ chảng” kiêm luôn giáp bảo vệ khu vực I/O. Vì là một khối tản nhiệt nhôm nên khả năng bảo vệ của MSI B360M BAZOOKA cũng tốt hơn hẳn các loại vỏ bảo vệ I/O bằng nhựa trên các mẫu bo mạch chủ khác, vừa có cảm giác “no mắt” khi các linh kiện được che đi rất thẩm mỹ. Gì chứ cứ thấy hàng “to, nạc” thì game thủ cứ phải phê cái đã.
So với hai đời Bazooka trước, B150M Bazooka hầu như còn chẳng có tản nhiệt mosfet (trừ bản Bazooka Plus), hay B250 Bazooka chỉ với một miếng nhôm bé tí và một mẫu nhựa lắp trên cụm I/O, có thể thấy hai khối tản nhiệt mosfet lớn kiêm luôn “giáp” này là một nâng cấp không thể đáng giá hơn. Ngay cả khi cho vào case, game thủ hoàn toàn có thể nhìn rõ khối tản nhiệt “to, nạc” này mà không bị các linh kiện khác che đi.
Cũng ngay bên dưới khối tản nhiệt khủng này là hàng 5 phase điện xếp thẳng hàng, tổng cộng MSI B360M BAZOOKA có đến 7 phase điện tất cả chỉ riêng cho CPU, yêu cầu đầu cấp nguồn 8-pin và chắc chắn là thừa công suất cung cấp điện áp cho các vi xử lý Intel thế hệ thứ 8, cũng như có thể “cân” được cả những CPU Coffee Lake cao cấp như i7.
Sở dĩ MSI B360M BAZOOKA được trang bị khối tản nhiệt mosfet lớn như vậy là bởi ở hàng 5 phase điện CPU, mỗi phase được chia tải ra tới 4 mosfet riêng biệt, cũng như phân tán nhiệt tốt hơn thông thường.
[su_quote]Ấn tượng nhất phải kể đến khối tản nhiệt nhôm hai tầng “bự tổ chảng” kiêm luôn giáp bảo vệ khu vực I/O. Vì là một khối tản nhiệt nhôm nên khả năng bảo vệ của MSI B360M BAZOOKA cũng tốt hơn hẳn các loại vỏ bảo vệ I/O bằng nhựa trên các mẫu bo mạch chủ khác, vừa có cảm giác “no mắt” khi các linh kiện được che đi rất thẩm mỹ[/su_quote]Bên cạnh cụm CPU và I/O, cụm 4 khe RAM đen trắng đặt khá sát nhau, hỗ trợ xung nhịp tối đa 2666MHz. Công nghệ tăng hiệu suất DDR4 Boost tiếp tục được quảng cáo trực tiếp lên ngay trên bo mạch, tối ưu tốc độ bộ nhớ, nâng cao khả năng ép xung ổn định, cũng như đảm bảo an toàn cho bộ nhớ khi chạy ở mức xung cao bằng cách kích hoạt XMP trong BIOS. MSI còn cẩn thận đến nỗi in cả hướng dẫn người dùng gắn RAM vào hai khe màu đen trước để đạt hiệu năng hoạt động tốt nhất. Kế bên 4 khe gắn RAM vẫn hiện diện đủ 4 đèn LED tín hiệu EZDebug LED quen thuộc của MSI.
Ngược lại với khối tản nhiệt lớn trên hàng phase điện cho CPU, tản nhiệt chipset B360 của MSI B360M BAZOOKA lại có phần khiêm tốn hơn khá nhiều. Tuy nhiên do là bo mạch kích thước nhỏ nên hầu hết các chi tiết pần dưới của MSI B360M BAZOOKA đều có thể bị che khuất bởi các linh kiện khác.
Gây chú ý ở khu vực cạnh chipset B360 chính là cổng giao tiếp Twin Turbo M.2, hỗ trợ NVMe tốc độ lên tới 32GB/s khi dùng chuẩn PCI-e Gen3x4. Cũng như những game thủ nào muốn “vọc thử” công nghệ Optane của Intel thì đây chính xác là thứ bạn cần.
MSI B360M BAZOOKA chỉ được trang bị duy nhất một cổng PCI-e 3.0 x16 (đã được gia cố), chống cong vênh khi lắp VGA nặng cũng như tránh các trường hợp nhiễu điện (EMI) tốt hơn. Bên cạnh đó còn có thêm hai cổng PCI-e x1 cho các nhu cầu phụ như card âm thanh hoặc card mạng khác.
[su_divider]
Riêng về phần công nghệ Audio Boost của MSI B360M BAZOOKA không gây được sự chú ý nhiều với chỉ 4 tụ điện vàng, cũng như không được trang bị đường chỉ LED như trên MSI B360M MORTAR.
Cuối cùng là cụm các cổng giao tiếp kết nối được trang bị trên MSI B360M BAZOOKA. Với hầu hết các dòng bo mạch chủ mới hiện nay, các cổng PS/2 gần như đã bị “tuyệt chủng”, tuy nhiên MSI B360M BAZOOKA vẫn được trang bị đầy đủ. Đây là điểm cộng mà bản thân người viết đánh giá cao bởi đôi khi các kết nối analog cũ sẽ “cứu thua” người dùng trong nhiều trường hợp trớ trêu. Điển hình là lỗi “hỏng driver USB” trên Windows 10 mà Microsoft mãi không chịu sửa.
Ngoài ra MSI B360M BAZOOKA vẫn trang bị đủ đầy những giao tiếp mới hiện nay như USB 3.1 Type-C, 3 cổng USB 3.1 gen 1 và 2 cổng USB 2.0, một cổng xuất hình DVI-D, HDMI và 3 cổng xuất âm thanh mạ vàng.[su_quote]Với hầu hết các dòng bo mạch chủ mới hiện nay, các cổng PS/2 gần như đã bị “tuyệt chủng”, tuy nhiên MSI B360M BAZOOKA vẫn được trang bị đầy đủ. Đây là điểm cộng mà bản thân người viết đánh giá cao bởi đôi khi các kết nối analog cũ sẽ “cứu thua” người dùng trong nhiều trường hợp trớ trêu[/su_quote][su_heading style=”line-blue” size=”35″]TỔNG QUAN[/su_heading]MSI với dòng bo mạch chủ MSI B360M BAZOOKA mới, MSI càng cho thấy quyết tâm “thấu tóm” phân khúc bo mạch chủ tầm trung của hãng khi không chỉ nâng cấp về mặt hình thức mà còn cả thiết kế và tính năng. Với giá bán hết sức cạnh tranh khi chỉ dừng ở mức 2.450.000 VNĐ, MSI B360M BAZOOKA đang là sự lựa chọn số 1 của đại bộ phận game thủ muốn xây dựng cho mình một cấu hình mạnh mẽ như cấu hình “Chicken Dinner” phiên bản MSI, tận dụng tốt sức mạnh của thế hệ vi xử lý thứ 8 của Intel bao gồm cả i7, vừa đáp ứng tốt nhu cầu công nghệ mới như Intel Optane, hay một chút “bàn thờ hóa” với cổng tiếp nguồn cho các dải đèn LED RGB (mua lẻ).
[su_divider]