BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC STUDIO RADI-8 HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]iều gì đã khiến cho Valve trở thành nhà phát hành game được ủng hộ nhiều nhất thế giới ? Đó không chỉ bao gồm những sản phẩm mang tính “cách mạng” của họ, mà còn sự quan tâm đến cộng đồng game thủ.
Nếu như đa số các nhà phát hành game lớn hiện nay đều “thắt chặt” những tựa game của mình thì Valve lại dang tay tiếp đón cộng đồng “độ game” (modder) qua việc phát hành gói Source SDK vào cuối năm 2004.
Điều này đã mở ra một “chân trời mới” dành cho giới modder khi họ được tiếp xúc với bộ Source Engine mạnh mẽ và thân thiện với người dùng. Không ít bản mod gặt hái được thành công vang dội, đến nỗi chúng còn được tiếp tục phát triển thành game độc lập như The Stanley Parable, Insurgency, Chivalry: Medieval Warfare hay Garry’s Mod.
Hành trình của đội ngũ Studio Radi-8 và tựa game NeoTokyo khá là “gian nan”. Vốn khởi đầu là một bản mod dành cho Unreal Tournament 2004, đến năm 2006 Studio Radi-8 chuyển hướng sang Source Engine, ba năm sau chính thức phát hành và tốn đến tận 5 năm thì NeoTokyo mới chính thức ra mắt trên Steam. Liệu 10 năm phát triển của NeoTokyo có được đền đáp xứng đáng hay không?Sản xuất: Studio Radi-8
Phát hành: Studio Radi-8
Thể loại: Hành động | Chiến thuật
Ngày ra mắt: 1/5/2014
Hệ máy: PC
Giá tham khảo: Miễn phí
- OS: Windows XP | Windows Vista | Windows 7
- Processor: Pentium IV 3.0 Ghz hoặc hơn
- Memory: 1 GB RAM
- Graphics: card đồ họa hỗ trợ DirectX 9.0
- DirectX®: 9
- Hard Drive: 4GB
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: N/A
- Keyboard: N/A
- Headphone: N/A
[/su_spoiler][su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
[space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỐI CHƠI[/su_heading]Các lớp nhân vật trong NeoTokyo. Từ trên xuống: Recon (trên), Assault (giữa), Support (dưới).NeoTokyo lấy bối cảnh nước Nhật Bản trong tương lai trước tình hình xung đột chính trị, xã hội càng ngày leo thang. Trong nỗ lực ngăn chặn nỗ lực đảo chính của những phần tử cực đoan đến từ lực lượng vũ trang GSDF mang tên JINRAI, thủ tướng Nhật Bản yêu cầu lực lượng an ninh quốc gia NSF thành lập một nhóm nhỏ mang tên GROUP SIX thề danh dự bảo vệ luật pháp Nhật Bản bằng mọi giá.
Phần chơi của NeoTokyo xoay quanh cuộc đấu giữa hai phe NSF và JINRAI. Game có hai chế độ chơi là Team Deathmatch (TDM) và Capture The Ghost (CTG).Team Deathmatch (hay còn được gọi là Last Team Standing) là chế độ đấu đội truyền thống nhưng vẫn giữ tính chất “chậm mà chắc” của Capture The Ghost. Khác với đa số các tựa game bắn súng hiện đại, chế độ TDM trong NeoTokyo tính theo từng hiệp (round) và không cho phép hồi sinh giữa hiệp.
Đúng với tính chất của cái tên “Last Team Standing”, chế độ đấu đội của NeoTokyo là một cuộc “đấu đến chết” đúng nghĩa, đội nào hạ được tất cả địch thủ sẽ là đội thắng.Capture The Ghost (CTG) là chế độ cướp cờ, trọng tâm của NeoTokyo. Nhưng khác với chế độ cướp cờ truyền thống, trong bản đồ sẽ chỉ có 1 cây “cờ” duy nhất, và cũng giống như cái tên, cả 2 đội sẽ không cướp cờ mà sẽ cướp… hình nộm.
Hai đội sẽ phải chạy đua nhặt hình nộm (được “thả” ngẫu nhiên trên bản đồ) rồi đưa về vị trí được đánh dấu trên bản đồ. Ngoài ra, nếu như một đội cố gắng hạ được tất cả đối thủ thì đội đó cũng sẽ thắng cuộc.Chế độ chơi Capture The Ghost.[su_quote]sự phân hóa của các lớp nhân vật (class) cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự thành bại của một đội.[/su_quote]”Capture The Ghost” là điểm đặc trưng của NeoTokyo khi cho thấy tính chất của tựa game: nhịp độ chậm rãi và bắt buộc người chơi phải làm việc theo nhóm.
“Capture The Ghost” liên tục đưa cả hai đội vào tình thế chủ động lẫn bị động nên việc sử dụng các chiến thuật như “gọng kìm” (chặn hai đầu nhóm đang đưa hình nộm về vị trí) hay thậm chí là… cắm trại (camping) trong góc tối rất quan trọng trong hầu hết các trường hợp.
Không những thế, sự phân hóa của các lớp nhân vật (class) cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự thành bại của một đội.NeoTokyo sở hữu ba lớp nhân vật: Recon, Assault và Support. Recon là lớp nhân vật “trinh sát” cổ điển, sử dụng tốc độ làm ưu điểm để phá vỡ đội hình của địch, bù lại có lượng máu ít ỏi và số lượng vũ khí bị giới hạn. Assault là lớp nhân vật tấn công chính, sở hữu kho vũ khí đáng kể và là mũi nhọn chính của đội. Support là lớp nhân vật “trâu bò” với lượng giáp “khủng” nhưng nặng nề và chậm chạp.
Các lớp nhân vật trong NeoTokyo tuy đơn giản, nhưng khi kết hợp lại thì chúng tạo nên một lối chơi thú vị và đầy màu sắc khi liên tục biến đổi nhịp điệu trận đấu. Không những thế, các lớp nhân vật này còn khéo léo khắc chế nhau ở một số tình huống.
Recon và Assault có khả năng sử dụng công nghệ ngụy trang Thermoptic Camouflage, còn Support thì sở hữu kính tầm nhiệt xác định mục tiêu đang tàng hình. Nếu như Recon sở hữu mìn Detpack gây sát thương lớn và “bộ đôi” kính nhìn đêm Night Vision cùng với tàng hình làm con át chủ bài, thì lựu đạn khói của Support sẽ là người “bạn đồng hành” đắc lực của kính tầm nhiệt.[su_quote]Các lớp nhân vật trong NeoTokyo tuy đơn giản, nhưng khi kết hợp lại thì chúng tạo nên một lối chơi thú vị và đầy màu sắc khi liên tục biến đổi nhịp điệu trận đấu[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]HỆ THỐNG MÁY CHỦ – MẠNG[/su_heading]Tương tự với các tựa game sử dụng Source SDK khác, NeoTokyo sở hữu hệ thống máy chủ tự lập (dedicated server) truyền thống. Việc chạy màn chơi hoàn toàn lệ thuộc vào quản trị (admin) của từng máy chủ, cho nên nếu như người chơi vô tình vào nhầm một máy chủ “trời ơi đất hỡi” nào đấy thì đừng thắc mắc khi đang bắn nhau “máu lửa” thì máy chủ tự chuyển sang màn chơi khác!
Đó là chưa kể game tự động bật hệ thống “Friendly Fire” cho phép bắn đồng đội, thế nên nhiều người cố tình vào máy chủ chỉ để “phá bĩnh” những người khác. Ngoại trừ những điểm yếu của cộng đồng trên, hệ thống máy chủ tự lập (dedicated server) của NeoTokyo làm việc khá tốt.[su_quote]Người chơi sẽ không bao giờ bị dính những trường hợp củ chuối như “một kẻ lag, cả phòng lag theo” hay chuyển đổi máy chủ thường gặp[/su_quote]Người chơi sẽ không bao giờ bị dính những trường hợp củ chuối như “một kẻ lag, cả phòng lag theo” hay chuyển đổi máy chủ (host migration, hay gặp nhất trong Call of Duty) thường gặp trong hệ thống “matchmaking” khá phổ biến hiện nay.
Mặc dù người chơi ở Việt Nam sẽ khó có thể tìm được máy chủ nào có mức “ping” dưới 150, nhưng đối với cá nhân người viết thì 200 là mức chấp nhận được, người chơi sẽ chỉ cảm nhận độ trễ khi thực hiện thao tác chạy nhanh hoặc đổi vũ khí, còn hoạt động của đối phương không bị ảnh hưởng đáng kể.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]THIẾT KẾ MÀN CHƠI – GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN[/su_heading]Tương tự như Counter-Strike, các màn chơi trong NeoTokyo sở hữu khá nhiều điểm chặn (choke point) và vật chắn, phù hợp với lối bắn súng buộc người chơi phải liên tục duy chuyển, và một số trường hợp dẫn đến những cuộc “mèo vờn chuột” hoặc “1 đối đầu 1” đầy kịch tính!Khuyết điểm lớn nhất của NeoTokyo nằm ở giao diện điều khiển. Các chỉ số cơ bản như lượng đạn, vũ khí, máu, la bàn… đều được sắp xếp ở phía dưới màn hình, nhưng điều đáng lưu ý là game không có bản đồ, kể cả mini-map truyền thống.
Điều này sẽ khiến cho những người mới chơi dễ bị “ngộp” do đa số các bản đồ khá rộng nhưng lại không có chỉ dẫn rõ ràng.Bên cạnh đó, một số “hiệu ứng” xuất hiện trên màn hình cũng là một vấn đề nan giải. Vị trí hình nộm (được thể hiện bằng vòng tròn), vị trí nhận hàng (hình mũi tên) và vị trí đồng đội (hình chữ thập) hơi to, gây chắn tầm nhìn và khiến người chơi mất tập trung. Đáng lẽ vị trí hình nộm nên được đặt trên la bàn thì hợp lý hơn.[su_quote]Khuyết điểm lớn nhất của NeoTokyo nằm ở giao diện điều khiển[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]CẢM THỤ CÁ NHÂN[/su_heading]Điều khiến cho người viết cực kỳ thích thú ở NeoTokyo là lối chơi đậm tính chiến thuật, chậm rãi nhưng cũng không kém phần “cân não”. Cảm giác bắn súng trong game khá tốt, mặc dù cơ chế ngắm bắn bằng cách phóng to tầm nhìn còn hơi thô kệch, nhưng phần lớn các trận đấu súng đều diễn ra với nhịp độ ổn định và hấp dẫn.
Có tất cả hơn 20 loại vũ khí khác nhau cho người chơi thoải mái sử dụng nếu đạt đủ cấp bật (rank) cần thiết, tất cả đều có ưu nhược riêng. Vũ khí trong NeoTokyo đều dựa theo nguyên mẫu các vũ khí có thật, nhưng đã được “tương lai hóa” để phù hợp với bối cảnh của game.
Hơi đáng tiếc là game không cho phép “trang trí” vũ khí, có lẽ chúng ta nên hy vọng vào các modder vậy! Điểm yếu lớn nhất của game hiện tại là số lượng chế độ chơi còn khá ít ỏi. Điều này có thể dễ hiểu vì NeoTokyo thực chất chỉ là một bản mod độc lập, nhưng thật bất ngờ khi thấy tựa game 5 năm tuổi chạy trên nền Source Engine vẫn chưa nhận được bất cứ lượng nội dung mới nào từ cộng đồng, có lẽ họ hài lòng với những gì mình có chăng ?
Ngoài ra, có một điều hơi kỳ quặc là mặc dù chỉ có hai chế độ, song thật khó để có thể tìm ra máy chủ nào đang chạy chế độ chơi Team Deathmath (đấu nhóm). Với đặc thù lối chơi của mình, NeoTokyo sẽ mang đến trải nghiệm hấp dẫn nhất khi trận đấu có khoảng từ 14 đến 18 người chơi. Đa số các máy chủ của game hỗ trợ lên đến 32 người chơi, nhưng thực chất 18 là con số phù hợp dành cho một trận đấu toàn vẹn.[su_quote]Điều khiến cho người viết cực kỳ thích thú ở NeoTokyo là lối chơi đậm tính chiến thuật, chậm rãi nhưng cũng không kém phần “cân não”[/su_quote][su_divider][su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]LỐI CHƠI[/su_heading][su_progress_pie percent=”80″ text=”8″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]NeoTokyo sở hữu lối chơi đậm chất chiến thuật, điều này thể hiện rõ nhất ở sự phân hóa màn chơi, tốc độ trận đấu chậm rãi và các lớp nhân vật đa dạng.[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]KẾT NỐI[/su_heading][su_progress_pie percent=”70″ text=”7″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]NeoTokyo sở hữu hệ thống máy chủ tự lập (dedicated server) truyền thống, người chơi sẽ phải tự kết nối tới máy chủ phù hợp. Hiện tượng lag xuất hiện trong các máy chủ có số ping cao, nhưng độ trễ không đáng kể, 200 là mức ping “chơi được”.[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]THIẾT KẾ[/su_heading][su_progress_pie percent=”70″ text=”7″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]Lối thiết kế màn chơi là điểm mạnh nhất của NeoTokyo nhờ vào độ lớn nhưng không kém sự lắc léo trong từng màn chơi, cùng với hình ảnh thành phố Tokyo trong tương lai độc đáo và cuốn hút. Mặc dù vậy, giao diện người dùng còn nhiều bất cập và cần được cải thiện.[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]CÁ NHÂN[/su_heading][su_progress_pie percent=”70″ text=”7″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]NeoTokyo gây ấn tượng ban đầu bằng sự đa dạng trong cách tiếp cận màn chơi, lối chơi hấp dẫn và nhịp độ riêng biệt của từng trận đấu. Tuy nhiên, số lượng chế độ chơi trong game còn khá ít.