[rs_section_heading style=”style6″ heading=”NIFFELHEIM”]“Sinh tồn” – chỉ hai từ ngắn ngủi này đã có thể bao quát hầu như mọi bí ẩn huyền ảo trong vũ trụ. Vạn vật trên đời đều phải tuân theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử, thế nhưng có mấy ai dễ dàng chịu buông xuôi theo dòng chảy tự nhiên này?
Nhân loại có lẽ là sinh vật có sức sống mãnh liệt nhất (nếu không tính đến mấy con Tiểu Cường sống trên sao Hỏa), và bằng chứng mạnh mẽ nhất là từ khi Trái Đất hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm, vô số sinh vật đã xuất hiện và biến mất dưới sự khảo nghiệm tàn khốc của đại tự nhiên – thế nhưng, chỉ có loài người chúng ta là có thể đứng vững đến ngày nay, bất chấp sự đe dọa của thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…
Vì vậy, bản thân các tựa game sinh tồn (survival) vẫn luôn chứa đựng sức hút rất lớn, bởi nó quá gần gũi với thứ bản năng gốc đang say ngủ trong mỗi người chúng ta.
Xã hội ngày càng phát triển hơn, văn minh, tiện nghi cùng các thứ luật lệ thể chế hầu như được tạo ra để bảo vệ loài người đến mức tối đa, khiến cho bản năng sinh tồn dần bị thui chột.
Nhưng phàm thói đời, cái gì càng cấm đoán thì nó lại càng muốn trồi lên – thử hỏi trong chúng ta có ai chưa từng mơ tưởng về những tình huống ngặt nghèo để có cơ hội tự ép bản thân mình phải sống sót?Bàn về game sinh tồn, thì điều kiện tiên quyết phải có một nguyên nhân gì đó mang tính đe dọa cực lớn, mà qua đó mới trở thành tiền đề khiến người chơi phải tìm cách sinh tồn.
Để làm được điều đó, hầu như mọi đề tài đều đã được sử dụng đến cạn kiệt, từ việc khám phá hành tinh lạ, đại dịch zombie, kỷ nguyên hậu tận thế… cho đến lạc trên hoang đảo đầy quái vật. Càng về sau thì dạng game này càng đi vào lối mòn, nguyên nhân chính là vì đề tài hạn chế cũng như lối chơi “một màu” khó có thể biến hóa thêm.
Đến từ Ellada Games, một studio indie nhỏ gốc Nga, Niffelheim là một thử nghiệm mới khi tìm cách kết hợp chủ đề game sinh tồn với đề tài Vikings, theo góc nhìn thần thoại.
Theo lời nhà phát triển, Niffelheim là một tổ hợp của game sinh tồn với hệ thống chế đồ phong phú, cơ chế chiến đấu hấp dẫn đi kèm với yếu tố xây dựng – phát triển.
Một hãng game không lớn, lại có tham vọng kiến tạo nên một sản phẩm đầy “nội lực” như vậy – liệu họ có làm được hay không? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài đánh giá sau.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]ĐỒ HỌA ẤN TƯỢNG, ĐỘC ĐÁO[/su_heading]Mắt nằm trước tai – từ lâu thành ngữ này nhằm ám chỉ con người có xu hướng đánh giá mọi thứ qua ấn tượng đầu tiên, mà cụ thể là thứ đập vào mắt họ trước.
Không phải tự nhiên mà càng về sau này, các hãng game càng đặt nặng yếu tố đồ họa lên trên tất thảy, đến mức đôi lúc bất chấp các yếu tố cốt lõi khác như kịch bản, lối chơi, giá trị… Không thể trách họ được, vì làm ăn kinh doanh chỉ nói đến lợi nhuận, và muốn thu hút được khách hàng thì chẳng có gì tốt hơn là có được “bao bì” đẹp mắt cả.
Nguyên lý này có vẻ đúng trong hầu hết các trường hợp, khi mà người chơi luôn có xu thế mua các tựa game đẹp đã, còn hay dở gì thì để… chửi sau.
Thông thường, các studio indie sẽ chọn con đường ngược lại, do hạn chế về kinh phí và nhân lực. Họ sẽ nhắm đến việc chinh phục người chơi bằng thiết kế và lối chơi, và chỉ cố gắng bù đắp phần nào về mảng đồ họa.
Ellada Games may mắn sở hữu một họa sĩ khá nổi tiếng trong ngành, Eduard Arutyunyan – vì vậy Niffelheim phần nào có được một bước khởi đầu suông sẻ hơn những “người anh em thiện lành” khác trong cấp độ indie.
Vì vậy, có thể nói rằng điểm cộng lớn nhấn giúp Niffelheim chinh phục được người chơi chính là ở mảng đồ họa độc đáo và ấn tượng.
Chọn cho mình chủ đề thần thoại Vikings với những loài quái vật cổ xưa như bọn Undead xương xẩu, rồng và người khổng lồ, Niffelheim đã tỏ ra khá khôn khéo khi đây là một sân chơi khá “rộng cửa” và có nhiều cách thể hiện.
Bằng đôi tay khéo léo của mình, Eduard Arutyunyan đã phối hợp tông màu chính tăm tối của Niffelheim với thủ pháp vẽ tay điêu luyện nhằm kiến tạo nên một thế giới Vikings đầy huyễn hoặc, vừa quen mà vừa lạ.
Bộ giáp lông thú thô kệch quen thuộc của các chiến binh Vikings kết hợp với cây súng phóng lựu cầm tay, hoặc những cánh đồng tuyết phủ nhìn đã chán mắt lại được điểm xuyết bằng một hang động đầu thú đậm chất “Aladdin”… chính bằng những thiết kế độc đáo mà đầy tính nghệ thuật này, Niffelheim đã tạo được ấn tượng rất tốt nơi người chơi từ cái nhìn đầu tiên.[su_quote]điểm cộng lớn nhấn giúp Niffelheim chinh phục được người chơi chính là ở mảng đồ họa độc đáo và ấn tượng[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]LỐI CHƠI TÙ TÚNG, LẶP ĐI LẶP LẠI[/su_heading]Với Niffelheim, người chơi sẽ có nhiệm vụ chính là xây dựng – củng cố căn cứ của mình, trong khi vừa phải đi thu hoạch gỗ, thức ăn để làm điều kiện căn bản sinh tồn.
Các loại tài nguyên như đá, thủy tinh… có vai trò chính trong cơ chế nâng cấp trang bị, công trình, cũng như để rèn ra các loại công cụ cơ bản (rìu đốn củi, cuốc đá…) lẫn vũ khí (cung, kiếm, rìu…).
Trong quá trình khai thác, hái lượm, nhân vật sẽ chạm trán với các loại quái vật từ yếu đến mạnh, đặc biệt càng về sau khi phải xuống các hầm mỏ tăm tối để tìm kiếm những tài nguyên hiếm, độ khó cũng các trận đánh càng tăng thêm.
Nhìn chung, với một tựa game sinh tồn thì những thiết lập nói trên là căn bản phải có, không có gì để nói.
Vấn đề đặt ra, đó là Niffelheim đã quá “tham” khi muốn đưa thêm nhiều thứ khác vào, mà bản thân mình chưa đủ khả năng để xử lý cái gánh nặng đó.
Cụ thể, Niffelheim có cơ chế nhập vai khi nhân vật có thể lên cấp và tăng chỉ số, học kỹ năng – có điều, do không muốn đi quá sâu vào mảng này, Niffelheim chọn cách thể hiện khá hời hợt khi mà dù lên cấp thì nhân vật cũng không thực sự mạnh hơn bao nhiêu, khiến cho người chơi có cảm giác nhập vai có hay không cũng chẳng khác gì nhau.[su_quote]Niffelheim đã quá “tham” khi muốn đưa thêm nhiều thứ khác vào, mà bản thân mình chưa đủ khả năng để xử lý cái gánh nặng đó[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Kế tiếp, đó là vòng lặp của Niffelheim khá nhỏ, khi mà những việc người chơi phải làm chỉ gói gọn trong các thứ như khai thác/ săn bắn/ hái lượm > chiến đấu > về nâng cấp nhà > chế đồ mới > khai thác/ săn bắn/ hái lượm…
Cách thể hiện của Niffelheim về mặt này thực sự quá đơn giản, không đủ tạo nên một cảm giác cho thấy mình đang phát triển thêm – trung bình một người chơi sẽ mất khoảng 15 tiếng để kết thúc game một cách nhẹ nhàng, nếu đã rút ra được quy luật và các tính năng cơ bản.
Với Niffelheim, mọi thứ diễn ra khá nhanh và ngắn, khiến người chơi chưa đủ “thấm” được sự khác biệt giữa chơi 2 tiếng và chơi 10 tiếng[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]CƠ CHẾ CHIẾN ĐẤU KHÁ “NÔNG”[/su_heading]Trong khá nhiều cơ chế “lai tạp” mà Niffelheim cố gắng nhồi nhét vào, thì phần được đặt nặng và tập trung nhất có lẽ là hệ thống chiến đấu.
Với khá nhiều loại vũ khí khác nhau, cận chiến thì có kiếm, rìu… đánh xa thì có cung, súng pháo… Niffelheim cố gắng tạo ra cho người chơi một trải nghiệm chiến đấu có sức hấp dẫn cao.
Tuy vậy, cố gắng là một chuyện, mà đủ sức thực hiện để thành công không là một chuyện khác. Và về vấn đề này, Niffelheim đã thất bại khá nặng nề mặc dù đã làm hết sức mình.
Cơ chế chiến đấu trong Niffelheim khá đơn giản, khi mà nhân vật chỉ có thể làm được mỗi hai thứ là đánh và đỡ đòn.
Với việc thể hiện góc nhìn ngang 2D, chiều di chuyển của nhân vật chỉ có đi qua hoặc đi lại, và không như những tựa game thuần túy hành động 2D khác, nhân vật trong Niffelheim không có các kỹ năng dạng lướt hay nhảy lùi để khiến những trận chiến kịch tính hơn.
Hầu hết thời gian, các trận chiến diễn ra theo một quy trình tẻ ngắc là người chơi nhấn chuột lên kẻ địch, nhân vật sẽ đâm/ chém/ bắn cho tới khi nó chết (hoặc mình chết).[su_quote]Niffelheim đã thất bại khá nặng nề mặc dù đã làm hết sức mình[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Hệ thống chỉ số và kỹ năng “có như không” cũng chẳng giúp tình hình khá hơn lên, khi mà sức mạnh của nhân vật trong Niffelheim chủ yếu đến từ các loại vũ khí. Thế nhưng để chế tạo/ nâng cấp vũ khí xịn lại cần nguyên liệu hiếm, mà muốn có nguyên liệu hiếm thì phải đánh quái mạnh…
Cái vòng lẩn quẩn này góp một phần không nhỏ vào sự tẻ nhạt trong lối chơi, khi mà việc “cày cuốc” khó nhọc không khiến người chơi phấn chấn khi thấy mình mạnh lên, mà chỉ cảm thấy nó là một gánh nặng phiền toái.
Sau cùng, mặc dù khâu đồ họa của Niffelheim được thực hiện rất tốt, nhưng có vẻ như Ellada Games lại thiếu đi một chuyên viên diễn hoạt (animator) biết mình đang làm gì.
Các mô hình từ quái vật đến nhân vật tuy được vẽ rất chi tiết và tỉ mỉ, thế nhưng cách nhân vật vung vẩy tay chân khi di chuyển và chiến đấu lại được thể hiện rất “sượng” và rất ngây ngô.
Với một tựa game hành động, hơn 50% cái chất “chiến” được truyền tải trọn vẹn là nằm ở khâu diễn hoạt – vì vậy, thất bại tại đây có thể xem là một “quả tạ” kéo lùi mọi nỗ lực khác xuống tận đáy, dù cố gắng cỡ nào đi nữa.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
- Sản xuất: Ellada Games
- Phát hành: Ellada Games
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 26/9/2018
- Hệ máy: PC
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] GAME ĐƯỢC ELLADA GAMES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]
- OS: Windows 7 and newest
- Processor: 1.7 GHz Dual Core
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: Intel Iris 4800
- DirectX: Version 11
- Storage: 1 GB available space
- Additional Notes: 4:3 and 21:9 screen ratio supported
[rs_space lg_device=”10″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]