[rs_section_heading heading=”NVIDIA RTX”]NVIDIA RTX xuất hiện và trở thành “con bài tẩy” của NVIDIA trong những năm sắp tới với kiến trúc Turing mang nhiều dấu ấn đặc sắc, thoát ra khỏi “lối mòn” chạy đua sức mạnh trong những năm gần đây bằng việc bổ sung một loạt các mô đun xử lý chuyên biệt cho các tính năng “dò tia” (Ray Tracing) sử dụng nhân RT Core hay xử lý trí tuệ nhân tạo bằng các nhân Tensor. Dẫu rằng các tính năng này vẫn chưa tỏ ra quá nhiều hiệu quả trong xử lý các game hiện tại do vẫn “vướng mắc” nhiều hạn chế trong các nhân xử lý CUDA truyền thống, thế nhưng những thử nghiệm thực tế trên các game mới, đặc biệt là các game trên nền DirectX12 đã đem lại kết quả thỏa mãn kỳ vọng của game thủ.
Mặc dù vậy, ngay từ khi ra mắt vào giữa năm 2018, các card đồ họa mới toanh toe dòng NVIDIA RTX liên tục nhận được hàng tá phàn nàn gặp đủ thứ lỗi trên trời dưới đất làm cho “đội xanh” phải đau đầu giải quyết. Nhẹ thì người dùng gặp phải tình trạng văng game, treo game như đã thử nghiệm trên sản phẩm MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC đã được giới thiệu gần đây, nặng hơn thì treo cả windows bằng “màn hình xanh” chết chóc, hay các đốm nhiễu (artifact) xuất hiện khắp nơi trên màn hình. Đã có khá nhiều báo đài và các trang web kỹ thuật tiến hành “mổ xẻ” phân tích vấn đề này và nhiều giả thiết đã được đặt ra, thế nhưng vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng cho chuyện này. Vậy vấn đề của các card đồ họa NVIDIA RTX nằm ở đâu?
Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu các bạn nhé![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”158735, 159675″][su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]VẤN ĐỀ CỦA PHẦN MỀM[/su_heading]Câu chuyện về các card đồ họa dòng NVIDIA RTX gặp lỗi không phải là mới, nó xuất hiện ngay từ khi các phiên bản Founder Edition do chính NVIDIA gia công ra mắt trên thị trường ngay sau khi được công bố. Ngay từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 2018, nghĩa là chỉ mới hai tháng sau khi “đổ bộ” thị trường, đã có lác đác các báo lỗi đến với diễn đàn GeForce khi các card đồ họa mới toanh của “đội xanh” gặp phải các vấn đề khó chịu như chớp hình, treo và văng game… Tuy không quá nghiêm trọng, nhưng đây vẫn là những dấu hiệu đầu tiên cho “cơn bão lỗi” ập đến với “đội xanh”.
Chuyện đầu tiên mọi người nghĩ ngay khi xảy ra các vấn đề với dòng card đồ họa NVIDIA RTX chính là lỗi của trình điều khiển. Điều này cũng vô cùng dễ hiểu khi kiến trúc Turing khá mới mẻ đã không còn chạy theo “lối mòn” truyền thống, mà cung cấp các tính năng mới nên trình điều khiển khó lòng có thể hoàn thiện kịp thời với sản phẩm. Giá thiết này cũng có cơ sở của nó khi mà một vài bản cập nhật nhanh chóng được tung ra có làm giảm đi lượng khiếu nại, thế nhưng sau bản cập nhật đầu tháng 11, cụ thể là phiên bản WHQL 416.81 thì tình hình vẫn chẳng được cải thiện là bao, thậm chí còn có xu hướng xấu đi.[su_quote]Chuyện đầu tiên mọi người nghĩ ngay khi xảy ra các vấn đề với dòng card đồ họa NVIDIA RTX chính là lỗi của trình điều khiển[/su_quote]Sau một vài bản cập nhật, vấn đề vẫn tiếp diễn nên người dùng các sản phẩm NVIDIA RTX có khuynh hướng tìm kiếm lỗi ở các khía cạnh khác. Dĩ nhiên là sẽ có một vài vấn đề phần cứng có thể hiệu chỉnh được thông qua phần mềm như vấn đề lỗi cấp nguồn trên dòng card đồ họa AMD RX480 trước đây, thế nhưng phải tìm ra vấn đề nằm ở đâu trước đã. Cũng vào lúc này, các website công nghệ và một số kỹ sư đã bắt đầu “mổ xẻ” các card đồ họa NVIDIA RTX đã ra mắt trên thị trường mà đặc biệt là các sản phẩm Founder Edition xuất hiện sớm nhất. Cũng từ đó, các vấn đề và giả thiết nối nhau xuất hiện, buộc NVIDIA phải nghiêm túc xem xét lại sản phẩm của mình.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]LỖI THIẾT KẾ VÀ PHẦN CỨNG[/su_heading]Nếu không phải lỗi nằm ở phần mềm, mọi người bắt đầu “săm soi” về thiết kế phần cứng của các sản phẩm NVIDIA RTX, trong đó rất nhiều người đều cho rằng vấn đề nằm ở hệ thống tản nhiệt “cùi bắp” của phiên bản Founder Edition không thể giảm nhiệt hiệu quả cho dãy VRM và các VRAM GDDR6. Thậm chí còn có tài khoản Reddit hướng dẫn người dùng khác hạ xung VRAM xuống 50Hz để giảm nhiệt cho các VRM đang chịu quá tải. Chuyện này gây xôn xao đến độ thậm chí chính NVIDIA cũng đã phải lên tiếng xác nhận rằng các phiên bản đời đầu của dòng card đời mới này gặp lỗi, nhưng chưa đưa ra được nguyên nhân cụ thể gây ra các vấn đề kể trên.
Một trong những media đã đứng ra kêu gọi cộng đồng người dùng “cho mượn” các card đồ họa NVIDIA RTX để thử nghiệm trên diện rộng nhằm tìm ra lỗi của các sản phẩm này chính là Gamers Nexus. Sau một khảo sát khá kỹ lưỡng với nhiều thiết lập, thử nghiệm khác nhau dùng cả các tản nhiệt nước lẫn tản nhiệt khí, dùng keo dán tản nhiệt ra tấm tản nhiệt rời cho các VRM và VRAM, kết quả nhận được của media này là các khu vực này vẫn hoạt động trong mức nhiệt độ cho phép và chắc rằng lỗi sản phẩm không phải đến từ nhiệt độ quá cao hay lỗi thiết kế bảng mạch. Chính vì thế mà các thử nghiệm bắt đầu “lan” sang những mẫu card đồ họa do các hãng gia công khác.Sau khi các phiên bản Founder Edition bị “tố cáo” dính lỗi khiến NVIDIA đau đầu, đến lượt các sản phẩm NVIDIA RTX của các hãng chế tạo khác cũng lần lượt gặp vấn đề tương tự. Rất nhiều các mẫu card đồ họa đến từ những hãng gia công tên tuổi như MSI, ASUS hay AORUS cũng gặp phải lỗi chập chờn mặc dù có thiết kế khác hẳn với các phiên bản Founder Edition. Điều này làm cho người dùng, các kỹ thuật viên và media lao vào tìm kiếm vấn đề trên các linh kiện khác. Một trong những tin đồn về thế hệ VRAM GDDR6 mới nhất đã được đem ra “mổ xẻ” khá kỹ lưỡng. Nhất là khi “tin tức” giảm xung nhịp VRAM có thể giúp ổn định card đồ họa khi trước được nhiều người làm theo và đạt được hiệu quả nhất định.
Trang youtube Tech YES City đã có cuộc nghiên cứu trên nhiều mẫu card đồ họa NVIDIA RTX custom đến từ các hãng gia công và cho rằng lỗi đến từ bộ nhớ GDDR6 mới của các sản phẩm này do Micron sản xuất dễ dàng bị rò điện và suy giảm chất lượng chip nhớ theo thời gian. Lập luận này càng được củng cố khi NVIDIA gần đây âm thầm cho ra mắt các phiên bản card đồ họa NVIDIA RTX sử dụng chip nhớ GDDR6 do Samsung sản xuất. Dẫu rằng không có bình luận chính thức về các lỗi này, thế nhưng động thái của “đội xanh” cho thấy nguồn thông tin này vẫn có độ tin cậy cao.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]NGƯỜI MUA NÊN DÈ CHỪNG![/su_heading]Mặc dù chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào được NVIDIA tuyên bố, thế nhưng các lỗi trên dòng card đồ họa NVIDIA RTX là có thật và nó ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của người dùng, các game thủ cũng như người sử dụng chuyên nghiệp. Nếu có nhu cầu sử dụng các công nghệ mới mẻ đầy thú vị này thì bạn nên mua hàng mới và phân phối chính hãng để nhận được bảo hành khi gặp các lỗi như đã kể trên. Việc mua hàng xách tay không có bảo hành đối với nhóm card đồ họa “đời đầu” tỏ ra có rủi ro mắc lỗi cao hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, nếu đang dùng card đồ họa thuộc nhóm NVIDIA RTX “đời đầu”, bạn nên chú ý cập nhật các phiên bản trình điều khiển mới nhất nếu chưa “dính lỗi” trong thời gian sử dụng vừa qua. Các phiên bản mới của trình điều khiển cũng hạn chế phần nào khả năng gặp phải các vấn đề nhờ vào việc hãng đã tinh chỉnh khả năng hoạt động của hệ thống.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC NVIDIA HỖ TRỢ[/alert][su_divider]