Skip to content

NVIDIA RTX – Đã đến lúc phải nâng cấp từ trong ra ngoài?

NVIDIA RTX - Đã đến lúc phải nâng cấp từ trong ra ngoài?

NVIDIA RTX là nhóm các card màn hình thế hệ mới mà “đội xanh” đã “chào sân” với cộng đồng game thủ trong sự kiện Gamescom 2018 vừa qua. Đây là dòng card đồ họa hoàn toàn mới của hãng sử dụng kiến trúc Turing tiên tiến thay thế cho kiến trúc Pascal đã phần nào “có tuổi” của thế hệ GeForce 10 series hiện nay, bỏ qua dòng sản phẩm sử dụng kiến trúc Volta chỉ hướng tới người dùng chuyên nghiệp. Điều này tạo ra một cú hích nho nhỏ vào thị trường card xử lý đồ họa vốn náo động không ngừng từ cuối năm ngoái trở lại đây sau khi “cơn bão” tiền ảo “càn quét” gần như sạch sẽ các gian hàng phần cứng, khiến cho không ít game thủ phải “chùn tay” nâng cấp máy vì mức giá trở nên vô cùng đắt đỏ.

Chắc chắn rằng, với sự “chào sân” của các sản phẩm mới toanh thuộc nhóm các card đồ họa NVIDIA RTX, rất nhiều game thủ “khao khát” tốc độ đã bắt đầu “rục rịch” chuẩn bị “đạn dược” nhằm “vũ trang” cho mình những thiết bị mạnh mẽ nhất. Thế nhưng, liệu đây đã là thời điểm hợp lý để nâng cấp?

Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu các bạn nhé![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”147022, 146728″][su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]KIẾN TRÚC TURING[/su_heading]Khi nhắc đến thế hệ card đồ họa hoàn toàn mới NVIDIA RTX, không thể không nhắc đến kiến trúc Turing, mang tên nhà Toán học, mật mã học hàng đầu của Anh Alan Turing, người đã có công đầu trong việc phá giải hệ thống mật mã Enigma của Đức Quốc Xã cũng như đặt nền tảng cơ bản cho công nghệ vi tính hiện đại. Kiến trúc Turing có thể nói là một sự thay đổi lớn nhất của NVIDIA sau lần hợp nhất các xử lý đổ bóng, dựng hình và phủ vân bề mặt thành các nhân xử lý đồ họa CUDA một vài năm trước đây. Nếu so sánh với các thế hệ kiến trúc trước đó như Maxwell hay Pascal, sự thay đổi của Turing mang tính chất khác hẳn khi hãng đã mạnh dạn thay đổi cách thức thiết kế card đồ họa về mặt cơ bản, và cũng chính vì điều này, hiệu năng của các card NVIDIA RTX sẽ gây ra nhiều tranh cãi.

Cụ thể hơn, hãng đã thêm vào các nhân xử lý Ray Tracing (Tạm dịch là truy xuất tia sáng) và các nhân Tensor phục vụ cho tác vụ AI trong khi rất ít tăng số lượng các nhân xử lý CUDA như các bản nâng cấp kiến trúc thông thường. Về mặt lý thuyết, các nhân xử lý tác vụ thêm vào này sẽ độc lập xử lý các tác vụ nặng thay cho các nhân CUDA truyền thống theo một cách hiệu quả hơn, nhờ đó mà các nhân này sẽ “thoải mái” hơn trong việc thực thi các tác vụ truyền thống và tăng hiệu suất xử lý đồ họa.

Chính vì thế mà nếu “soi” một nhân xử lý Turing trong NVIDIA RTX, bạn sẽ thấy lượng nhân CUDA tăng không nhiều so với các sản phẩm ở phân khúc tương tự sử dụng các nhân xử lý đồ họa nền Pascal, điều này dấy nên sự nghi ngờ của rất nhiều game thủ về sức mạnh của các dòng sản phẩm mới toanh này khi chơi các game được lập trình theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, hãng đã đưa ra những kết quả thử nghiệm nhằm “trấn an” cộng đồng game thủ rằng các sản phẩm mới vẫn mạnh hơn tương đối trong các phép thử truyền thống nhờ vào việc tối ưu hóa các nhân xử lý CUDA. Mặc dù vậy, kết quả cụ thể chỉ có thể chờ đợi các thử nghiệm chuyên sâu hơn khi sản phẩm được tung ra thị trường.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]RAY TRACING[/su_heading][su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=SN2ayVd9-3E”][ot-video]https://youtu.be/ktBmuIuPt7w[/ot-video][/su_youtube]Mặc dù rất được NVIDIA quảng bá rộng rãi trên thế hệ NVIDIA RTX mới nhất trong đợt ra mắt tại triển lãm Gamescom 2018 vừa qua, thế nhưng Ray Tracing lại không phải là một công nghệ quá mới mẻ. Công nghệ này được tích hợp sẵn vào bộ thư viện DirectX12 của Microsoft và được chính thức công bố vào năm 2015 với hàng loạt các trình diễn kỹ thuật đến từ các hãng công nghệ hàng đầu thế giới thời bấy giờ, thế nhưng phải đến ba năm sau, công nghệ này mới có thể từ các trình diễn kỹ thuật “bước chân” vào thực tế bởi khả năng “sát thủ phần cứng” của nó khi các demo tech đều cần đến 4 card đồ họa Titan X mới có thể chạy được ổn định ở thời gian thực.

Vậy công nghệ Ray Tracing là gì?

Ray Tracing là công nghệ truy xuất nguồn sáng, từ đó các thuật toán sẽ đảm nhiệm việc tính toán để tạo nên các hình ảnh phản chiếu, đổ bóng cũng như tạo ra các hiệu ứng ánh sáng phản xạ theo thời gian thực. Những tác vụ này trước đây đều được các họa sĩ sử dụng một vài phương pháp tiểu xảo, chẳng hạn như Cube Mapping để tạo ra hình ảnh phản chiếu, hay Soft Shadow để tạo ra các bóng đổ của vật thể bằng cách “dán” các lớp vân bề mặt (texture) hình dạng bóng đổ hay phản chiếu được “dựng sẵn” vào các nơi cần phản xạ. Chính vì vậy mà khi có các nguồn sáng thời gian thực tác động trực tiếp vào vật thể, các chuyển đổi ánh sáng trong bóng đổ hay hình ảnh phản xạ bị “trơ” với môi trường, tạo ra cảm giác giả tạo với nguồn sáng động. Điều này có thể thấy rất rõ nét trong tựa game “đình đám” mới nhất của Marvel hiện nay là Marvel Spider-man, các hình ảnh phản xạ trên cửa kính tòa nhà cao tầng, phản xạ ánh sáng trên mặt nước đều… không “khớp” với các hiện tượng thực tế bên ngoài. Và dĩ nhiên, chỉ cần “bật” tính năng Ray Tracing lên trên các sản phẩm NVIDIA RTX mới nhất, mọi thứ sẽ trở nên thực tế và “lung linh” hơn hẳn.[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=6RwQ7H_EBoM”][ot-video]https://youtu.be/ktBmuIuPt7w[/ot-video][/su_youtube]Có được thì cũng có mất, công nghệ Ray Tracing “buộc” các card đồ họa gia tăng tính toán hàng ngàn lần cho các nguồn sáng, nhất là ở trong các môi trường ánh sáng phức tạp, thế nên việc sử dụng các nhân CUDA thông thường để xử lý trở nên quá “lãng phí” tài nguyên. NVIDIA đã đưa ra giải pháp sử dụng các nhân xử lý Ray Tracing riêng biệt trên các bộ xử lý đồ họa NVIDIA RTX để giải quyết vấn đề này theo một phương pháp hiệu quả nhất, đồng thời, “giải phóng” các nhân CUDA ra khỏi các tác vụ nặng nề này, và nhờ vậy mà tốc độ xử lý đồ họa được cải thiện đáng kể.

Lý thuyết đầy lý tưởng như vậy, nhưng trên thực tế, các nhà phát triển game vẫn chưa thể bỏ qua phương pháp dựng hình truyền thống do số lượng các card đồ họa cũ vẫn chiếm đa số trên thị trường, thế nên tính năng Ray Tracing trong thời điểm hiện tại cũng chỉ là bữa “cơm thêm” dành cho các khách hàng của “đội xanh”. Hậu quả là tính năng này càng làm nặng thêm cho các nhân xử lý đồ họa NVIDIA RTX mà không “giảm tải” được bao nhiêu so với kỳ vọng của NVIDIA, thậm chí là với những game như Shadow of the Tomb Raider, các thử nghiệm với Ray Tracing cho tốc độ khung hình ở mức rất thấp với độ giật, lag khá cao. Mặc dù nhà phát triển game cho rằng đây là do engine chưa thực sự được tối ưu hợp lý, thế nhưng theo ý kiến bản thân người viết, việc “lồng ghép” cả hai phương pháp đổ bóng cùng lúc đã làm nên lý do kéo tụt tốc độ game xuống vô cùng “thảm hại”.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]NVIDIA RTX – ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI NÂNG CẤP?[/su_heading]Với việc phát triển một kiến trúc hoàn toàn mới với những công nghệ “độc” mà NVIDIA đã “ấp ủ” trong suốt thời gian vừa qua, dĩ nhiên là các sản phẩm NVIDIA RTX cũng sở hữu mức giá khá “chát” nếu so sánh với các thế hệ trước đây. Cụ thể là với sản phẩm GeForce RTX 2070 Founder Edition sẽ có mức giá lên đến 599$, cao hơn 150$ so với GeForce GTX 1070 Founder Edition ra mắt hai năm trước đây (449$). Thậm chí là sản phẩm GeForce RTX 2080Ti Founder Edition sẽ lần đầu tiên có mức giá xuất xưởng vượt qua cột mốc 1000$ cho một card đồ họa chơi game. Đây chắc chắn là một trong những “cú sốc” lớn nhất đối với… “ví tiền” của đại đa số game thủ.

Và nếu giá tiền không thành vấn đề, bạn vẫn phải đối mặt với một vấn đề khác đó là bạn vẫn còn phải “đói game” dài dài khi các công nghệ Tensor AIRay Tracing vẫn chỉ được ứng dụng một cách dè chừng vào game hiện đại. Mặc dù NVIDIA “quảng cáo” có khá nhiều hãng phát triển game đã ứng dụng các công nghệ này vào sản phẩm của mình, thế nhưng những ứng dụng đó cũng chỉ mang tính chất trình diễn kỹ thuật là chính, tương tự NVIDIA’s Hairwork trước đây mà không đem lại các giá trị thực tế giảm tải cho hệ thống như hãng mong đợi.

Thêm vào đó, các card đồ họa dòng NVIDIA RTX mới cũng chưa cho thấy sự vượt trội ấn tượng so với các dòng card sử dụng kiến trúc Pascal hiện nay. Chẳng hạn như các card đồ họa sử dụng GPU GTX 1080Ti đã hạ giá xuống chỉ vào khoảng 600$ đến 650$ tại thị trường Mỹ, tức là xấp xỉ với GeForce RTX 2070 Founder Edition đôi chút trong khi sở hữu sức mạnh đồ họa trên các phép dựng hình cũ ngang ngửa với sản phẩm cao cấp hơn là GeForce RTX 2080 Founder Edition.

Vì vậy, có lẽ đây vẫn chưa phải là thời điểm hợp lý để bạn nâng cấp card đồ họa của mình do các ứng dụng và game vẫn chưa “chạy theo” kịp các phát triển về phần cứng, thêm vào đó, bạn vẫn có rất nhiều sự lựa chọn tốt với các dòng card Pascal hiện nay trong khi các card đồ họa NVIDIA RTX vẫn còn quá đắt đỏ.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC NVIDIA HỖ TRỢ[/alert][su_divider]

Tác giả