Dù đã được “úp mở” từ rất lâu, nhưng mãi đến tận tháng 5 vừa qua, Oculus Go mới chính thức “chào sân” game thủ
Khi nhắc tới công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality – VR), chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những thiết bị đắt đỏ, dây nhợ lòng thòng và hàng tá những trải nghiệm bất tiện khác mà những thiết bị “tiên phong” trong lĩnh vực này đem lại như HTC Vive, như Oculus Rift hay thậm chí như sản phẩm “chết non” của Razer như OSVR.
Chính vì thế mà với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, Oculus Go ra đời với một “sứ mệnh” không hề đơn giản: Mang VR đến với nhiều người dùng hơn.
Có thể nói trên một chừng mực nào đó, sản phẩm hợp tác giữa Oculus và Xiaomi đã đạt được những thành công nhất định, giải quyết được khá nhiều vấn đề mà các thiết bị “đàn anh” đi trước gặp phải để đem đến một giải pháp tiện lợi hơn, gọn gàng hơn và cũng… hợp túi tiền hơn cho các game thủ muốn trải nghiệm “cảm giác VR” theo một cách đơn giản hơn rất nhiều.
Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài viết sau, bạn nhé![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC XIAOMI HỖ TRỢ[/alert]
- CPU: Intel® Core™ i7-8700 Processor
- Mainboard: ROG STRIX Z370-E GAMING
- RAM: 8GB Geil Super Luce 2400MHz RGB
- Cooler: NZXT M22 Kraken
- HDD: 2TB WD Blue
- Graphics: MSI GTX 1060 Gaming 3G
- Monitor: Samsung 27” S27F350FHU
Trọng lượng máy425g (không có dây đai)
Chíp xử lý: Snapdragon 821
Dung lượng Ram/Bộ nhớ: 32GB / 64GB
Màn hình: 2560 × 1440 Màn hình LCD độ phân giải 2k
Thấu kính: 57 × 45mm
Tốc độ quét hình: 60 / 72Hz
Wi-Fi: 802.11b / g / n / ac 2 x 2
Pin: 2600mAh[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”145718, 146319″][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]MỘT THIẾT KẾ “THÔNG MINH” | OCULUS GO[/su_heading]
Có thể nói rằng, Oculus Go là một sản phẩm tập trung tất cả các tinh túy của cả hai đội ngũ kỹ sư hàng đầu đến từ Oculus và Xiaomi với một thiết kế vô cùng thông minh, giới hạn tất cả các yếu tố ở mức vừa phải nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế ảo tuyệt với nhất trong tầm giá.
Oculus Go được thiết kế hoàn toàn không dây với tất cả các linh kiện đều được “đóng gói” gọn gàng bên trong lớp vỏ nhựa. Nhờ đó mà bạn hoàn toàn được “giải phóng” khỏi đám dây nhợ lòng thòng mà các thế hệ kính thực tế ảo truyền thống hiện nay đang sở hữu. Về một mặt nào đó, Oculus Go đến gần hơn với sản phẩm Gear VR được Oculus phối hợp sản xuất với Samsung dành riêng cho các điện thoại cao cấp của hãng này cả về cấu hình phần cứng lẫn phần mềm, nên hiển nhiên là sản phẩm sẽ thiếu đi một vài tính năng nâng cao của phiên bản Rift dành cho PC.
Được làm hoàn toàn bằng nhựa và cao su, Oculus Go khá nhẹ, nhẹ hơn cả phiên bản Gear VR sau khi lắp điện thoại vào, vì vậy dù bạn vẫn cảm thấy phần đệm có chút tì lên mặt bạn, nhưng vẫn tương đối nhẹ nhàng và đủ thoải mái để đeo trong thời gian dài. Các nút được bố trí tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc điều khiển bằng tay trái, nhất là khi tay phải bạn sử dụng điều khiển cần điều khiển “Motion controller”. Các dây đeo bằng chất liệu sợi thun có thể điều chỉnh được phù hợp với tất cả mọi kích cỡ của người dùng, đem lại sự thoải mái khi đeo dài lâu chứ không tạo ra cảm giác sức ép như trên phiên bản Rift hay sự lỏng lẻo của Gear VR.
Nhìn chung, về mặt tổng thể, bạn sẽ chẳng có gì phải phàn nàn với Oculus Go về thiết kế bên ngoài từ chất liệu, kiểu dáng, khối lượng đến vị trí bố trí các nút bấm. Tất cả đều đem lại sự thoải mái nhất dành cho người dùng khi trải nghiệm những nội dung thực tế ảo đầy hấp dẫn.[su_carousel source=”media: 149629,149630,149631,149632,149633,149634″ limit=”100″ link=”lightbox” width=”300″ height=”120″ title=”no”][/su_carousel][su_quote]Được làm hoàn toàn bằng nhựa và cao su, Oculus Go khá nhẹ, nhẹ hơn cả phiên bản Gear VR sau khi lắp điện thoại vào[/su_quote]Không chỉ dừng lại ở đó, một trong những thiết kế thông minh khác mà Oculus Go được nhóm kỹ sư phát triển “ưu ái” dành riêng chính là hệ thống loa stereo định hướng chạy dọc theo hai thanh giữ dây (strap guide), hướng luồng âm thanh đến trực tiếp tai người dùng. Nhờ đó mà âm thanh từ sản phẩm vô cùng tự nhiên, nhất là khi bạn sử dụng các chương trình xem phim ảnh như Netflix hay Oculus TV, cảm giác thưởng thức màn ảnh rộng sẽ thoải mái hơn khi bạn đeo tai nghe như trên các phiên bản trước. Tuy nhiên, điều này cũng phần nào làm giảm sự riêng tư của người dùng, nên hãng cũng vẫn trang bị một cổng cắm headphones 3.5mm trên thân máy.
Thật thiếu sót nếu nói đến Oculus Go mà không nói đến tay cầm điều khiển Motion Controller. Tay cầm này sử dụng năng lượng từ một pin AA (có thể sử dụng pin sạc) và kết nối tự động không dây với kính tương tự như tay cầm trên DayDream VR hay Gear VR phiên bản 2017 về sau. Đây là một tay cầm đa năng có thể sử dụng để điều khiển các tác vụ thông thường và chơi các game tương tác theo “phong cách” thực tế ảo.
[su_divider]
[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]TRẢI NGHIỆM MƯỢT MÀ | OCULUS GO[/su_heading]
Oculus Go được thiết kế với bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 821, có phần tương tự với vi xử lý sử dụng trên Samsung Galaxy S7 (phiên bản nhà mạng Mỹ), không quá mạnh mẽ và mới mẻ như những chip xử lý trên các điện thoại hàng đầu hiện nay nhưng cũng khá đủ cho các tác vụ thực tế ảo. Với chip xử lý đồ họa Adreno 530 tích hợp, có sức mạnh đồ họa lên đến 500Gflops, thậm chí còn cao hơn cả các máy console thế hệ trước như PlayStation 3 hay XBOX 360 nên bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng 3D của các game thực tế ảo hàng đầu trên nền tảng Oculus với độ chi tiết chẳng kém gì các game “hạng A” trên các hệ máy khác. Đội ngũ kỹ sư của hãng thậm chí còn tạo ra một tính năng giúp Oculus Go tập trung dựng hình ở trung tâm màn hình và giảm dần độ chi tiết ra phía ngoài, điều này cũng giúp “giảm tải” cho chip xử lý đồ họa, từ đó giảm được lượng nhiệt tỏa ra cũng như tăng cao khả năng dựng hình cho thiết bị so với cách dựng hình toàn phần thông thường.
Điểm nhấn quan trọng thứ hai về mặt phần cứng trên Oculus Go chính là màn hình tinh thể lỏng (LCD) có độ phân giải 2560×1440 hoạt động ở tần số quét 72Hz. Mặc dù có độ phân giải ngang bằng với các smartphone thế hệ trước như Galaxy S7, thế nhưng cấu hình sub pixel RGB của tấm nền LCD đem đến độ sắc nét cao cấp rưỡi cách bố trí theo kiểu pentitle trên các màn hình OLED thông thường. Nhờ vậy mà hình ảnh mịn hơn, ít gặp hiện tượng hạt hơn trong khi vẫn giữ được mức giá “mềm” hơn hẳn so với các màn hình OLED đắt đỏ.
Một điều khác cũng khá lạ đó là lần đầu tiên thấu kính Fresnel xuất hiện trên một sản phẩm của Oculus. Loại thấu kính này có mức giá thành chế tạo khá cao giúp giảm tối đa hiện tượng lóa màu ở các khung cảnh thừa ánh sáng. Sự cải thiện này không quá nhiều, nhưng cũng vô cùng thực dụng đối với một sản phẩm sử dụng màn hình LCD có độ sáng cao như Oculus Go. Nhờ đó mà hình ảnh được thể hiện ra đẹp và trọn vẹn hơn hẳn so với sử dụng các thấu kính cầu thông thường. Trong các sản phẩm thực tế ảo trước đây, chỉ duy nhất có HTC Vive sở hữu cặp thấu kính Fresnel và đây cũng từng là “điểm nhấn” để xếp sản phẩm này vào hàng ngũ các sản phẩm cao cấp.[su_quote]Điểm nhấn quan trọng thứ hai về mặt phần cứng trên Oculus Go chính là màn hình tinh thể lỏng (LCD) có độ phân giải 2560×1440 hoạt động ở tần số quét 72Hz[/su_quote]Trải nghiệm game trên Oculus Go là vô cùng đơn giản với giao diện quen thuộc từ trước đến nay của hãng. Theo như một thống kê không đầy đủ, đã có hơn 1000 tựa game thực tế ảo với nhiều trò chơi có chất lượng cao như Dead and Buried, End Space, Over Flight hay Drop Dead với chất lượng đồ họa ở mức rất tốt, không thua kém gì các game console trên nền PlayStation 3 và XBOX 360 trước đây với trải nghiệm khung hình mượt mà, điều khiển dễ dàng với tay cầm motion controller cùng với nhiều cách chơi mới lạ chỉ có ở trong thế giới của thực tế ảo với mức giá không quá cao như với các game console thông thường.
Nếu đã chán chơi game, bạn có thể sử dụng Oculus Go để lướt web trên nền trình duyệt web khổng lồ, xem Netflix, Oculus TV và các phim ảnh với màn hình kích cỡ như trong rạp hát. Đặc biệt hơn cả, trong mùa World Cup này, Oculus cũng đã hợp tác với một số đài truyền hình thử nghiệm phát sóng các trận bóng bằng công nghệ VR, điều này giúp bạn trải nghiệm những trận bóng hệt như đang ngồi trên khán đài mà chẳng cần phải đến nước Nga xa xôi để gặp các thần tượng của mình. Các hãng truyền hình cũng bắt đầu tận dụng công nghệ thực tế ảo để đem đến những trải nghiệm ấn tượng cho người dùng thiết bị này, chẳng hạn như bạn có thể xem show trình diễn The Lion King vô cùng kinh điển và nổi tiếng thế giới hệt như đang ngồi trong khán phòng của các nhà hát Broadway – New York, nơi lừng danh với hàng trăm vở nhạc kịch và trình diễn âm nhạc hàng đầu trên toàn thế giới.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]MỘT VÀI HẠN CHẾ | OCULUS GO[/su_heading]
Mặc dù sở hữu thiết kế tốt, chất lượng trải nghiệm tuyệt vời nhưng Oculus Go cũng gặp phải một số vấn đề còn hạn chế.
Vấn đề đầu tiên nằm ở dung lượng tích hợp sẵn trong Oculus Go. Có lẽ đây là một chiến lược mà Oculus “cố ý” khi giới hạn ở hai mức dung lượng 32GB và 64GB mà không hề cho phép người dùng gắn thêm thẻ nhớ bên ngoài. Dĩ nhiên là nếu muốn có nhiều không gian lưu trữ hơn, bạn phải bỏ nhiều tiền hơn để mua phiên bản 64GB, vốn đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho hãng, điều này cũng tạo ra khá nhiều hạn chế khi thiết bị chỉ lưu trữ được vài game và vài bộ phim nhỏ với dung lượng 32GB mà thôi.[su_quote]Mặc dù sở hữu thiết kế tốt, chất lượng trải nghiệm tuyệt vời nhưng Oculus Go cũng gặp phải một số vấn đề còn hạn chế.[/su_quote]Vấn đề thứ hai của Oculus Go nằm ở thời lượng pin còn tương đối “eo hẹp” khi hãng chỉ tích hợp viên pin 2600mAh. Viên pin này chỉ đủ cho người dùng chơi game trong vòng khoảng hơn 2 giờ hay xem phim trong khoảng 3 giờ. Sau đó, bạn phải mất gần 2 giờ để sạc đầy cục pin bằng cục sạc đi kèm. Mức thời gian này vẫn còn tương đối hạn chế nếu so sánh với “đàn anh” Gear VR hay một đối thủ dùng pin khác là Avegant Glyph vốn có thời lượng pin lên đến 4 giờ, chưa đủ cho việc giải trí trong những chuyến đi dài.[rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]