Skip to content

Onimusha: Warlords – Đánh Giá Game

Onimusha: Warlords

Onimusha: WarlordsMega Man X Legacy Collection, Mega Man 11, Devil May Cry HD Collection, Devil May Cry 5, Resident Evil 2 Remake… có chuyện gì đó đang xảy ra với Capcom vậy?

Liệu có phải công ty đang hướng về quá khứ, đang thực sự tìm lại những tựa game mà triệu, triệu người chơi từng yêu thích, từng gắn liền với tuổi thơ để sau đó mở rộng chúng?

Không lẽ Capcom đang… thực sự lắng nghe người hâm mộ?

Thật nực cười rằng thời đại này, rất nhiều ông lớn cố gắng tạo ra những tựa game với mục đích “vặt tiền” hơn là giải trí.

Một Konami bóc lột nhân viên ưu tú và “biến tấu” một dòng game Metal Gear tên tuổi thành sản phẩm chơi mạng, một Blizzard với “đột phá” Diablo Immortalkhông người hâm mộ quan tâm, một Bethesda với Fallout 76 đầy đủ “phốt”.

Giữa một rừng các “tấm gương” lớn vậy, thật may mắn khi chúng ta thấy vẫn còn những công ty khổng lồ đang cố gắng “tìm về cội nguồn” của mình, như Capcom đang làm đây.

Và một cái tên đáng chú ý trong danh sách “phục sinh cổ điển” của Capcom chính là Onimusha: Warlords.

Ra mắt vào năm 2001 trên chiếc PlayStation đầu tiên, Onimusha: Warlords đã tạo một ấn tượng không hề nhỏ với người chơi, đủ sức để Capcom ra mắt tới thêm 3 tựa game Onimusha sau đó.

Đáng tiếc là phiên bản thứ tư, Onimusha: Dawn of Dreams trên PlayStation 2 tuy được đánh giá khá tốt nhưng doanh số thấp phần nào khiến Capcom “lãng quên” dòng game này… cho tới hôm nay!

Liệu có phải Capcom định phục sinh lại dòng game Onimusha như những gì họ đã làm với Mega Man hay Devil May Cry?

Thời gian sẽ trả lời.

Nhưng trước hết, mời các bạn cùng Vietgame.asia điểm qua những nét đặt trưng chính của Onimusha: Warlords đã nhé!

BẠN SẼ THÍCH

HỆ THỐNG CHIẾN ĐẤU CÂN BẰNG

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM

  • OS: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
  • RAM: 16 GB
  • VGA: Gigabyte Rx 560 OC 2GB
  • HDD: Samsung 950 Pro 256GB

 

 

Để miêu tả hệ thống chiến đấu của Onimusha: Warlords, có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn từng chơi hai tựa game kinh điển khác của Capcom: Resident EvilDevil May Cry.

Trong Resident Evil, cách bạn di chuyển là tối quan trọng để lừa những tên zombie, đánh lạc hướng hay tấn công chúng từ phía sau thay vì lăn xả trực diện. Còn Devil May Cry thì lại thiên về chặt xem đã tay, tấn công càng nhanh, càng chuẩn xác, bạn sẽ càng có lợi thế.

Như một khoảng trời riêng giữa hai cái tên lớn, Onimusha: Warlords khắc họa một cơ chế đòi hỏi sự di chuyển khéo léo để tránh những đòn thế hay hướng khiên của kẻ địch. Tuy nhiên, tựa game cũng ẩn chứa ít nhiều cảm giác chặt chém. Hơn nữa, bạn còn có thể dùng các vũ khí đánh xa như cung tên hoặc súng, và thậm chí sử dụng các loại ma pháp nữa.

Những trận chiến trong Onimusha: Warlords là sự kết hợp tuyệt vời giữa nhanh nhẹn và thông minh. Bạn phải nhanh nhẹn để chớp lấy thời cơ sơ hở, tấn công lúc đối thủ còn yếu, chưa ra đòn. Nhưng bạn cũng phải thông minh để biết khi nào nên dừng, khi nào nên chạy để tránh nhận sát thương.

Bên cạnh việc chặt chém, Onimusha: Warlords cũng đổi gió cho bạn bằng cách lồng những thử thách giải đố vào. Thay vì nhanh tay nhanh mắt, bạn có thể thả lỏng, tận hưởng thời gian để “đánh bại” các câu đố về sắp xếp số, giải mã kí tự hay chọn đường đi phù hợp.

Tiếp theo, việc nâng cấp đóng vai trò khá quan trọng trong game. Sau khi tiêu diệt quỷ dữ, bạn có thể thu thập linh hồn chúng để sử dụng vào nâng cấp vũ khí, ngọc hay đồ. Do game không có cấp nhân vật nên nâng cấp vũ khí là cách duy nhất để thể hiện bạn đang trở nên mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, nâng cấp ngọc sẽ giúp bạn mở khóa nhiều khu vực hơn, cần thiết để tiếp tục cốt truyện. Cuối cùng, bạn có thể nâng cấp đồ, và đặc biệt quan trọng là thảo dược (Herb) sang thuốc (Medicine).

Một lưu ý nhỏ, Herb là món đồ yếu hơn và hồi ít máu hơn so với Medicine. Thế nhưng lượng Herb hay Medicine bạn có thể kiếm trong game khá là hạn hẹp, nên nếu có Medicine bạn hãy ưu tiên dùng nó trước. Dù gì nó cũng hồi rất nhiều máu nên bạn đỡ phải dùng 2-3 lần Herb, và bạn có thể nâng cấp Herb lên Medicine sau này. Nếu không làm vậy, rất có thể bạn sẽ bị hết đồ hồi màu vào đoạn sau của game đó.[su_quote]Bạn phải nhanh nhẹn để chớp lấy thời cơ sơ hở, tấn công lúc đối thủ còn yếu, chưa ra đòn. Nhưng bạn cũng phải thông minh để biết khi nào nên dừng, khi nào nên chạy để tránh nhận sát thương[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]KHÔNG KHÍ ĐẶC TRƯNG[/su_heading]Nếu là người mới chơi Onimusha: Warlords, có thể bạn sẽ không thấy tựa game ấn tượng lắm. Đồ họa không khá khẩm hơn mấy so với nguyên mẫu ngót nghét gần 20 năm trước nên chắc chắn sẽ khiến không ít người “gai mắt”. Cốt truyện hoàn toàn tuyến tính, không hề có một lựa chọn, một ngã rẽ nào. Thời lượng chơi cũng không qua nhiều, có lẽ khoảng 5 tiếng nếu bạn chơi lần đầu và không làm gì đó ngu xuẩn như… dùng sạch toàn bộ Herb như đã nói.

Thế nhưng game đã rất thành công trong việc xây dựng một “khái niệm” chiến binh ác quỷ Onimusha.

Hình tượng anh hùng diệt trừ gian ác có thể nói là mô-típ kinh điển của kinh điển. Nhưng Onimusha: Warlords đã tạo ra nét đặc sắc riêng bằng cách bơm vào đó chất “thực”. Nhân vật chính là một Ronin (Samurai không có chủ tướng) hoàn toàn thực tế và có thật trong lịch sử, chứ không phải là một Dante hay Nero hào hoa, ngầu từ đầu tới chân. Bối cảnh lịch sử được lấy vào thời kì Chiến Quốc của lịch sử Nhật Bản, và nhân vật phụ quan trọng có Nobunaga… hoàn toàn đúng. Còn ác quỷ trong game chắc chắn không thể thật được, nhưng game cũng có cách  lấy cảm hứng từ truyện thần thoại Nhật Bản rồi lồng chúng vào cốt truyện sao cho hợp lý, đáng tin nhất.

Tóm lại, Onimusha: Warlords không gây ấn tượng với người chơi bằng cách theo đuổi sự giả tưởng nào đó quá lớn lao hay mát nhãn.

Thay vào đó, game tạo điểm nhấn bằng cách đưa sự giả tưởng vào gần với thực tế, gần với lịch sử của chính Nhật Bản.

Từ đó, game tạo một bầu không khí rất độc đáo và là bệ phóng tuyệt vời cho những tựa game tiếp theo.

Onimusha: Warlords[su_quote]game tạo điểm nhấn bằng cách đưa sự giả tưởng vào gần với thực tế, gần với lịch sử của chính Nhật Bản[/su_quote]

  • Sản xuất: Capcom
  • Phát hành: Capcom
  • Thể loại: Hành động
  • Ngày ra mắt: 16/1/2019
  • Hệ máy: PC, PlayStation 4, Nintendo Switch
  • OS: Windows 7 (64-bit)
  • CPU: Core i3 Dual Core
  • RAM: 4 GB
  • VGA: NVIDIA GeForce GTX 760/AMD Radeon R7 260x
  • HDD: 12 GB

BẠN SẼ GHÉT

CƠ CHẾ ĐIỀU KHIỂN VÀ CAMERA… VÔ VỌNG

Sản phẩm đặc trưng trên rất nhiều tựa game trên hệ PlayStation đầu tiên là cách thiết kế camera để tăng độ khó cho game.

Muốn nhân vật tiến, bạn bấm nút tiến.

Muốn nhân vật lùi, bạn bấm nút lùi.

Câu chuyện quá đơn giản phải không?

Muốn nhân vật sang trái, bạn bấm nút qua trái, muốn nhân vật sang phải, bạn bấm nút qua phải.

Hợp lý nhỉ?

Nhưng Onimusha: Warlords không thích điều này.

Nút sang trái, phải của game có tác dụng quay người nhân vật theo chiều đó, còn nút tiến là di chuyển nhân vật thẳng về trước mặt.

Như vậy, thay vì xác định hướng đi của nhân vật một cách trực tiếp bằng ví trí của họ trong không gian, bạn còn phải làm một bước là… xem họ đang nhìn về hướng nào, thì mới đi được theo hướng đó.

Thế nhưng sự oái ăm chưa dừng ở đây.

Các góc camera có thể đảo hướng liên tục, tùy vào bạn đang ở đâu.

Ví dụ cảnh này camera có thể chiếu ở phía trên, nhưng đi một đoạn, camera đã đổi và chiếu từ phía phải.

Điều đó chắc chắn sẽ khiến không ít người loạn nút bấm.

Và với một tựa game quan trọng việc di chuyển như Onimusha: Warlords, đây chắc chắn là trải nghiệm chẳng mấy vui vẻ.

thay vì xác định hướng đi của nhân vật một cách trực tiếp bằng ví trí của họ trong không gian, bạn còn phải làm một bước là… xem họ đang nhìn về hướng nào, thì mới đi được theo hướng đó

GAME ĐƯỢC CAPCOM HỖ TRỢ – CHƠI TRÊN HỆ PC

Bạc 8.0

Onimusha: Warlords mang tới một cơ chế chơi khá cuốn hút, đặc biệt và một bầu không khí ấn tượng. Nhìn chung đây là một sản phẩm cổ điển đáng để trải nghiệm... nếu bạn chịu được cách thiết kế camera "muốn ói" của game.