[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC CODEMASTERS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]T[/dropcap]hông thường, cứ 10 tựa game thì đã hết 9 cố gắng mang đến một trải nghiệm nhân đạo nào đó cho người chơi. Bằng cách này hay cách khác, trong game chúng ta luôn vào vai những vị anh hùng gánh trên vai sứ mệnh cứu rỗi thế giới hoặc tiêu diệt chúa quỷ.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Codemasters
- Phát hành: Codemasters
- Thể loại: Hành động | Nhập vai
- Ngày ra mắt: 19/10/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 19.99 USD
- OS: Windows 7 64 Bit trở lên
- Processor: Core i3 2.66GHz+
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: AMD HD4850 hoặc Nvidia GTS250 trở lên
- Hard Drive: 5 GB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Điều đó vốn dĩ không lạ, bởi vì “nhân sinh sơ, tính bản thiện” – ai sinh ra trên đời cũng đều vốn yêu thích điều lành mà ghét chuyện ác. Do đó, đánh vào tâm lý này và cố gắng “tâng bốc” người chơi, tạo cho họ một cảm giác thỏa mãn vì làm việc nghĩa chính là phương pháp “dụ dỗ” của các nhà làm game.
Dĩ nhiên, thỉnh thoảng cũng có vài sản phẩm làm chuyện trái khoáy, chẳng hạn như bắt người chơi phải vào vai phản diện, đi phá hoại thế giới thay vì cứu lấy nó một cách nhàm chán. Đừng đầu trong danh sách những game kiểu này, khó có tựa game nào xứng đáng hơn là Overlord, đến từ Codemasters, một dòng game lừng lẫy đã có lịch sử hơn chục năm… đày đọa người chơi làm ác nhân.
Từ khi Overlord II ra đời vào năm 2009 đến nay, phải mất đến 6 năm người chơi mới có dịp thưởng thức một sản phẩm khác của thương hiệu này, tuy chỉ là phiên bản spin-off (ngoại truyện) chứ không phải dòng chính thống. Với cái tên Overlord: Fellowship of Evil, liệu game có thể làm sống lại những kỷ niệm tuyệt vời của một thời… “phá làng phá xóm” trong vai chúa quỷ của ngày xưa ấy hay không? Vietgame.asia sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Pulse – Đánh Giá Game
Uncharted 2: Among Thieves – Đánh Giá Game
Hyperdrive Massacre – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Overlord nào? Overlord gì?
Mặc dù chỉ là những dòng đầu tiên của một bài đánh giá, nhưng người viết muốn khuyên nhủ bạn đọc một điều xuất phát từ trái tim: ĐỪNG MUA, ĐỪNG CHƠI và ĐỪNG TÌM HIỂU gì về sản phẩm có tên Overlord: Fellowship of Evil này nữa làm gì – bởi vì trong cuộc đời 25 năm chơi game, người viết chưa từng thấy cái gì “ít giống” với Overlord hơn Overlord: Fellowship of Evil cả.
Ôn lại một chút về Overlord, thì đây là một tựa game nhập vai – chiến thuật cực kỳ thú vị, trong đó người chơi sẽ vào vai chúa quỷ với vai trò tiêu diệt thế giới. Để làm được điều đó, chúa quỷ phải điều động một binh đoàn gồm những con tiểu quỷ lâu la vừa lộn xộn, nhiều chuyện, nhí nhố và… cực kỳ ăn hại đi… phá làng phá xóm, cướp tài nguyên, đốt nhà…Chính nhờ cái kết cấu kỳ quái mà thú vị này, Overlord tạo nên cái nét duyên rất độc, rất lạ mà khó có tựa game nào khác sánh bằng. Thật sự, chẳng có gì… đau đầu hơn việc nghĩ đến chuyện thôn tính thế giới mà phải nhờ vào bầy lâu la… ăn tàn, phá hại, chỉ chuyên chú trọng thực hiện đúng công thức “nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại” như thế này cả.
Thế nhưng, chúng ta đừng trông mong gì vào những nét duyên ngày xưa ấy trong sản phẩm có tên Overlord: Fellowship of Evil này làm gì. Tất cả những gì mà Overlord: Fellowship of Evil có thể làm được là cố gắng… “chà đạp” một huyền thoại bằng sự sao chép, phá hủy, bóp méo một cách thô bạo nhất những giá trị và tinh hoa truyền thống của cái tên Overlord.[su_quote]Tất cả những gì mà Overlord: Fellowship of Evil có thể làm được là cố gắng… “chà đạp” một huyền thoại bằng sự sao chép, phá hủy, bóp méo một cách thô bạo[/su_quote][su_divider]
Một “nồi cám lợn” rẻ tiền!!!
Để “cải lùi” thương hiệu Overlord, Overlord: Fellowship of Evil đã có những “cách tân” về lối chơi mà người viết chỉ biết lắc đầu thở dài, tiếc cho một thương hiệu tuyệt vời nay đã bị “dìm hàng” đến tận cùng. Nếu nói về lối chơi của Overlord: Fellowship of Evil, có thể hình dung bằng việc game này đã “vay mượn” cái sườn của dòng Overlord với lối chơi nhập vai và điều khiển tiểu quỷ, “chắp vá” thêm vào yếu tố chặt chém – hành động của Diablo/Titan Quest và combo liên hoàn của Devil May Cry.
Tuy nhiên, chỉ có thể nói rằng đây là một sự gán ghép thô thiển nhất trong lịch sử của video game, bởi vì mặc cho Overlord: Fellowship of Evil thu gom những gì tinh hoa nhất của các sản phẩm đình đám khác, không có nghĩa là game có thể làm cũng tốt như vậy.Trước hết, chúng ta hãy bàn về sự “mất chất” Overlord cực kỳ, khi trong Overlord: Fellowship of Evil sự hiện diện của đám tiểu quỷ trứ danh chỉ để “làm màu” – bởi vì người chơi có thể hoàn thành game 100% mà không cần dùng đến một binh một tốt nào cả, chỉ bằng cách “tả xung hữu đột” càn quét mà thôi!
Overlord là một dòng game cực kỳ trí tuệ, khi bằng vào cách điều phối những loại tiểu quỷ với năng lực khác nhau, người chơi mới có thể giải quyết các bài toán khó về tài nguyên, xây dựng và đánh chiếm – nhưng với Overlord: Fellowship of Evil thì không.
Kế tiếp, đó là tuy game mô phỏng lối chơi nhập vai chặt chém kiểu Diablo/Titan Quest khi cho đến 4 lớp nhân vật khác nhau để người chơi chọn – thế nhưng về bản chất chúng hoàn toàn không có gì khác biệt.
Hai đánh xa, hai cận chiến, hệ thống kỹ năng nghèo nàn và trên 70% vô dụng, không có giá trị “cày cuốc” trang bị do vũ khí/giáp trụ gần như không có. Như vậy thì cố bê cái hệ thống quý giá này vào đây làm chi?Cuối cùng, là tuy game có cơ chế combo đòn thế giữa ba loại đánh thường, đánh mạnh và “gồng” rồi đánh, thế nhưng khả năng mô phỏng vật lý và trọng lực của Overlord: Fellowship of Evil lại tệ đến mức khó tin. Cảm giác vũ khí “quật” vào một kẻ địch hoàn toàn trống không như đánh “gió”, kẻ địch bay đi, ngã xuống và lăn lộn y như một con rối da (ragdoll).
Chưa dừng lại ở đó, mà khi kẻ địch bị đánh văng đi như vậy, chúng sẽ trở nên “bất tử” vài giây để người chơi không thể đánh bồi thêm cho tới khi chúng đứng lên. Ôi, Overlord thật là “thượng võ” quá đi mà![su_quote]Overlord: Fellowship of Evil đã có những “cách tân” về lối chơi mà người viết chỉ biết tiếc cho một thương hiệu tuyệt vời nay đã bị “dìm hàng” đến tận cùng[/su_quote][su_divider]
A.I cực tệ!
[su_quote]A.I của Overlord: Fellowship of Evil có thể nói là tệ còn hơn cả những tựa game ngô nghê của những sản phẩm 8-bits những năm 80[/su_quote]Như một giọt nước cuối cùng làm tràn ly, sau khi nội dung – giá trị – lối chơi – hệ thống chiến đấu của Overlord: Fellowship of Evil đã bị làm cho “nát đến mức không thể nát hơn”, thì A.I (trí thông minh nhân tạo) của game có thể coi là một “kỳ quan” của thảm họa.
Thật sự người viết có thể coi là dạng game thủ khá “ăn tạp” và không thật sự là “fanboy” để có thể phê phán một sản phẩm nào đó đến mức tàn mạt, nhưng với Overlord: Fellowship of Evil thì khó có thể ghìm được “lửa giận” xuống mà không buột miệng hỏi một câu rằng: 6 năm qua từ lúc Codemasters song hành cùng Triumph Studios, họ (Codemasters) đã biến nó thành cái gì?
A.I của Overlord: Fellowship of Evil có thể nói là tệ còn hơn cả những tựa game ngô nghê của những sản phẩm 8-bits những năm 80.
Trước hết, phải nói đến việc tại sao có chuyện người chơi có thể hoàn thành game mà không sử dụng đến lũ tiểu quỷ. Lý do rất đơn giản: bởi vì chúng nó ngu độn đến mức khó tin, và thà không dùng tới cho đỡ bực mình còn hơn!
Mỗi khi ra lệnh, chúng chỉ biết cắm đầu lao thẳng vào kẻ địch, mà đặc biệt lựa những chỗ nguy hiểm nhất để đâm đầu vào, rồi đứng yên một cách ngớ ngẩn và… chết một cách vô giá trị. Còn đâu những con yêu tinh nhí nhố vừa đần độn, vừa tham lam mà lại “đáng yêu” một cách kỳ lạ một thời của Overlord?
“Phe ta” đã vậy, nhưng “phe địch” cũng không khá hơn bao nhiêu. Thật sự những trận đấu trùm trong Overlord: Fellowship of Evil có thể nói để dễ đến mức buồn ngủ, bởi vì bọn trùm tuy có thể gây ra sát thương khá mạnh, nhưng số đòn thế và biên độ di chuyển của chúng lại nghèo nàn đến mức người chơi có thể vừa chơi, vừa ngủ gật mà vẫn thắng được!
Ở đây không phải là do game thiết kế dễ, mà bởi vì A.I của máy quá đần độn và phản ứng trì trệ như một trò đùa lố bịch![su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.overlordthegame.com/us/home”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/overlordgame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/Overlordgame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/306670/”][/su_icon_panel][su_divider]