Skip to content

Paperama

[space space_height=”40″][heading heading_text=”THÔNG TIN”]

  • Loại hình: Miễn phí

  • Giá tham khảo: N/A

  • Phiên bản: 1.4

[dropcap style=”style1″]Đã[/dropcap]từ lâu, nghệ thuật xếp giấy Origami của Nhật Bản đã trở thành một thú chơi rất tao nhã và thanh lịch ở mọi tầng lớp xã hội. Chỉ có một nguyên tắc cần tuân thủ: các tác phẩm phải được xếp từ một tờ giấy hình vuông duy nhất, không cắt xén, không dán ghép – còn thì chất liệu tùy ý, có thể là giấy báo cũ, giấy thủ công của trẻ em… cho đến những loại giấy chuyên dụng rất đắt tiền.

Nghệ thuật là một cái gì đó gắn liền với giá trị tinh thần, vì vậy đôi khi nó quá cao thâm và hàn lâm để có thể am hiểu ngọn ngành. Nhưng chắc chắn, cái cảm giác chính tay tạo nên một sinh vật, một thực thể từ một vuông giấy vô tri, thì ai cũng sẽ có ấn tượng mạnh mẽ. Vì là một loại hình nghệ thuật, cho nên ý tưởng đưa xếp giấy thành game ít nhiều gì cũng gặp những trở ngại về mặt tâm lý.

Paperama, một tựa game di động dành cho iOS và Android, không hẳn là mô phỏng Origami, mặc dù cũng có lối chơi xoay quanh việc gấp một vuông giấy. Hãy cùng Vietgame.asia trải nghiệm cảm giác kỳ lạ với thế giới giấy màu của Paperama nhé![heading heading_text=”TẢI GAME”][appbox appstore compact 842608717][appbox googleplay compact com.fdgentertainment.paperama][taq_review][space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]review_mob_paperama (3)review_mob_paperama (4)

+ Lối chơi thú vị:

Nói cho nghiêm chỉnh, thì Paperama là một tựa game giải đố “vay mượn” lối chơi xếp giấy từ Origami cổ điển. Người chơi sẽ giải quyết các hình mẫu mà game đưa ra, bắt đầu từ một tờ giấy vuông trải phẳng. Điều thú vị đó là, người chơi bị giới hạn số bước gấp để hoàn thành đáp án – do đó, chuyện phải ngồi “nghiệm” và thử đi thử lại các phương án khác nhau là chuyện bình thường.

Chỗ độc đáo khác, đó là Paperama tận dụng màn hình cảm ứng theo một cách mà xưa nay chưa ai nghĩ đến: chạm, đè, giữ, vuốt cùng lúc! Cũng như xếp giấy ngoài đời thực, người chơi Paperama cũng phải nắm mép giấy, gấp lại, canh ke cho khít các cạnh, rồi mới vuốt gập các nếp. Tận dụng được hết ưu thế của màn hình cảm ứng, Paperama mang lại trọn vẹn cảm giác chân thực này đến người chơi.[space space_height=”20″][su_quote]Tận dụng được hết ưu thế của màn hình cảm ứng, Paperama mang lại trọn vẹn cảm giác chân thực này đến người chơi[/su_quote][space space_height=”20″]review_mob_paperama (1)review_mob_paperama (5)

+ Thử thách oái oăm:

Một màn chơi trong Paperama chỉ kết thúc khi người chơi hoàn thành được sản phẩm và đạt tối thiểu 80% điểm số. Tiêu chí này được quyết định dựa trên độ tương đồng của sản phẩm người chơi làm ra so với hình mẫu mà Paperama đưa ra. Việc người chơi gấp nếp khít khao, chính xác nếp mẫu cũng tăng điểm không ít.

Thế nhưng để làm được điều này không phải là chuyện dễ dàng, vì Paperama rất biết cách đánh vào cái bẫy tâm lý trong người chơi. Có những hình phải suy nghĩ cực thoáng, cực… bựa mới nghĩ ra hướng giải – nhưng ngay màn sau lại là một hình được cố ý làm cho rườm rà, để người chơi “mắc bẫy” mà vắt óc suy nghĩ lung tung – trong khi cách giải thực tế rất… cơ bản.[space space_height=”20″][su_quote]Thế nhưng để làm được điều này không phải là chuyện dễ dàng, vì Paperama rất biết cách đánh vào cái bẫy tâm lý trong người chơi[/su_quote][space space_height=”20″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]review_mob_paperama (7)review_mob_paperama (6)

+ Nhiều điểm bất hợp lý:

Trong Paperama, chỉ cần đạt 80% điểm là có thể qua màn – điều này cũng có thể ngầm hiểu là chỉ cần sản phẩm của người chơi trông giống đề bài 80% là đạt. Do đó, sẽ có những trường hợp người chơi láu cá, xếp “lụi” miễn sao nhìn na ná hình mẫu. Và dĩ nhiên Paperama đâu có nhận ra được trò ma mãnh này, cho nên nó sẽ chấm 80% và cho người chơi… qua màn.

Để giúp người chơi đang “bí” đường, Paperama cung cấp các gợi ý (hint) để gỡ bí, thế nhưng số lượng của chúng rất hạn chế – và điều bất cập là chúng chỉ gợi ý thao tác theo trình từ tự đầu đến cuối. Cho nên nhiều khi đang “bí” khúc giữa, dùng hint thì nó lại gợi ý các bước đầu – vốn dĩ ai cũng nghĩ ra được. Và chưa nói đến chuyện về sau các hint này sẽ được bán với cái giá không rẻ: 1.99 USD/ 3 hint![space space_height=”20″][su_quote]Và dĩ nhiên Paperama đâu có nhận ra được trò ma mãnh này, cho nên nó sẽ chấm 80% và cho người chơi… qua màn[/su_quote][space space_height=”20″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]VIETGAME GỢI Ý![/su_heading][su_list icon=”icon: lightbulb-o”]

  • Cải tiến cơ chế đánh giá sản phẩm và chấm điểm thông minh hơn.

  • Thêm các mini-game, hoặc làm sao cho người chơi có thể tự cày “hint” để dùng.

[/su_list][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]TỔNG QUAN[/su_heading]Đối với người chơi trung thực yêu thích các thử thách khó, thì Paperama chính là một tựa game phù hợp. Sở hữu lối chơi độc đáo, số lượng câu đố vừa phong phú vừa “bựa”, Paperama hứa hẹn sẽ đem lại những màn cân não xứng đáng cho những ai muốn thử tài xếp giấy.[space space_height=”20″]

Tác giả