[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]ếu như Oculus lẫn HTC đã bắt đầu tung hoành chiếm lĩnh thị trường “thực tế ảo” (VR) dành cho game thủ trên nền PC từ đầu năm nay, hay như Samsung đã phát triển kính thực tế ảo của mình đến thế hệ thứ ba thì SONY, một trong ba “ông lớn” làng game console, mới chậm rãi cho ra mắt thiết bị VR của riêng mình vào trung tuần tháng 10 này với tên gọi PlayStation VR. Đây là một “át chủ bài” của hãng trong “cuộc chiến console” với Microsoft XBOX One khi cung cấp những trải nghiệm mới lạ hơn, hợp trào lưu hơn cho game thủ “trung thành” với các hệ máy console dù đi sau PC… gần cả năm trời.
Vậy đâu là lợi thế của PlayStation VR khi so sánh với nhiều đối thủ “sừng sỏ” khác? Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu bạn nhé![su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
PlayStation Now – Cây cầu nối những giấc mơ
PlayStation VR – Khi VR “đổ bộ” Console
Gamescom 2016: 34 điều làm bạn tiếc nuối nếu bỏ lỡ Gamescom!
[/su_service][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″] SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PLAYSTATION VR?[/su_heading][su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=yFnciHpEOMI”][ot-video]https://youtu.be/ktBmuIuPt7w[/ot-video][/su_youtube]Thực tế mà nói, PlayStation VR không phải là một sản phẩm mới toanh hoàn toàn (scratch build) như Oculus Rift hay HTC Vive. Ý tưởng của SONY về một thiết bị hiển thị đeo được (Head Mount Display) đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng với nhiều khó khăn về kỹ thuật mà đến tận năm 2011, hãng mới cho ra mắt phiên bản HMZ-T1 sử dụng hai màn hình OLED siêu nhỏ có độ phân giải 720p. Rất ít người biết rằng SONY phát triển sản phẩm này để quảng bá cho công nghệ hiển thị OLED của mình cũng như đem lại một trải nghiệm hoàn toàn mới cho game thủ sở hữu hệ máy PlayStation 3 vào lúc bấy giờ.
Thế nhưng sản phẩm thật sự không gặt hái được bao nhiêu thành công bởi nhiều nguyên do. Lý do thứ nhất là sản phẩm khá “dị” và nặng nề, lại chẳng có khả năng đặc biệt nào khác ngoài hiển thị hình ảnh như một chiếc TV nên hầu như không có game thủ nào “hy sinh” sự thoải mái của mình để đeo lên đầu một thiết bị khá rườm rà như các sản phẩm HMZ. Lý do thứ hai là với hiệu suất sản xuất còn thấp nên tấm nền OLED dành cho sản phẩm này vẫn rất cao, kéo theo đó là mức giá sản phẩm “đụng nóc” 1000USD ở thị trường Mỹ khiến cho nhiều người phải lắc đầu ngao ngán, và lý do cuối cùng là chính hãng cũng chỉ sản xuất khá ít thiết bị, chủ yếu bán ở thị trường nội địa Nhật mà rất ít xuất khẩu ra bên ngoài.
Tuy vậy, ở thế hệ thứ ba HMZ-T3W, SONY đã cho ra một thay đổi khá đáng giá khi bắt đầu “thêm thắt” một số công nghệ mới mẻ, mở rộng công năng hiển thị của dòng sản phẩm HMZ của mình. Tiêu biểu nhất là tính năng giả lập thực tế ảo “head tracking” thông qua kết nối với… điện thoại di động. Tính năng này cho phép người dùng xem hình ảnh và phim ở góc nhìn 360 độ, đạt đến khả năng hiển thị “sơ khai” của PlayStation VR sau này. Tuy nhiên, sự đắt đỏ về mặt công nghệ cũng như sự thiếu thốn các nội dung đi kèm càng “giết chết” HMZ-T3W nhanh hơn cả hai phiên bản trước. Trên nền tảng đó, sự ra mắt của PlayStation VR không đơn giản là sự “tùy hứng” của ông lớn SONY trong cuộc đua tranh với XBOX One mà là thành quả của cả một quá trình chuẩn bị lâu dài của hãng trước khi “đánh” vào thị trường này, tương tự như Oculus hay HTC với các mẫu thử Development Kit.
Một điểm nhấn công nghệ khác mà SONY cũng đã dày công phát triển chính là “Move”. Đây là một công nghệ mà hãng dành riêng cho hệ máy chơi game PlayStation 3 nhằm cạnh tranh với “thế tiến công mạnh mẽ” của hệ máy chơi game Wii đến từ Nintendo. Hãng đã sử dụng công nghệ nhận diện ánh sáng từ camera để “tính toán” chuyển động các cần điều khiển. Công nghệ này có phần vượt trội so với công nghệ nhận diện chuyển động hồng ngoại trên Wii do nó có mức phản hồi chuẩn xác hơn, tuy nhiên, chi phí chế tạo cũng đắt đỏ hơn khiến cho các bộ PlayStation Move (vốn là “cơm thêm”) cũng kém thông dụng hẳn. Thế nhưng khi hãng tích hợp công nghệ này vào PlayStation VR thì tất cả đã thay đổi.
Công nghệ nhận diện chuyển động qua ánh sáng của SONY khiến cho PlayStation VR có mức độ phản hồi tốt hơn hẳn so với “người tiền nhiệm” HMZ-T3W trước đây, thậm chí còn chính xác hơn cả phương thức nhận diện chuyển động thông qua con quay hồi chuyển trên các thiết bị Samsung Gear VR khi phải luôn luôn “tự căn chỉnh” bằng phần mềm, đạt tới mức “ngang ngửa” với thiết bị “chuyên nghiệp” dành cho PC là Oculus Rift.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″] CÔNG NGHỆ – ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA PLAYSTATION VR[/su_heading]PlayStation VR là sản phẩm tiên tiến nhất của SONY dành cho game thủ phổ thông sở hữu thế hệ máy chơi game PlayStation 4 đời mới, do đó, sản phẩm có những ưu thế và hạn chế nhất định nếu so sánh với những “đối thủ” khác như Oculus Rift, HTC Vive hay Samsung Gear VR.
Trước hết, PlayStation VR sở hữu màn hình có độ phân giải thuộc loại thấp nhất trong số những sản phẩm thực tế ảo hiện nay với tấm nền OLED 5.7″ độ phân giải 1080p, chia ra cho mỗi mắt chỉ vào khoảng 960x1080pixel. Nếu so sánh với các tấm nền có độ phân giải lên đến 2.5K ở các đối thủ khác, PlayStation VR cho độ thể hiện chỉ ở mức chấp nhận được với những pixel khá lớn khi nhìn qua thấu kính, có chăng chỉ ngang ngửa với Samsung Gear VR do các thiết bị điện thoại hiện nay của hãng này chỉ được trang bị tấm nền AMOLED 2.5K bố trí theo kiểu pentile, vốn có số sub-pixel chỉ bằng hai phần ba các tấm nền LCD có cùng độ phân giải thông thường.
Ưu điểm thứ hai của PlayStation VR nằm ở giá bán của sản phẩm khá thấp. Ở thị trường Mỹ, giá bán lẻ của sản phẩm chỉ ở mức 399USD trong khi Oculus Rift có giá 600USD còn HTC Vive có mức giá tận 800USD. Mức giá này khá mềm, khá vừa “tầm với” của nhiều game thủ phổ thông. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng mức giá này chưa bao gồm camera Eye và tay cầm Move.
Một nhược điểm khác của PlayStation VR nằm ở chỗ công nghệ hiện tại của SONY chưa cho phép người chơi tạo thành “không gian VR” như cách mà Oculus và HTC đã làm khi người dùng có thể mua thêm để tăng số lượng cảm biến chuyển động. Đây là một hạn chế đáng tiếc khi người dùng PlayStation VR chỉ có thể hoạt động rất hạn chế ở một vài vị trí nhất định, thậm chí là phải ngồi yên một chỗ mà khó có thể di chuyển tự do thoải mái.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỢI THẾ PLAYSTATION VR NẰM Ở ĐÂU?[/su_heading]Mặc dù “thai nghén” từ rất lâu nhưng trên thực tế, PlayStation VR “xuất xưởng” trễ hơn rất nhiều so với những sản phẩm khác trên thị trường, chính vì thế mà SONY phải “đánh bàn tính” chiến thuật cho sản phẩm của mình có cuộc ra mắt “hoành tráng” nhất. Nhìn chung, nếu so sánh với các đối thủ, PlayStation VR vẫn có một số lợi thế đáng mong đợi, đặc biệt là đối với giới game thủ đơn thuần.
Lợi thế thứ nhất đến từ mức giá khá rẻ của sản phẩm. Là một thiết bị “cơm thêm” của PlayStation 4, bạn chỉ phải đầu tư tổng cộng xấp xỉ 750USD (giá ở thị trường Mỹ) cho cả bộ máy console và PlayStation VR. Mức giá này thậm chí còn chưa đủ giúp bạn “sờ” vào đối thủ HTC Vive vốn có giá bán lên đến 800USD chưa kể chi phí “đầu tư” cho cỗ PC mạnh mẽ đi kèm. Thậm chí mức giá này cũng chỉ ngang ngửa việc bạn “đầu tư” cho một chiếc điện thoại Galaxy S7 của Samsung kèm theo kính Samsung Gear VR, khiến cho trải nghiệm VR ở mức độ cao chưa bao giờ “bình dân” hơn thế.
Ưu điểm thứ hai đến từ khả năng dễ sử dụng của sản phẩm. Nếu như đã từng dùng qua Oculus Rift hay HTC Vive, bạn sẽ thấy công đoạn cài đặt và tinh chỉnh với các game sẽ không hề đơn giản một chút nào. Thế nhưng với PlayStation VR, việc bạn cần làm chỉ đơn giản là kết nối thiết bị với chiếc máy PlayStation 4 và mọi việc còn lại sẽ hoàn toàn được tiến hành tự động, rất dễ dàng với cả những game thủ…”gà mờ” về công nghệ.
Ưu điểm cuối cùng đến từ chính hãng sản xuất SONY vốn có nhiều kinh nghiệm và quan hệ trong các studio phát triển game lớn trên thế giới. Nếu như Oculus và HTC phải vất vả “lôi kéo” các nhà phát triển để đổi lại thành quá không mấy khả quan khi hầu hết các tựa game VR xuất hiện trên thị trường đến từ các studio game nhỏ với lối chơi đơn giản, thì SONY đã có thể đảm bảo đến 60 tựa game dành riêng cho PlayStation VR trước cả khi thiết bị ra mắt với một vài tựa game hạng A đến từ các studio game lớn. Có thể dễ dàng thấy được con số này sẽ rất nhanh tăng lên khi thiết bị ngày càng trở nên phổ biến trong tương lai gần.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]TỔNG KẾT NGÀY RA MẮT[/su_heading]Tuy ra mắt chậm trễ hơn nhiều so với các “đối thủ” khác trên thị trường, nhưng PlayStation VR vẫn có khá nhiều lợi thế như sở hữu kinh nghiệm dồi dào của SONY, giá thấp, phương thức sử dụng đơn giản, hệ thống game phong phú cũng như thị trường game thủ console riêng biệt của mình. Có thể nói ấn tượng ban đầu của thiết bị đem đến là rất mạnh mẽ khi đem đến một thế giới VR sống động cùng chi phí vô cùng hợp lý đến với nhiều game thủ console. PlayStation VR là một thiết bị rất tiềm năng trong những món “cơm thêm” của PlayStation 4 bởi cách mà nó thể hiện có thể thay đổi khá sâu sắc cách chúng ta thưởng thức game theo một cách hoàn toàn mới.