Skip to content

Raijintek MYA RBW – Đánh Giá Gaming Gear

Raijintek MYA RBW

[rs_section_heading heading=”Raijintek MYA RBW”]Với rất nhiều game thủ, sau khi dồn hết tiền bạc và tâm huyết cho những thiết bị phần cứng “chủ lực” dành riêng cho game thì các phần còn lại đều được lựa chọn đầy sơ sài, đó có thể là vỏ case, là bộ nguồn, là ổ cứng… nhưng chỉ duy nhất một phụ kiện mà rất nhiều người “bỏ rơi” hoàn toàn, đó chính là quạt tản nhiệt cho CPU bởi các hãng thường “kèm theo” những tản nhiệt stock hoạt động tương đối hiệu quả. Thế nhưng tản nhiệt không chỉ đơn thuần giữ nhiệt độ vi xử lý ở mức ổn định, mà nó còn là một trong các “trọng điểm” làm đẹp cho cả case. Trong tình hình vô vàn tản nhiệt khí “hạng nặng” có mặt trên thị trường hiện nay, một trong những gương mặt mới mẻ đến từ Raijintek, hãng sản xuất thiết bị, phụ kiện dành cho game thủ được thành lập vào năm 2013 tại Đài Loan, với tên gọi Raijintek MYA RBW đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam qua nhà phân phối Phúc Nguyên Gaming với hy vọng đem lại một luồng gió mới trong thế giới tản nhiệt khí cạnh tranh đầy khốc liệt.

Nhóm thử nghiệm của Vietgame.asia đã có dịp nhận được một trong những sản phẩm đầu tiên có mặt trên thị trường để thử nghiệm “tân binh tản nhiệt khí” này. Liệu kết quả có đủ sức làm hài lòng game thủ? Hãy cùng xem các bạn nhé![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC Phúc Nguyên Gaming HỖ TRỢ[/alert]

  • SPECIFICATION
    Product Name MYA RBW
    Product Number 0R10B00094
    Dimension [W×D×H] 130×86×163 mm
    Weight 925 g [Heat Sink & Fan]
    Thermal Resistance 0.11 °C/W
    Fan Q’ty 1 pcs
    Base Material CPU Direct Contact [C.D.C.]
    Fin Material Aluminum Alloy; Solder-free fins assembly
    Heat-pipe SPEC Φ6mm
    Heat-pipe Q’ty 6 pcs
    Addressable LED ADD header [Gnd/NA/D/+5V], 2.5 Crimp
    LED Q’ty 16 pcs LED, 5V, 0.6A, 3W
    FAN
    Dimension [W×H×D] 120×120×13 mm
    Voltage Rating 12V
    Starting Voltage 6V
    Speed 200~1400 R.P.M.
    Bearing Type Hydraulic Bearing
    Air Flow 41.71 CFM [Max.]
    Air Pressure 0.67 mmH2O [Max.]
    Life Expectance 40,000 hrs
    Noise Level 28.43 dBA [Max.]
    Connector PWM 4 pin header
    Rated Current 0.2A
    APPLICATION
    Intel® Alle Sockel LGA 775/115x/1366/201x/2066 CPU (Core™ i3 / i5 / i7 / i9 CPU)
    AMD® Alle AM4/AM3+/AM3/AM2+/AM2/FM2+/FM2 CPU

[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”158173, 158180″][su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]THIẾT KẾ “HẠNG NẶNG”[/su_heading]Raijintek là một “tân binh” trong làng tản nhiệt khí, thế nhưng sản phẩm mà hãng tạo ra lại mang theo “tham vọng” chinh phục thị trường của các game thủ nghiêm túc hơn là tung ra các sản phẩm sơ sài thuộc hàng… cho có để lấp chỗ thị trường. Thế nên Raijintek MYA RBW sở hữu một thiết kế “hạng nặng” với các chi tiết được “chăm chút” trong một kích thước của các tản nhiệt khí tầm trung.

Nếu đã từng “chơi” tản nhiệt, và kinh qua những dòng tản nhiệt khí “hạng nặng” xuất sắc nhất trên thị trường là Cooler Master V8 GTS thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra được Raijintek MYA RBW cũng sở hữu nhiều tính năng tương tự, nhưng với kích thước nhỏ hơn nhiều. Dễ thấy nhất là “dàn” ống dẫn nhiệt lên đến sáu bộ làm bằng đồng nguyên chất sử dụng thiết kế “Direct Heat”, tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt mà không phải thông qua đế tiếp xúc như các thiết kế tản nhiệt truyền thống. Sáu ống tản nhiệt này có kích thước lớn, được phủ sơn tĩnh điện đen nhám khá dày, giúp bảo vệ triệt để khỏi các tác động oxy hóa thông thường. Các ống này được sử dụng làm bộ “khung xương” chủ yếu chống đỡ toàn bộ hệ thống lá tản nhiệt phía trên và đồng thời giúp truyền nhiệt trực tiếp và hiệu quả nhất ra các lưới tản nhiệt này.

Lưới tản nhiệt trên Raijintek MYA RBW cũng được làm khá dày và chắc chắn với thiết kế xếp lớp gợn sóng đem lại nhiều tiếp xúc nhất với dòng khí lưu từ quạt tản nhiệt và đẩy các luồng nhiệt ra ngoài triệt để hơn hẳn phương thức xếp lớp song song các lá tản nhiệt như thường thấy trên các tản nhiệt cả card đồ họa. Các lá tản nhiệt này được làm khá dày nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm không lo ngại cong, vênh hay trầy trụa gây mất thẩm mỹ sau thời gian sử dụng. Nhưng bù lại, việc sử dụng các lá tản nhiệt khá dày cũng làm cho khối lượng tổng thể của tản nhiệt khá nặng, cần một cơ chế đế đỡ được thiết kế vững chãi, đảm bảo cho sức nặng của toàn bộ hệ thống tản nhiệt được phân bổ đều lên thân bo mạch chủ mà không gây cong, vênh tấm PCB nhưng vẫn giữ được độ tiếp xúc khăng khít giữa bề mặt ống dẫn nhiệt và CPU. Về mặt này, Raijintek đã làm khá tốt khi cung cấp bộ đế hai lớp với cơ chế chêm khá vững chắc, phù hợp cho đủ loại Socket có mặt trên thị trường hiện nay.[su_quote]Lưới tản nhiệt trên Raijintek MYA RBW cũng được làm khá dày và chắc chắn với thiết kế xếp lớp gợn sóng đem lại nhiều tiếp xúc nhất với dòng khí lưu từ quạt tản nhiệt v[/su_quote]Hai điểm sáng về kỹ thuật của Raijintek MYA RBW mà hãng “lăng xê” khá mạnh có thể kể đến hệ thống đèn “cầu vồng” Rainbow ADD 5v RGB có thể hoạt động đồng bộ theo hệ thống bằng cách kết nối với cổng điều khiển Add Header 5v phổ biến trên hầu hết các bo mạch chủ hiện đại thay vì cần phải sử dụng tới các công nghệ “thửa riêng” như Aura Sync của ASUS hay Mystique Light của MSI. Điểm sáng thứ hai nằm ở quạt tản nhiệt siêu mỏng với độ dày chỉ bằng 1/3 các quạt tản nhiệt 12cm thông thường. Theo Raijintek thì đây là một đột phá về công nghệ khi sử dụng vòng bi siêu bền đem lại khả năng hoạt động ổn định ở tốc độ tối đa lên đến 1400rpm và lưu lượng gió tương đương các quạt 12cm truyền thống. Nhờ đó mà Raijintek MYA RBW có kích thước chỉ ngang các dòng tản nhiệt khí tầm trung trong khi vẫn sở hữu thiết kế kỹ thuật của dòng tản nhiệt khí hạng nặng. Hãng cũng bỏ ngõ khả năng nâng cấp thêm một quạt hút siêu mỏng (có thể mua riêng) cho phép tăng cường hiệu năng của tản nhiệt, giúp đạt xung nhịp cao và ổn định trong thời gian dài.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]TẢN NHIỆT HIỆU QUẢ[/su_heading]Bước vào “tác chiến thực tế”, Raijintek MYA RBW cho thấy khả năng hoạt động tốt ở thử nghiệm Idle, lướt web và soạn thảo văn bản thông thường với nhiệt độ trung bình dao động quanh mức 42 độ C với vòng tua quạt ở mức 500rpm. Con số này mặc dù không ấn tượng bằng tản nhiệt nước AIO NZXT Kraken M22, nhưng vẫn rất đáng kể trong nhóm các tản nhiệt khí.

Đến phép thử game, nhiệt độ tỏ ra khá phức tạp khi Raijintek MYA RBW cho ra một kết quả “cao khó tưởng” trong khi bo mạch chủ liên tục ép xung các nhân bằng công nghệ Turbo 2.0 lên mức 4.60GHz để đáp ứng các nhu cầu dựng hình mạnh mẽ trong game dù rằng mức hoạt động của từng nhân chỉ ở mức từ 30% đến 40% mà thôi. Ở môi trường thử nghiệm này, quạt tản nhiệt stock của Intel đã bắt đầu có hiện tượng hú nhẹ với vòng tua cao để cố duy trì nhiệt độ hệ thống ở 65 độ C, trong khi đó, Raijintek MYA RBW hoạt động khá “cầm chừng”, khiến cho nhiệt độ trung bình khi chơi game lên xuống quanh mức 70 độ C. Một con số còn cao hơn cả tản nhiệt stock của Intel, cách xa mức chỉ 51 độ C của NZXT Kraken M22.Nhìn kết quả này, bản thân người viết thậm chí còn nghi ngờ thao tác lắp ráp và bôi kem tản nhiệt của bản thân nên đã tháo ra, ráp lại Raijintek MYA RBW và thử nghiệm lại vài lần nhưng vẫn nhận được kết quả tương tự. Mặc dù nhiệt độ này không thật sự nóng và có hại đến chất lượng kem tản nhiệt hay vận hành của cả hệ thống, nhưng nhiệt độ ở mức cao cũng làm cho người thử nghiệm bối rối khá nhiều.

Sau khi kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân, người viết phát hiện ra lý do chính của mức nhiệt khá cao này nằm ở quạt tản nhiệt “siêu mỏng” trên Raijintek MYA RBW hoạt động … thong thả ở mức chỉ xấp xỉ 800rpm, không tăng quá nhiều so với tốc độ hoạt động ở chế độ thông thường trong khi quạt tản nhiệt stock của Intel đã phải “bứt tốc” đẩy tốc độ quạt lên gấp 3 lần. Sở dĩ có chuyện này xảy ra là do thiết lập nhiệt độ an toàn của tản nhiệt ở mức khá cao và ưu tiên nhiều hơn cho hoạt động êm ái, ổn định, thế nên kết quả thử nghiệm không quá lý tưởng. Nếu vẫn không vừa lòng với kết quả này, người dùng hoàn toàn có thể chỉnh “thủ công” để kéo tốc độ quạt lên mức trên 1000rpm, lúc này, nhiệt độ CPU chỉ hoạt động quanh quẩn xung quanh mức 60 độ C.

Khi stress test tất cả các nhân với chương trình Prime 95 trong vòng 30 phút, đẩy tất cả các nhân xử lý hoạt động đủ công suất ở 100% thì nhiệt độ CPU chỉ chạm mức 65 độ C với tốc độ quạt tăng lên xấp xỉ 1250rpm. Trong khi lúc này quạt tản nhiệt stock của Intel đã tỏ ra “đuối sức” và “thả” cho mức nhiệt độ lên tới 86 độ C thì Raijintek MYA RBW vẫn tỏ ra vô cùng hiệu quả khi cho nhiệt độ không chênh nhiều so với mức 60 độ của tản nhiệt nước AIO NZXT Kraken M22. Lúc này, nếu lắng nghe kỹ, bạn sẽ bắt đầu có thể nghe được tiếng quạt chạy nhè nhẹ và không còn “yên tĩnh” như ở tốc độ 800rpm khi chơi game.

[su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]QUÁ KHÓ THÁO RÁP[/su_heading]Nếu có một điều phải chê trách thì đó chính là Raijintek MYA RBW có thiết kế quá khó tháo lắp. Gần như mọi chi tiết đều cần người dùng phải bắt ốc và vặn ốc với việc sử dụng ba loại đầu vít khác nhau bao gồm vít bốn cạnh thông thường, vít dẹt và vít điện bốn cạnh cỡ nhỏ. Việc lắp ráp theo hướng dẫn là vô cùng đơn giản, nhưng để đưa tất cả ốc và vòng đệm, bù lông vào đúng chỗ lại rất tốn thời gian, thậm chí nếu không dùng tới kềm siết thì chắc chắn bạn phải đau cả tay để có thể đảm bảo cho khung đế được gắn kết chặt chẽ và ổn định.

Raijintek MYA RBW sử dụng kết cấu đảm bảo tiếp xúc dạng kẹp thay vì dùng ốc lò xo như trên các phiên bản tản nhiệt khác nên sẽ đủ làm khó người dùng khi phải siết ốc trong khu vực thùng máy khá chật hẹp, thậm chí còn vướng cả RAM. Người viết đã rất khó khăn khi phải dùng một vít cỡ nhỏ ở một góc lên đến 45 độ nhằm điều chỉnh độ siết sao cho tản nhiệt tạo ra lực ép vừa phải lên CPU thay vì “bỏ mặc” mọi chuyện cho cơ cấu ốc lò xo của các tản nhiệt khác. Điều này tất nhiên đem lại ưu điểm là lực siết có thể được người dùng điều chỉnh dễ dàng, thế nhưng lại khá khó lắp ráp với người không quen dùng vít.[su_quote]Nếu có một điều phải chê trách thì đó chính là Raijintek MYA RBW có thiết kế quá khó tháo lắp[/su_quote]Vấn đề nho nhỏ cuối cùng trên Raijintek MYA RBW nằm ở dây điều khiển đèn LED RGB Rainbow khá ngắn, chỉ có thể cắm theo kiểu “băng ngang” trên bề mạch bo mạch chủ thay vì “giấu dây” phía sau bo mạch cho gọn gàng thùng máy.

[su_divider]

[rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

Bạc 8.0

Raijintek MYA RBW là một tản nhiệt khí "hạng nặng" với kích thước của các tản nhiệt khí tầm trung, sở hữu đèn nền bảy màu "Rainbow RGB" hợp mốt thời thượng và khả năng tản nhiệt vô cùng hiệu quả bằng quạt "siêu mỏng". Thế nhưng việc tháo ráp tản nhiệt khá khó khăn đòi hỏi người dùng phải chuẩn bị nhiều loại vít và một chút tay nghề tháo ráp tương đối. Tốt nhất là bạn nên nhờ thợ có tay nghề lắp ráp khi mua sản phẩm để tránh làm hỏng bo mạch hay CPU khi siết quá chặt hay quá lỏng tay.