[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC AZAUDIO HỖ TRỢ[/alert]
Nếu như với game thủ PC, việc chọn lựa gaming gear có thể giúp họ – những game thủ chuyên nghiệp đạt tới những cảnh giới “xuất thần” nhờ những công nghệ tiên tiến tích hợp trên tai nghe, chuột hay bàn phím chuyên game… thì với game thủ console thì sao? – Đã từ rất lâu rồi, sự mất cân bằng giữa thị trường “gaming gear” của console so với PC luôn là một cái gì đó rất thăng trầm mà game thủ console phải chấp nhận, bởi những đặc trưng rất riêng của mỗi hệ máy, hoặc sự “độc tài” của các nhà sản xuất máy chơi game.
Tuy vậy, game thủ console vẫn có một số lựa chọn dù ít ỏi đến từ những thương hiệu chuyên về gaming gear nổi tiếng, chẳng hạn như Razer. Mới đây, Razer đã tung ra mẫu tay cầm chuyên dụng cho PS4 do hãng tự “bào chế” mang tên Razer Raiju, mang nhiều đặc tính công nghệ tiên tiến, hứa hẹn sẽ mang lại một trải nghiệm tốt hơn tay cầm Dualshock 4 mặc định trên hệ máy này. Không những thế, Razer còn mạnh dạng khẳng định: Razer Raiju được thiết kế “chuyên cho eSports” chứ không đơn thuần chỉ là một tay cầm chơi game cải tiến về mặt tính năng.
Không để bạn đọc chờ lâu, Vietgame.asia sẽ tiến hành “bóc tem” chiếc tay cầm Razer Raiju cực “xịn” này ngay trong bài viết sau. Cùng Vietgame.asia nghía qua xem Razer mang đến cho game thủ console một chiếc controller Razer Raiju “chuẩn eSports” như nào nhé!
[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”128634, 128740″]
[su_divider]
So với các dòng tay cầm bán lẻ trên thị trường, kích thước vỏ hộp của Razer Raiju khá lớn, tuy nhiên với giá bán lên tới 4 triệu đồng cho một chiếc tay cầm thì xem ra phần vỏ hộp chưa thực sự được Razer đầu tư cho lắm. Tổng thể vỏ hộp được phối màu xanh nước biển quen thuộc của các dòng máy PlayStation, diện mạo của Razer Raiju cũng được in bóng nổi bật ngay phía mặt trước và thông tin cũng cực kỳ cô đọng. Khẩu hiệu “Design for eSports” cũng được “đóng dấu” ngay trên mặt trước.
Mặt sau là phần tương đối quan trọng, bởi các tính năng nổi bật và hướng dẫn sử dụng nhanh cũng đều được in rất cặn kẽ, kể cả mặt trong vỏ hộp khi tiến hành “khui” bên trong. Game thủ nên dành thời gian xem qua trước các tính năng thêm so với tay cầm Dualshock 4 truyền thống để dễ làm quen với Razer Raiju.
Điều khá bất ngờ, và cũng rất tâm lý khi vừa bóc hộp Razer Raiju chính là nhà sản xuất đã tặng kèm cả một chiếc túi cứng dành cho nhu cầu “du đấu” của game thủ, kèm thêm cả một tua vít rất chuyên nghiệp. Trọn bộ sản phẩm bao gồm một cáp USB và hai cuốn sách mỏng hướng dẫn sử dụng, không kèm “sticker” (hình dán) Razer như trong nhiều sản phẩm nhà rắn khác.
[su_quote]Điều khá bất ngờ, và cũng rất tâm lý khi vừa bóc hộp Razer Raiju chính là nhà sản xuất đã tặng kèm cả một chiếc túi cứng dành cho nhu cầu “du đấu” của game thủ, kèm thêm cả một tua vít rất chuyên nghiệp[/su_quote]
[su_divider]
[su_carousel source=”media:129123,129127,129128,129129,129130,129131,129132,129134,129135,129136,129137″ limit=”15″ link=”image” width=”960″ height=”480″ items=”3″ title=”no” autoplay=”2000″ speed=”400″]
Có một điều cần phải lưu ý trước khi game thủ đến với Razer Raiju, là bởi nó được sinh ra cho mục đích thi đấu eSports trên console, nên khác với tay cầm Dualshock 4, Razer Raiju phải kết nối với PS4 thông qua cáp USB chứ không hỗ trợ kết nối không dây. Đây là điều “khá khó hiểu” với Razer dù biết rằng kết nối thông qua dây cáp sẽ mang đến đường truyền tín hiệu tốt, chống các hiện tượng trễ, lag thường gặp trên các thiết bị không dây. Nên nhớ rằng, Razer từng tạo ra nhiều mẫu gaming gear có thể kết nối tới thiết bị chủ thông qua cả hai giao thức không dây và có dây, nhưng với một sản phẩm cao cấp như Razer Raiju thì không…
Chưa biết thực tiễn sử dụng việc có dây sẽ mang lại lợi ích gì, song với ấn tượng ban đầu “bắt-buộc-phải-gắn-dây” là đã tương đối gây khó dễ nếu game thủ giải trí trên chiếc sofa êm ái của mình. Cáp USB được gia công khá tốt, bện dây chống cắt, tích hợp tới hai nam châm lọc nhiễu và dài 3 mét nên có thể thoải mái dùng trong khu vực phòng khách. Đáng lưu ý là hai đầu tiếp xúc USB lại không được mạ vàng.
Trở lại với nhân vật chính Razer Raiju, tổng thể kiểu dáng của chiếc tay cầm đến từ nhà rắn này hoàn toàn… không giống gì thiết kế Dualshock 4 mà mang nhiều phong cách của tay cầm Xbox One hơn. Nếu từng dùng qua các dòng tay cầm trước đây của Razer như Razer Sabertooth, Wildcat thì game thủ có thể dễ dàng nhận thấy các nét quen thuộc, đặc biệt là Razer Wildcat trên Xbox One.
Cũng dễ hiểu bởi thiết kế của tay cầm Xbox One đã đạt đến mức độ hoàn thiện trải nghiệm người dùng cao nên được Razer tận dụng triệt để. Có thể kể đến như hai nút cò lưng L2 và R2 cùng hai nút vai R1 và L1 rất ôm tay, tương tự tay cầm Xbox One. Đặt cạnh Dualshock 4 cũng có thể thấy rõ Razer Raiju đồ sộ hơn khá nhiều.
[su_quote]được sinh ra cho mục đích thi đấu eSports trên console, nên khác với tay cầm Dualshock 4, Razer Raiju phải kết nối với PS4 thông qua cáp USB chứ không hỗ trợ kết nối không dây[/su_quote]
Nắm tay của Razer Raiju được bổ sung thêm hai lớp cao su vân lục giác hạt to tăng độ bám tay, vừa tăng chất “sci-fi” cho sản phẩm. Mặt trên layout phím vẫn được bố trí tương tự tay cầm Dualshock 4 với phần phím điều hướng tách rời, hai cần analog được đẩy xuống phía dưới và màn chạm (touchpad) cảm ứng đặt ở vị trí trung tâm. Đặc biệt hai cần analog cũng được bọc thêm một lớp cao su chống trượt (tháo rời được) giúp game thủ có một trải nghiệm tốt hơn, cùng kết cấu nhựa siêu bền chắc.
Cụm bốn phím biểu tượng cũng có chút thay đổi với cơ chế “cơ hóa”, switch không được nhà sản xuất nói rõ nhưng hứa hẹn mang lại trải nghiệm tốt hơn. Tương tự như Razer Wildcat, Razer Raiju bổ sung thêm một cụm phím chức năng điều chỉnh tai nghe/microphone khá tiện lợi ngay mặt trước tay cầm, hỗ trợ các loại tai nghe sử dụng jack audio 3.5mm phổ thông.
[su_divider]
Điểm cải tiến khiến Razer Raiju tối ưu hóa hơn cho nhu cầu thi đấu eSports chính là những nút chức năng mới được bổ sung. Bên cạnh cụm nút R1, R2, L1, L2… thì ở hai vai của Razer Raiju còn xuất hiện thêm hai nút M1, M2 và hai nút M3, M4 bằng kim loại ở mặt lưng. Cả 4 nút bổ sung này đều có thể tinh chỉnh độ nhạy, hành trình nhận tín hiệu hay tháo gỡ luôn cũng được (thông qua tua vít đi kèm).
Việc bổ sung hai nút M3, M4 ở mặt lưng có thể giúp game thủ tận dụng các ngón rảnh khi cầm Razer Raiju, tối ưu hóa cho các game thủ chuyên trị game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS). Đặc biệt, ngoài 4 nút M mới, Razer Raiju còn có thêm hai nút gạt chuyển đổi chế độ bắn liên thanh (rapid fire).
Cuối cùng, một tin vui dành cho game thủ… PC, đó là Razer Raiju có khả năng tương thích tốt với hệ máy này (Windows 10 sẽ tự nhận diện thiết bị), tất nhiên là vẫn phải qua dây cáp USB đi kèm. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi tay cầm Dualshock 4 cũng đã tương thích với Steam.[su_quote]Bên cạnh cụm R1, R2, L1, L2… thì ở hai vai của Razer Raiju còn xuất hiện thêm hai nút M1, M2 và hai nút M3, M4 bằng kim loại ở mặt lưng[/su_quote]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]TỔNG QUAN[/su_heading]Khái niệm eSports trên console có vẻ còn khá xa lạ với đại đa số người chơi trên các hệ máy này, trừ các thể loại đối kháng mà thôi. Việc Razer tung ra một mẫu tay cầm chuyên dụng cho game thủ trên console, cụ thể là Razer Raiju trên PS4 (và cả Wildcat trên Xbox One) đã tạo tiền đề không nhỏ để nâng cao trải nghiệm chơi game chuyên nghiệp, thi đấu chuyên nghiệm ở các thể loại như FPS, MOBA.
Bài đánh giá hiệu năng sử dụng Razer Raiju sẽ được Vietgame.asia gửi đến bạn đọc trong thời gian tới. Các bạn nhớ đón xem!
[su_divider]