[rs_section_heading style=”style6″ heading=”REMILORE: LOST GIRL IN THE LANDS OF LORE”]Nếu như được hỏi rằng, ở trên đời game của nước nào là “điên khùng” nhất, có lẽ hầu hết cộng đồng game thủ đều chẳng ngần ngại gì mà nhất loạt đồng thanh hô to: “game Nhật!”. Quả vậy, tuy không thể phủ nhận rằng những studio game Âu – Mỹ cũng chẳng kém cạnh gì về mặt những ý tưởng điên rồ, thế nhưng nếu so với những sản phẩm đến từ đất nước mặt trời mọc, thì chẳng khác gì đom đóm sánh với mặt trăng cả.
Người Nhật vốn nổi tiếng với những quy tắc quái dị trong sinh hoạt và giao tiếp, và càng nổi tiếng hơn khi nói về những chuyện điên khùng siêu đẳng, chẳng hạn như tái chế thực phẩm từ… ph*n, hoặc dép đi trong nhà kiêm luôn chổi và kỵ hốt rác. Do đó, cũng chẳng lạ gì khi nói về game Nhật, chúng ta đã thấy cả những trận đấu súng giữa… quần chíp lẫn game tán tỉnh… bồ câu. Nói về độ “khùng” và “bệnh” của Nhật Bản thì đến Tết Congo cũng chưa hết, do đó chúng ta sẽ tạm dừng ở đây và đi vào chính đề vậy.
Được phát triển bởi REMIMORY và phát hành bởi Nicalis, RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore là một tựa game khá điển hình để minh chứng cho sự điên khùng của game Nhật – tuy vẫn ở mức độ hơi “nhẹ”. Ra mắt vào ngày 26/02/2019 trên các hệ máy Nintendo Switch và PlayStation 4, và sắp tới đây là trên Steam, RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore đã nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều, khen cũng nhiều mà chê cũng không ít. Vậy RemiLore Lost Girl in the Lands of Lore là một tựa game như thế nào? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài đánh giá sau đây.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]LỐI CHƠI HÀNH ĐỘNG “SƯỚNG TAY”[/su_heading]Về bản chất, RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore là một tựa game hành động góc nhìn isometric, kết hợp với yếu tố Rogue-like. Cụ thể là một màn chơi trong game sẽ được kết cấu bởi nhiều “căn phòng” và đường lối – chúng được thiết kế theo một trình tự ngẫu nhiên với mỗi lần chơi lại, nhằm đảm bảo cho người chơi đỡ nhàm chán khi phải đi tới đi lui một chỗ.
Điểm nhấn lớn nhất của RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore nằm ở lối chơi “chặt chém” cực kỳ mượt mà và kịch tính. Với hai nút tấn công X và A, người chơi có thể combo vô tận ra những đòn thế mãnh liệt, và cái hay là thứ tự bấm không quá quan trọng để mắc công nhớ và suy tính làm gì. Đan xen vào đó, người chơi cũng có thể bấm B để lướt đi một quãng ngắn theo hướng chỉ định – tính năng này có thể dùng để né tránh lẫn áp sát mục tiêu, tùy vào tình huống. RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore đã làm rất tốt ở mảng chiến đấu này khi thể hiện chất “lực” trong từng đòn đánh khi va chạm với mục tiêu, lẫn độ “phiêu” khi lướt giữa lúc đang đánh.[su_quote]Điểm nhấn lớn nhất của RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore nằm ở lối chơi “chặt chém” cực kỳ mượt mà và kịch tính[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore cung cấp cho người chơi 6 loại vũ khí khác nhau, bao gồm đơn kiếm (mặc định), búa tạ, nắm đấm, gậy phép, đại đao và song kiếm. Mỗi loại có lối đánh riêng biệt và yêu cầu người chơi phải bỏ thời gian làm quen, tập luyện mới đánh tốt được, chứ không phải cầm vào quơ đại là xong. Chẳng hạn như đơn kiếm có tốc độ đánh khá nhanh và cung đánh rộng, dù sát thương hơi thấp – nhưng búa tạ lại gây sát thương cực khủng, bù cho tốc độ cực “rùa” và diễn hoạt “dưỡng sinh” hết cỡ, phù hợp với lối chơi “chạy ra – lướt vào – đánh” hơn là combo “spam” nút.
Điều thú vị đó là mỗi loại vũ khí lại được chia theo cấp bậc, từ D đến S – trong đó vũ khí cấp thấp (từ D đến B) là các vật dụng trong nhà như… chổi chà, vợt tennis, chảo rán, kim khâu… Điểm nhấn này tạo ra những khoảnh khắc rất hài hước, chẳng hạn như khi thấy Remi cầm cây dù chọt vào mông con quái. Do đó, đôi lúc người viết chấp nhận đánh đổi sát thương… cùi bắp hơn bằng cách cầm vũ khí cấp thấp, nhưng đổi lại bằng những tràng cười đau cả bụng thì cũng đáng.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]ĐỒ HỌA ẤN TƯỢNG[/su_heading]Là một tựa game cỡ “vừa” đến từ một studio không mấy tên tuổi, thật sự khó ai ngờ được RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore lại sở hữu một nền đồ họa cực kỳ chất lượng như vậy. Có thể nói, người viết đã đưa game vào danh sách “must-buy” của mình chỉ từ những tấm hình đầu tiên nhìn thoáng qua. RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore sử dụng tông màu tươi tắn và phong cách tạo hình kiểu “nửa anime”, khiến cho người chơi cảm nhận được một thế giới Ragnoah huyền bí mà êm dịu – đặc biệt là khi cảnh trí chuyển đổi qua ba thời điểm khác nhau trong ngày là ngày, hoàng hôn, ban đêm lại càng khiến giá trị thưởng ngoạn gia tăng đáng kể.
Ragnoah được xây dựng như một thế giới lơ lửng trên không, nơi mà người chơi RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore có thể nhìn thấy bên dưới mình là một bầu trời bồng bềnh, một vùng đại dương mênh mông bát ngát, lẫn những lục địa xanh rì ẩn hiện sau làn mây mờ ảo. Bản thân Ragnoah cũng có thể coi là một kỳ quan, khi mà qua các màn chơi nó được thể hiện như những học viện cổ kính với tường đá và những hành lang gỗ, hoặc như một khu resort “sang chảnh” với lò nướng BBQ cùng ghế dựa đủ màu. Quả thật chỉ xét riêng về những cảnh trí thần kỳ này, việc mua RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore bản thân nó đã không hề phí một chút tiền nào rồi.[su_quote]RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore sử dụng tông màu tươi tắn và phong cách tạo hình kiểu “nửa anime”, khiến cho người chơi cảm nhận được một thế giới Ragnoah huyền bí mà êm dịu[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Một điểm nhấn xuất sắc khác trong khâu đồ họa của RemiLore Lost Girl in the Lands of Lore nữa, đó là cách tạo hình nhân vật cùng kẻ địch trong game. Với hai nhân vật có thể điều khiển là Remi và Choux, mỗi người lại có gần chục bộ trang phục khác nhau để người chơi lựa chọn, có thể nói đây vừa là một bữa tiệc thời trang sành điệu, vừa là động lực để người chơi tìm tòi “mở khóa” cho bằng hết. Số lượng kẻ địch trong RemiLore Lost Girl in the Lands of Lore không quá nhiều, nhưng chúng đều được đầu tư hết sức kỹ lưỡng – đấy có thể là một con robot khổng lồ, hai tay cầm hai búa đầy vẻ bặm trợn, cho đến một cỗ máy hủy diệt trang bị súng ống đầy mình, vừa nhìn đã thấy nguy hiểm rồi.
Chưa dừng lại ở đó, RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore còn chinh phục người chơi bởi hàng trăm món vũ khí với đủ ngoại hình khác nhau. Tạm không nhắc lại đống vũ khí “củ bựa” như muỗng canh hay củ khoai tây, thì các món vũ khí cấp A – S đều được thiết kế cực kỳ “ngầu lòi”, toát ra được những cái thần thái bá vương của các “thần binh lợi khí” trong truyện tiên hiệp. Từ thanh “đồ long đao” với những đường khắc chìm ẩn hiện ánh sáng xanh, cây búa rực lửa như vừa được lấy ra từ bể rèn của địa ngục, cho đến cặp nắm đấm nẹt điện theo từng bước đi đậm chất viễn tưởng – người chơi RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore sẽ được đắm mình trong những màn trình diễn mãn nhãn hết mức có thể.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NHIỀU BẤT CẬP TRONG THIẾT KẾ[/su_heading]Cái gì trên đời cũng có hai mặt, và RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore cũng chẳng phải là ngoại lệ – có điều những cái dở trong game cũng nhiều gần bằng những cái hay, đầu tiên phải kể ngay đến việc game có thời lượng chơi khá ngắn. Đồng ý với lối thiết kế Rogue-like với kết cấu màn ngẫu nhiên này, ngay từ đầu RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore đã nhắm đến việc bắt người chơi phải chơi đi chơi lại game nhiều lần rồi. Tuy vậy, với phần cốt truyện siêu ngắn (chỉ vỏn vẹn 4 thế giới, gồm 12 màn đi thường và 5 màn đánh trùm – tiêu tốn khoảng 2 giờ đồng hồ với một người chơi trung bình), và hầu như chả có nội dung gì đáng kể, về cơ bản ai cũng sẽ có một chút hụt hẫng khi kết thúc game trước cả khi họ kịp nhận ra điều đó.
Kế đến, đó là độ khó thực sự đáng sợ của một tựa game thoạt nhìn qua thấy rất đáng yêu và dịu dàng như thế này. RemiLore Lost Girl in the Lands of Lore có cơ chế giúp người chơi có thể “khóa chết” một mục tiêu nếu tấn công nó liên tục – thế nhưng khi bị “thập diện mai phục” thì việc né tránh được hết các đòn tấn công từ mọi phía đã là quá khó khăn, nói gì đến chuyện kết liễu kẻ địch chóng vánh được. Và chỗ “bựa” nhất là người chơi làm gì được thì kẻ địch cũng có thể làm y chang như vậy – chỉ cần trên hai kẻ địch đánh trúng cùng lúc thôi là nhân vật sẽ bị khóa một chỗ và chỉ có thể “spam” nút B trong vô vọng hầu tìm cách “giãy” ra được.[su_quote]với phần cốt truyện siêu ngắn, và hầu như chả có nội dung gì đáng kể, về cơ bản ai cũng sẽ có một chút hụt hẫng khi kết thúc game trước cả khi họ kịp nhận ra điều đó[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Độ khó đã cao như vậy, mà cách bố trí trang bị trong RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore lại càng khó hiểu hơn nữa. Game không hề có một cơ chế hồi máu chủ động nào cho người chơi cả – cách hồi máu duy nhất là trông chờ vào các bình máu rơi ra khi giết kẻ địch với tỉ lệ thấp một cách đáng thương, hoặc đến cuối màn có bể hồi máu bằng cách trả tiền. Vì vậy, hầu như khi đã sẩy tay để mất hơn nửa ống máu, thì sau đó kết cục sẽ là “về thành dưỡng sức” chứ chẳng nghi, vì tỉ lệ tìm thấy bình máu quá thấp. Ngoài ra, mức độ trừng phạt cao khủng khiếp cũng là một yếu tố khiến người chơi dễ nản. Cốt truyện của RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore bao gồm 4 “thế giới”, trong đó mỗi thế giới có 3 màn chơi và 1 màn đấu trùm. Tuy nhiên, chỉ cần chết một lần thôi là người chơi phải đi lại từ màn đầu của thế giới đó (nói cho dễ hiểu, bị con trùm ở 3-4 tát chết thì phải đi lại từ 3-1).
Sau cùng, mỗi vũ khí trong RemiLore: Lost Girl in the Lands of Lore đi kèm với một tuyệt chiêu (thi triển bằng nút Y). Chuyện cũng không có gì đáng nói, nếu sự ngẫu nhiên đến mức đáng buồn lẫn độ cân bằng siêu tệ của chúng không lớn đến thế. Trong số gần 20 tuyệt chiêu mà game cung cấp, chỉ có khoảng 4-5 chiêu là thực sự hữu dụng, và độ biến thiên lớn đến mức chuyện đi qua 20 màn một cách nhẹ nhàng khi chọn đúng chiêu hoặc chết banh xác ngay màn đầu vì chọn sai chiêu trở thành một vấn đề nhức nhối quá cỡ. Càng thú vị hơn là vũ khí nào có chiêu gì là hoàn toàn ngẫu nhiên, vì vậy chuyện phải cầm một món cùi bắp đi hơn chục màn chỉ vì nó có chiêu ngon trở thành chuyện thường ngày ở huyện.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
- Sản xuất: Pixellore, Remimory
- Phát hành: Nicalis
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 26/2/2018
- Hệ máy: PC | PlayStation 4 | Xbox One | Nintendo Switch
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] GAME ĐƯỢC NICALIS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ NINTENDO SWITCH[/alert][su_divider]