Skip to content

Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 – Có “đáng đồng tiền bát gạo”?

Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 - Có "đáng đồng tiền bát gạo"?

Nếu như bạn là một trong số những người đã “kinh” qua cuộc phiêu lưu đầy màu hồng cực kỳ dễ thương của Ethan Winters trong Resident Evil 7 ra mắt cách đây chỉ một tháng, thì chắc hẳn bạn đã hoàn thành trò chơi và đang mong đợi xem Capcom còn gì để mà mang đến “bàn tiệc”. Hai gói DLC Banned Footage với 6 phần chơi nhỏ đưa người chơi vào góc nhìn của những nhân vật khác nhau chính là nó. Vậy, Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 có thật sự đáng để người chơi “móc ví”?[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”121472, 121537″][su_divider]Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 - Có "đáng đồng tiền bát gạo"?

NIGHTMARE

Bắt đầu với phần chơi mà người viết cho là “khá khẩm” nhất trong toàn bộ 6 phần chơi của Banned Footage. Trong Nightmare, người chơi lại một nữa nhập vai anh chàng thợ quay phim Clancy Jarvis, tỉnh dậy bên dưới tầng hầm của căn biệt thự Baker và phải sống sót qua 5 lượt cho tới khi đồng hồ điểm 5 giờ sáng. Kẻ thù của người chơi chủ yếu vẫn là Molded với số lượng và độ dai máu tăng lên theo từng lượt, và Jack cũng sẽ xuất hiện trong hai lượt. Mấu chốt của Nightmare nằm ở việc “quản lý tài nguyên” dưới sức ép thời gian, trong đó người chơi buộc phải di chuyển liên tục giữa những chiếc máy tạo sắt vụn (scrap), thu nhập chúng để chế tài nguyên như đạn dược, bình thuốc hồi máu hay dung dịch ăn mòn để mở những cánh cửa bị khóa, cũng như dùng sắt vụn để kích hoạt những chiếc mìn và ụ súng mini giúp người chơi cắt đường kẻ địch trong thời gian ngắn.

Nghe qua thì có vẻ đơn giản, song Nightmare sở hữu một số quy luật nhất định: Tất cả những trang bị mà bạn mua bằng sắt vụn sẽ tăng giá qua mỗi lần mua để tránh việc người chơi quá phụ thuộc vào một loại vũ khí duy nhất. Những cánh cửa có thể được mở dung dịch ăn mòn sẽ khiến người chơi tiêu tốn một lượng sắt vụn không nhỏ (1,500), thế nên “cày cuốc” ở giai đoạn đầu game và chịu cảnh “tay không bắt giặc” hoàn toàn thuộc về quyết định của người chơi.

Qua mỗi lần chơi, số điểm mà người chơi giành được sẽ mở khóa những nâng cấp mới tương ứng, ví dụ như một chiếc cưa máy lưỡi tròn, bom kích hoạt từ xa hay thậm chí là khẩu súng lục Albert-01R. Nightmare sở hữu nhiều nét tương đồng với chế độ Mercenaries của các phiên bản trước, sở hữu giá trị chơi lại cao cộng với cảm giác bắn súng không đến nỗi nào của Resident Evil 7 khiến cho Nightmare hứa hẹn sẽ trở thành chế độ “sống lâu” nhất dành cho những ai thích so kè điểm số. Một mẹo nhỏ: Clancy có thể hủy động tác nạp đạn nếu bạn nhấn nút đỡ đòn khi khẩu Shotgun đã lên nòng đầy đủ, giúp bạn giương khẩu súng của mình nhanh hơn đấy!Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 - Có "đáng đồng tiền bát gạo"?

BEDROOM

Phần chơi thứ hai trong Banned Footage Vol 1 đặt vị trí tại căn phòng ngủ nhà Baker, buộc Clancy phải ứng phó mỗi lần Marguerite ra vào căn phòng và tìm cách trốn thoát. Nếu bạn đã xem bộ phim Misery của đạo diễn Rob Reiner dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Stephen King thì hẳn bạn sẽ thấy một mô-típ khá quen thuộc lặp lại trong Bedroom: Marguerite sẽ đưa đồ ăn (đừng có tò mò và ăn thử như người viết nhé) hoặc kiểm tra căn phòng mỗi khi có tiếng động vang lên, còn lúc bà ta đi ra ngoài thì Clancy phải bật dậy khỏi chiếc giường và thực hiện một loạt bước để giải đố hòng tìm cách mở cửa hầm.

Vấn đề được đặt ra ở đây là, bạn sẽ phải thực hiện rất nhiều công đoạn, từ tráo đổi vị trí những bức tranh, kết hợp đồ vật, sửa chữa một chiếc đồng hồ đặc biệt… và nhiều công đoạn sẽ tạo nên tiếng ồn khiến Marguerite kiểm tra căn phòng, cho người chơi một khoảng thời gian ngắn để sắp xếp tất cả mọi thứ theo đúng vị trí ban đầu rồi quay trở lại chiếc giường. Chỉ một sai sót nhỏ thôi, ví dụ như một hộc tủ bị kẹt khi bạn mở ra sẽ khiến cho Marguerite thả cả tá ong và rết vào mặt bạn, hoặc tệ hơn nữa là bị bà ta cho một dao “tắc tử”. Mặc dù không có giá trị chơi lại cao như Nightmare, song cách thực hiện câu đố khéo léo mang nhiều nét tương đồng với bản demo Beginning Hour lẫn yếu tố sắp đặt khiến Bedroom trở thành phần chơi đáng giá thứ hai trong cả hai gói Banned Footage, và người viết hy vọng sẽ lại được thưởng thức mô-típ này trong các tựa game Resident Evil sắp tới.Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 - Có "đáng đồng tiền bát gạo"?

JACK’S 55TH BIRTHDAY

Phần chơi cuối cùng của Banned Footage Vol 2 là chế độ Arcade khá thú vị, nơi mà người chơi nhập vai Mia tìm cách thỏa mãn dạ dày của Jack trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 55 của ông bằng cách tìm kiếm thức ăn nằm rải rác trong khu vực. Khác với Nightmare, Jack’s 55th Birthday không dựa nhiều vào yếu tố quản lý đạn dược bởi bạn có thể trang bị “tận răng” ngay từ đầu và hoàn toàn không hề thiếu đạn trong thùng tiếp tế. Tuy nhiên, bạn sẽ bị buộc phải dành ra một khoảng trống trong thùng đồ của mình để lưu trữ càng nhiều đồ ăn càng tốt.

Một số loại thức ăn có thể được kết hợp để giảm sức chứa trong thùng đồ cũng như đẩy thanh “dạ dày” của Jack thêm đôi chút, tiêu diệt kẻ thù sẽ làm chậm thời gian trong vài giây cho người chơi cơ hội quý báu để giữ cấp bậc của mình. Tuy nhiên, cẩn thận trước một số thứ thoạt nhìn thì giống đồ ăn nhưng thực chất không thể ăn được nhé.

Giá trị chơi lại của Jack’s 55th Birthday chủ yếu nằm ở thứ hạng và thành tích, cũng như cho phép người chơi tìm đường đi lấy càng nhiều thức ăn trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt. Tuy không sở hữu chiều sâu đáng kể song Jack’s 55th Birthday vẫn mang lại tính giải trí cao, có thể được xem là điểm sáng lớn nhất trong Banned Footage Vol 2.Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 - Có "đáng đồng tiền bát gạo"?

21

21 là trò chơi bài Blackjack do Lucas Baker thực hiện với hai “khách mời” là Clancy và một người lạ mặt mang tên Hoffman. Mỗi người lần lượt rút thẻ bài với giá trị con số khác nhau (tối đa là 11), ai có tổng số bài gần với số 21 nhất thắng trong lần chơi đó và người thua sẽ bị mất… một ngón tay. Quy luật này cũng áp dụng khi cả hai người có tổng số bài vượt quá 21, lúc này, số ngón tay mà người chơi phải nói lời từ biệt tỷ lệ thuận với khoảng cách của tổng số bài so với con số 21. Mấu chốt của phần chơi này là: người chơi không thể thấy giá trị của lá bài đầu tiên của địch thủ.

Trong lần chơi thứ hai, 21 giới thiệu đến người chơi các lá bài Trump Card với các tác dụng phụ khác nhau, ví dụ như nhân đôi tổng số điểm của địch thủ, rút lại lá bài mà người chơi vừa nhận hay lấy một lá bài có giá trị cụ thể. Có một số quy luật để người chơi có thể nắm lấy và giành phần thắng, ví dụ như nếu giá trị số bài của bạn là dưới 10 thì bạn hoàn toàn có thể rút tiếp bài mà không lo vượt quá con số 21 do 11 là lá bài có giá trị cao nhất, bạn cũng có thể nhìn số bài trên bàn rồi đoán xem con bài nào chưa được rút hoặc con bài được lật úp của địch thủ.

Có thể nhiều người sẽ thích thú trước yếu tố gây bất ngờ của 21, song người viết không thực sự hào hứng lắm trước lối chơi dựa nhiều vào tính chất ngẫu nhiên của phần chơi này.Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 - Có "đáng đồng tiền bát gạo"?

ETHAN MUST DIE

Là phần chơi duy nhất mà người viết đến bây giờ vẫn chưa hoàn thành bởi thực sự người viết không hề… ưa nó một chút nào. Ethan Must Die có lẽ là nỗ lực theo đuổi “fan gạo cội” của dòng game Dark Souls, màn hình nạp game cảnh báo người chơi rằng bạn sẽ chết liên tọi, bầu trời bỗng chuyển sang màu đỏ như màu máu (sợ chưưưưưưưưưưa), Ethan chỉ có mỗi một con dao bên mình và một số thùng gỗ (đáng lẽ ra chứa đồ tiếp tế) thì có khả năng khiến bạn chết lâm sàng ngay tức khắc một khi bạn cố mở nó (ai mà để ý dấu hiệu trên thùng khi đang bị vài con Molded dí ngay sau lưng cơ chứ?). Ngoài ra, bạn có thể quay trở lại vị trí mà mình tử nạn trong lần chơi trước để lấy một vật phẩm trên người bạn rơi ra (chỉ đúng một chứ không phải tất cả nhé).

Kết quả? Ethan Must Die trở thành một chế độ chơi cực kỳ tù túng nằm đâu đó lưng chừng ở giữa “hành động bí mật” và “git gud: Prepare To Die Edition”. Có lẽ điểm hay ho nhất của nó nằm ở cái tên lấy cảm hứng từ chế độ chơi khó “dã man con ngan” Dante Must Die của dòng game Devil May Cry, và người viết chắc chắn rằng nó sẽ thu hút cộng đồng thích chơi speedrun hoặc trực tiếp trên Twitch. Với cá nhân người viết thì chắc chắn mình không bao giờ có ý định đụng vào nó bất kỳ lần nào nữa.Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 - Có "đáng đồng tiền bát gạo"?

DAUGHTERS

Phần chơi cuối cùng có tiềm năng nhất trong Banned Footage Vol 2 lại là phần chơi… tệ lậu nhất đối với người viết. Daughters đưa người chơi “quay ngược thời gian” trong vai Zoe trước thời khắc cuối cùng của nhà Baker khi họ chính thức “hóa điên”. Zoe không có khả năng phòng vệ như bất kỳ nhân vật nào khác và chỉ có một chiếc bật lửa để soi sáng đường đi (nhưng thật ra cũng không cần thiết lắm).

Đáng tiếc là mặc dù sở hữu tiền đề khá thú vị, Daughters kết thúc “cái rụp” trước khi có bất kỳ thứ gì hay ho thực sự diễn ra. Sự biến chuyển của nhà Baker diễn ra với tốc độ chóng mặt thay vì dần dần hóa điên theo thời gian như những gì mà những ghi chép trong game mô tả lại, những tình tiết mà kết cục “thật sự” (phần chơi này có hai cái kết) mang lại không quan trọng đến cốt truyện chính cho lắm và câu đố người chơi phải thực hiện để lấy được kết cục này không thể nào đơn giản hơn. Thời lượng của Daughters cũng cực kỳ ngắn, chỉ kéo dài chưa đầy một tiếng đồng hồ cho cả hai lượt chơi.

Tựu chung lại, Daughters khiến người viết có cảm giác như là một cảnh “deleted scene” khá thừa thãi, người chơi có thể thích thú với cảnh quay thêm mà nó mang lại nhưng về tổng thể, nó không hề đóng vai trò quan trọng nào trong câu chuyện chính của trò chơi.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Có lẽ tới đây bạn có thể định đoạt được giá trị của hai gói DLC Banned Footage của Resident Evil 7 rồi chứ nhỉ? Còn nếu như bạn đã thưởng thức 6 phần chơi này rồi thì hãy cho Vietgame.asia biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận nhé!

Resident Evil 7: Banned Footage Vol 1 & 2 đang được bán với giá lần lượt là 9.99 USD và 14.99 USD trên PC, PS4 và Xbox One.[su_divider]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ