Skip to content

Sci-Fi và Game

[dropcap style=”style1″]S[/dropcap]cience fiction – viết tắt là sci-fi – dịch ra tiếng Việt là “khoa học viễn tưởng”. Về mặt ngôn ngữ, “fiction” dùng để chỉ những tác phẩm hư cấu theo trí tưởng tượng của tác giả. Vì vậy khi kết hợp thêm cụm từ “science” (khoa học), chắc bạn cũng đoán ra: chúng là những tác phẩm hư cấu được xây dựng xung quanh các kiến thức về khoa học và công nghệ.

Sci-fi không phải là một thể loại văn học được đánh giá cao, vì cũng như “fantasy” (thể loại huyền ảo), người ta thường coi đây là một loại truyện “đọc cho vui”. Tuy nhiên, trong suốt chặng đường phát triển non trẻ của mình, sci-fi đã đóng góp cho kho tàng tri thức và văn hóa nhân loại không ít những tư tưởng đột phá, những tác phẩm để đời và đặc biệt thúc đẩy ngành công nghiệp giải trí phát triển.

Sci-fi – sự hoang đường và lãng mạn của trí tưởng tượng con người – chính là đề tài Vietgame.asia muốn trao đổi với bạn đọc hôm nay. Trong bài viết này, mục tiêu chính của tác giả là muốn giới thiệu một số khái niệm và thể loại khoa học viễn tưởng thường gặp, vì vậy chúng ta sẽ tập trung vào đó.

Về các vấn đề khác, xin hẹn bạn đọc một ngày không xa (nếu điều kiện cho phép).[space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]PHÂN LOẠI SCI-FI[/su_heading]Để tiện cho việc theo dõi, mời bạn đọc tìm hiểu nhanh về cụm từ “Dystopia” vì đây là một khái niệm phổ biến bạn sẽ bắt gặp trong rất nhiều tác phẩm văn học (không nhất thiết phải là sci-fi). “Dystopia” là gì? Đó là cái nhìn bi quan, u ám, tiêu cực về xã hội con người trong tương lai. Là viễn cảnh đáng sợ mà chúng ta đặt ra để tự cảnh tỉnh mình.

Trong thế giới “Dystopia”, con người thường có cuộc sống tồi tệ cả về vật chất và tinh thần, vì nhiều nguyên nhân: nhà nước độc tài, kinh tế sụp đổ, thảm họa, tận thế, phân hóa giàu nghèo, bất ổn xã hội, bạo lực, chiến tranh, ô nhiễm môi trường… Nói chung, tương lai đen tối là tư tưởng chủ đạo của “Dystopia”.

Việc phân loại các nhánh khoa học viễn tưởng không phải dễ, vì các tiểu thể loại này không rõ ràng tách bạch với nhau. Một số tác phẩm có thể bao hàm hai hay nhiều thể loại phổ biến đã được định nghĩa, số khác lại nằm ngoài (hay nằm giữa) những phạm vi thông thường đó. Ngoài ra, cách phân loại của truyền thông đại chúng và giới chuyên môn có sự khác biệt càng tăng thêm phần rắc rối.

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể điểm qua các thể loại sau đây:[su_divider]

1. Cyberpunk

feature_off_scifi (11)Cyberpunk bắt đầu nổi lên từ những năm 1980. Cụm từ này được nhà văn Mỹ Bruce Bethke sáng tạo ra trong truyện ngắn cùng tên của ông và từ đó được sử dụng rộng rãi.

Cyberpunk thường khắc họa một xã hội Dystopia tương lai gần, ẩn sau lớp vỏ hào nhoáng của những công nghệ hiện đại là một cuộc sống khó khăn, ngột ngạt và thiếu thốn tình người (“high tech – low life”).

Hình ảnh đối lập thường thấy trong Cyberpunk là những tòa nhà trọc trời lấp lánh ánh đèn theo kiểu đại đô thị (metropolis) và những khu ổ chuột tối tăm ẩm thấp nơi phần lớn người dân sống trong cảnh bần cùng.

Đặc biệt thể loại này tập trung vào nền văn minh thông tin (thời đại mà chúng ta đang trải qua) với những yếu tố về hacker, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, không gian ảo và điều khiển học… được sử dụng rộng rãi trên nền tảng là tư tưởng hậu hiện đại và hậu công nghiệp.[su_quote]Cyberpunk thường khắc họa một xã hội Dystopia tương lai gần, ẩn sau lớp vỏ hào nhoáng của những công nghệ hiện đại là một cuộc sống khó khăn, ngột ngạt và thiếu thốn tình người[/su_quote]Có thể nói Cyberpunk là một trăn trở mang đậm tính thời đại, vì vậy thể loại này đã cho ra đời không ít những tác phẩm điện ảnh kinh điển: bộ phim anime Akira (1988), manga Ghost in the Shell, phim điện ảnh Blade Runner (1982), The Terminator (1984) hay The Matrix (1999) đều là những đại diện tiêu biểu.

Về phía video game, không thể không nhắc đến những dòng game lừng danh như Deus ExSystem Shock những năm 90, nơi những chủ đề Cyberpunk đã nói ở trên luôn được thể hiện rất rõ.

Gần hơn thì chúng ta có Remember Me (2013) hay Watch Dogs (2014). Ngoài ra, studio đang rất được chú ý CD Projekt RED cũng đã công bố Cyberpunk 2077, tựa game rất có thể sẽ là bom tấn tiếp theo sau dòng The Witcher của họ.feature_off_scifi (6)feature_off_scifi (12).feature_off_scifi (10)[su_divider]

2. Du hành thời gian (Time Travel)

Du hành thời gian là một ước mơ đã có từ rất lâu của con người, cũng vì vậy mà nó cực kì phổ biến trong các sản phẩm văn hóa. Chủ đề này có hai cách tiếp cận khá đặc biệt.

Cách thứ nhất, khi trình độ khoa học còn hạn chế, để đạt được khả năng du hành thời gian, chúng ta sẽ phải trông cậy vào… pháp thuật và những điều huyền bí. Đó thường là những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết trong văn hóa dân gian các nước.

Có rất nhiều game khai thác con đường này, mà chúng ta có thể kể ra ngay những cái tên như Hoàng tử Ba Tư, Chrono, Final Fantasy, God of War, Legacy of Kain, Kingdom Hearts… Chúng đều có yếu tố du hành thời gian, nhưng có lẽ không thể xếp vào dạng sci-fi time travel.feature_off_scifi (21)[su_quote]Mặc dù vậy, du hành thời gian có lẽ sẽ mãi chỉ là ước mơ hão huyền của con người do tính bất khả thi (rất lớn) của nó[/su_quote]Cách thứ hai, là du hành thời gian dựa trên khoa học, thì mới chỉ manh nha từ thế kỉ 18-19 trong các tiểu thuyết viễn tưởng. Dĩ nhiên là tri thức khoa học thời đó còn khá sơ khai và hầu hết đều chỉ nghĩ đến việc chế tạo một “cỗ máy thời gian” một cách đơn giản (mà ngày nay ta đều biết khó hơn lên trời).

Nổi tiếng nhất có lẽ là cuốn The Time Machine năm 1895 của tác giả H.G. Wells. Còn về phim ảnh chắc nhiều bạn cũng biết đến dòng phim Back to the Future của đạo diễn Robert Zemeckis những năm 80. Những game tiếp cận du hành thời gian dưới góc độ khoa học có thể kể đến TimeShift, Singularity, TimeSplitters…feature_off_scifi (20)Tuy nhiên có một lời nguyền đó là các game làm về đề tài này thì hiếm có một game nào “cất cánh” lên nổi.Với trình độ khoa học và nhận thức ngày nay thì lí thuyết du hành thời gian cũng phải “nâng tầm”, không thể thô sơ như trước, nhất là với sự xuất hiện của khái niệm đa dòng thời gian (multi timeline).

Chắc bạn đọc cũng đã trải nghiệm khái niệm này trong phần “Xên bọ hung” trở về quá khứ tiêu diệt nhóm Goku trong bộ manga Dragon Ball.

Mặc dù vậy, du hành thời gian có lẽ sẽ mãi chỉ là ước mơ hão huyền của con người do tính bất khả thi (rất lớn) của nó.[su_divider]

3. Lịch sử khác biệt (Alternative History)

feature_off_scifi (1)[su_quote]Đặc biệt là các cuộc Thế chiến! Một trong những giả định được sử dụng nhiều nhất là chiến thắng của phe Phát xít trong Thế chiến 2[/su_quote]feature_off_scifi (3)Thể loại này dựa trên giả định rằng một hay nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra khác với những gì chúng ta biết. Những sự kiện đó hầu hết đều mang tính bước ngoặt, định hình nên trật tự thế giới và tạo nên một “phiên bản” thế giới giả tưởng khác biệt với thực tại.

Các tác phẩm này thường kết hợp cả yếu tố du hành thời gian để thay đổi lịch sử, hay đơn giản là đặt sẵn bối cảnh như vậy. Không có gì ngạc nhiên khi các sự kiện được khai thác nhiều nhất là những cuộc chiến tranh, đặc biệt là các cuộc Thế chiến!

Một trong những giả định được sử dụng nhiều nhất là chiến thắng của phe Phát xít trong Thế chiến 2. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều tác phẩm lấy bối cảnh giả tưởng này như các tiểu thuyết The Man in the High Castle, Swastika Night hay dòng game Wolfenstein…Ngoài ra một đề tài khác cũng rất được truyền thông phương Tây “khoái” là chiến tranh lạnh. Red Alert, một dòng game kinh điển với game thủ Việt Nam, là tiêu biểu cho chủ đề này. Red Alert nói về một chuỗi các sự kiện “chữa lợn lành thành lợn què” của các nhà lãnh đạo thế giới với một phong cách khá hài hước.[su_divider]

4. Sci-Fi quân sự

feature_off_scifi (19)[su_quote]Cốt truyện thường có giải thích về những công nghệ quân sự, thủ tục, nghi thức và lịch sử các cuộc chiến đó[/su_quote]feature_off_scifi (15)Khoa học viễn tưởng quân sự là thể loại lấy bối cảnh những cuộc xung đột giữa các quốc gia, các hành tinh, các thiên hà hay các chủng tộc vũ trụ. Góc nhìn chính là những người lính trực tiếp tham chiến.

Đại diện tiêu biểu của trường phái này có thể kể đến tiểu thuyết kinh điển Starship Troopers (1959) của Robert A. Heinlein, sau này được dựng thành dòng phim nổi tiếng.

Chắc bạn cũng đoán ra đây là một thể loại rất phổ biến nên số lượng các tác phẩm khai thác nó không nhỏ: từ Avatar, Battlestar Galactica, Ngày độc lập đến Battleship; về game thì có thể kể đến các tên tuổi như StarCraft, Halo, Gears of War hay Warhammer 40K. [su_divider] feature_off_scifi (14)

5. Tận thế & Hậu tận thế (Post-Apocalypse)

Như tên gọi đã chỉ ra, nhánh này cũng thuộc phạm trù dystopia. Hậu tận thế mô tả cuộc sống của con người sau một thảm họa ở tầm cỡ thế giới hầu như đã xóa sổ xã hội mà chúng ta đang sống.

Các loại thảm họa có thể rất đa dạng. Đó là chiến tranh (On the Beach), dịch bệnh (The Last Man), hiểm họa từ không gian (When Worlds Collide), môi trường (The Wind From Nowhere) và rất nhiều nguyên nhân khác.Sự khác biệt giữa Tận thế và Hậu tận thế là: Tận thế tập trung vào thảm họa và hậu quả trực tiếp của nó trong khi Hậu tận thế có thể bao gồm mọi thứ từ hậu quả trong tương lai gần đến cả ngàn năm sau. Đây cũng là một chủ đề rất phổ biến trong phim ảnh hay game.

Tất cả những tác phẩm có “dính líu” đến zombie, dịch bệnh, chiến tranh hạt nhân, thảm họa tự nhiên hay sinh thái mà bạn thấy xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đều có thể xếp vào nhánh khoa học viễn tưởng này.feature_off_scifi (17)[su_quote]Tất cả những tác phẩm có “dính líu” đến zombie, dịch bệnh, chiến tranh hạt nhân, thảm họa tự nhiên hay sinh thái đều có thể xếp vào nhánh khoa học viễn tưởng này[/su_quote]Nói về game thì chắc hẳn cái tên đầu tiên được nhắc đến sẽ là Fallout, một dòng game tiêu biểu của đề tài hậu tận thế. Gần đây một người đàn em xuất sắc của Fallout đã xuất hiện là dòng game Metro.

Trong khi đó với chủ đề dịch bệnh thì chúng ta có Left 4 Dead, The Last of Us. Một tác phẩm hậu tận thế khác cực kì độc đáo là Shin Megami Tensei Nocturne, miêu tả một thế giới u ám mà nhân loại đã biến mất, được thay bằng các loài ma quỷ. [su_divider] feature_off_scifi (4)feature_off_scifi (18)feature_off_scifi (2)

6. Space Opera (Du hành không gian)

Space Opera là một chuyến phiêu lưu giả tưởng đặt bối cảnh hoàn toàn trong không gian. Hiểu một cách đơn giản, thể loại này như một câu chuyện cổ tích có hiệp sĩ, công chúa, có những vai phản diện kinh điển, những trường đoạn kịch tính và cả những mối tình lãng mạn, chỉ khác là chúng diễn ra ở những hành tinh xa lạ, có phi thuyền, vũ khí và những công nghệ tối tân. Có một điểm chung mà bạn sẽ thấy ở các tác phẩm thuộc phong cách Space Opera là chúng rất hoành tráng, nhiều nhân vật, tình tiết, tạo thành một bộ “Saga” nhiều tập.[su_quote]Đế chế Star Wars của George Lucas là một trong những thương hiệu điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới. Ở đó bạn sẽ thấy những yếu tố làm nên Space Opera rõ nét như thế nào[/su_quote]Đế chế Star Wars của George Lucas là một trong những thương hiệu điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới. Ở đó bạn sẽ thấy những yếu tố làm nên thể loại Space Opera rõ nét như thế nào. Trong khi đó, dù đi theo một hướng khác nhưng Star Trek cũng là một đại diện tiêu biểu của thể loại này vì tính phức tạp, lớp lang và đậm chất sử thi của câu chuyện.

Không có gì lạ khi những trò chơi thuộc thể loại này đều có bối cảnh du hành hay khám phá vũ trụ. Có thể kể đến những tên tuổi như: Star Ocean, Homeworld, Ratchet and Clank, Star Wars Knights of the Old Republic, Xenosaga và đặc biệt phải nhắc đến Mass Effect – một thiên hùng ca nổi bật mới xuất hiện gần đây. [su_divider] feature_off_scifi (8)

7. Viễn tây không gian

Một sự kết hợp độc đáo: thế giới tương lai trong vũ trụ và phong cách viễn tây cổ điển nước Mỹ, hai thứ tưởng như đối lập được đặt trong một thể loại gọi là Space Western.

Những tác phẩm dạng này thường miêu tả những khu vực “thuộc địa” là những hành tinh xa xôi hẻo lánh, từ đó dựng lại cảm giác “vô pháp vô thiên”, ngoài vòng pháp luật, vừa nguy hiểm lại vừa tạo cảm giác kích thích thường thấy trong các phim cao bồi viễn tây thời xa xưa.

Vì phong cách hơi “trái khoáy” nên đề tài này thu hút được sự chú ý của nhiều fan hâm mộ ngay từ những ngày đầu xuất hiện.feature_off_scifi (9)[su_quote]Từ đó dựng lại cảm giác “vô pháp vô thiên”, ngoài vòng pháp luật, vừa nguy hiểm lại vừa kích thích thường thấy trong các phim cao bồi[/su_quote]Bộ phim Outland do tài tử Sean Connery thủ vai năm 1981, các anime và manga kinh điển Trigun, Outlaw StarCowboy Bebop, hay dòng phim truyền hình Firefly chính là ví dụ tiêu biểu của thể loại này.

Còn với game, chúng ta có thể kể đến những trò chơi miêu tả một thế giới mà “luật rừng” là trên hết như Metroid hay nổi bật gần đây nhất là dòng Borderlands của Gearbox Software. Thật tiếc, đề tài này vẫn chưa được ngành game khai thác triệt để. [su_divider]

7. Steampunk & Dieselpunk

feature_off_scifi (7)Steampunk là một minh chứng cho trí tưởng tượng và sức sáng tạo tuyệt vời của con người. Ngày nay nó đã vươn mình từ một phong cách lạ trở thành một nét văn hóa đặc sắc, trải rộng từ điện ảnh, truyền hình, văn học, manga, anime cho đến game và cả… thời trang nữa.

Lấy cảm hứng từ thời đại cơ khí hơi nước (Victoria nước Anh thế kỷ 19), steampunk đưa bạn đến với những bánh răng, ống đồng, pít tông… những cỗ máy thô kệch mà quyến rũ. Steampunk – cũng như các phong cách cổ điển khác – là sự hoài niệm về một thời đại trong quá khứ trong cái nhìn của thực tại và tương lai.

Steampunk có sức hấp dẫn và tầm ảnh hưởng lớn. Về mặt lịch sử, những cỗ máy hơi nước đánh dấu bước chuyển mình của nhân loại sang nền văn minh công nghiệp, mở đầu thời cận đại. Với vai trò đặc biệt như vậy, chúng đánh dấu cả một giai đoạn đáng nhớ.

Khi áp dụng vào các tác phẩm nghệ thuật, Steampunk tạo ra một phong cách cổ điển độc đáo. Không có gì ngạc nhiên khi những tựa game hay phim áp dụng phong cách này đều rất “chất”, từ góc độ nghệ thuật cho đến nội dung.[space space_height=”40″]Howl CastleSteampunk_fashion[su_quote]Dieselpunk như một bước phát triển tiếp theo của Steampunk và hai phong cách này thường đi chung với nhau mà không tách biệt rõ ràng[/su_quote]feature_off_scifi (13)Từ bộ phim Wild Wild West cho đến Van Helsing, từ The Prestige đến Sherlock Holmes (2009), các phim hoạt hình Steamboy, Howl’s Moving Castle hay Treasure Planet, dòng game Wild Arms, Fullmetal Alchemist, Bioshock Infinite hay Dishonored, The Order 1886… chúng đều mang phong cách steampunk “đậm đặc”.

Tiếp nối ngay sau Steampunk là Dieselpunk, thời đại mà những cỗ máy diesel bắt đầu chiếm ưu thế. Dieselpunk như một bước phát triển tiếp theo của Steampunk và hai phong cách này thường đi chung với nhau mà không tách biệt rõ ràng. Tuy vậy, có thể hình dung Dieselpunk khắc họa những cỗ máy hiện đại, to lớn, hầm hố hơn Steampunk.

Chúng thường là các loại xe, máy bay, chiến xa và các khí tài quân sự. Vì thế thường xuất hiện trong các dòng game chiến tranh như Red Alert, Rise of Nations, Wolfenstein, Valkyria Chronicles… [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Vậy là bạn đọc vừa cùng Vietgame điểm qua một số khái niệm và thể loại khoa học giả tưởng nổi bật, cũng như sự xuất hiện của chúng trong các sản phẩm văn hóa, đặc biệt là video game. Quả là một nguồn cảm hứng dồi dào để cho ra đời những trò chơi hay. Thật thú vị đúng không nào?

Như thường lệ, bài viết được thực hiện với sự nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế của tác giả, chắc chắn không tránh khỏi những sơ sót. Rất mong nhận được sự góp ý và ủng hộ của bạn đọc để hoàn thiện hơn trong những bài viết sau, cũng như những chia sẻ và nhận định của các bạn!

Xin cám ơn!HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢ

Tác giả

Liam Shadow

The Legend