Shadows: Heretic Kingdoms – Có thể nói 2014 là năm “hạn hán” của thể loại game nhập vai hành động cổ điển (ARPG), bởi ngoại trừ The Adventure of Van Helsing II và Grim Dawn (vẫn đang trong giai đoạn beta) thì vẫn chưa có cái tên nào có thể lật đổ “ách thống trị” của những Diablo III, Path of Exile hay thậm chí là Torchlight II.
Vào tháng 8 vừa qua, Vietgame.asia đã có cơ hội tham gia phiên bản thử nghiệm của Shadows: Heretic Kingdoms, hậu bản chính thức của tựa game hành động nhập vai không mấy tên tuổi Kult: Heretic Kingdoms sau 9 năm ròng rã.
Và dĩ nhiên, cũng tương tự như game tiền nhiệm, Shadows: Heretic Kingdoms không hề hướng tới mục đích “lay chuyển” thể loại hành động nhập vai, mà tựa game chỉ “âm thầm” trình diễn bằng những dấu ấn riêng của mình.
Liệu cuộc dạo chơi giữa hai thế giới có giúp cho Games Farm giành được sự chú ý dành cho sản phẩm mới nhất của mình?
Hãy cùng Vietgame.asia một lần nữa bước qua lằn ranh của ánh sáng và bóng tối, chìm trong cõi hư vô trong Shadows: Heretic Kingdoms.
BẠN SẼ THÍCH
Phong cách hành động – nhập vai cổ điển
Khi mới nhìn thoáng qua, ắt hẳn sẽ có rất nhiều người tưởng nhầm rằng Shadows: Heretic Kingdoms lại là một “Diablo clone” khác: góc nhìn từ trên xuống, lối chiến đấu “spam” chuột cổ điển, bảng kỹ năng, các chiêu thức đặc biệt với cơ chế tự hồi theo thời gian (“cool-down”) và… rất, rất nhiều hầm ngục để cho người chơi khám phá…
Vậy, Shadows: Heretic Kingdoms chỉ có bấy nhiêu đó thôi ư? Một tựa game ARPG đơn thuần và không có gì nổi bật?
Người viết rất “sung sướng” khi được nói rằng… bạn đã lầm to! Shadows: Heretic Kingdoms khoác lên mình lớp “vỏ bọc” của thể loại ARPG ngày trước, cùng với một bối cảnh thần thoại giả tưởng khá đơn điệu.
Phần mở đầu của Shadows: Heretic Kingdoms đưa người chơi vào vai Carissa, một trong bốn thành viên của giáo phái Penta Nera bị “nuốt chửng” bởi những thực thể bóng đêm Devourers. Người đàn ông bí hiểm trong chiếc áo choảng trùm đầu – cũng là một thành viên của Penta Nera – triệu hồi một con Devourer có khả năng hấp thụ và điều khiển nhiều linh hồn khác nhau, và điều này cũng báo hiệu cho “nút mở” trong lối chơi của Shadows: Heretic Kingdoms.
Trong vai Devourer, người chơi sẽ được chu du trong Shadow Realm – một “bản sao” của thế giới thực tại bị nhấn chìm trong bóng đêm. Để có thể hoàn thành được mục tiêu của mình là trừ khử tất cả “đồng loại”, Devourer phải tái sinh những vong hồn đã mất và đưa họ quay trở lại thế giới thực, được gọi bằng cái tên khá mỹ miều – “puppet” (con rối).
Devourer có thể sở hữu tối đa 3 puppet, giúp cho lối chơi của Shadows: Heretic Kingdoms luôn “biến hóa” không ngừng, khiến cho các trận đánh trong game không bao giờ trở nên nhàm chán mặc dù vể tổng thể, nhịp độ của game khá chậm rãi.
Người chơi hoàn toàn có thể hoán chuyển qua lại giữa các nhân vật một cách linh hoạt trong chiến đấu mà không vướng phải bất kỳ trở ngại nào (trừ phi đang đứng bên trên… vực thẳm). Lôi gã “tanker” có khả năng “giơ đầu chịu báng” để hỗ trợ cho tên goblin đang “hấp hối” kia, trong khi Devourer đang hì hụi “farm” quái và hấp thụ Essence để hồi máu, tất cả đều được thực hiện chỉ bằng một nút bấm duy nhất!
Shadow Realm không chỉ phục vụ cho nhu cầu chiến thuật của người chơi, mà thỉnh thoảng nó còn tạo nên một số “nút thắt” thú vị.
Trong một nhiệm vụ phụ. tại thế giới thực, bạn gặp một người đàn ông có điệu bộ khả nghi, hắn ta hứa sẽ cho bạn vài đồng bạc nếu bạn ném một chiếc thùng xuống vực hộ hắn. Bạn làm đúng như vậy, nhận phần thưởng và điểm kinh nghiệm, rồi… tiếp tục cuộc hành trình.
Ấy khoan, đừng vội vã như vậy, hãy “bay” sang Shadow Realm và bạn sẽ gặp vong hồn của người vợ gã kia, nói rằng hắn đã sát hại mình và giấu xác bên trong chiếc thùng đó, mang đến một lựa chọn hoàn toàn mới để hoàn thành nhiệm vụ.
Chỉ bằng một thao tác đơn giản thôi, nhưng Shadows: Heretic Kingdoms lại tạo nên những khúc ngoặt thú vị, không những trong lối chơi mà còn trong những nhiệm vụ
Chỉ bằng một thao tác đơn giản thôi, nhưngShadows: Heretic Kingdoms lại tạo nên những khúc ngoặt thú vị, không những trong lối chơi mà còn trong những nhiệm vụ
Một điểm đáng chú ý khác trong lối chơi của Shadows: Heretic Kingdoms, đó là số lượng điểm kinh nghiệm, kho đồ và số Essence mà người chơi sở hữu đều được “dùng chung” bởi Devourer và các puppet, thế nên người chơi không hề phải quan tâm đến việc một nhân vật trong nhóm yếu hơn hẳn so với những người còn lại.
Thậm chí, Shadows: Heretic Kingdoms cũng không hề gán các kỹ năng vào thanh “mana” như truyền thống, mà sử dụng cơ chế “cool-down” giống như những tựa game MOBA hiện đại.
Thứ mà người chơi cần phải chú ý đến là thanh máu và Essence, và thao tác “nạp” máu cũng được thực hiện một cách đơn giản nhất có thể: nhấn nút Space. Một cơ chế tưởng chừng đơn giản lại có khả năng đẩy nhanh nhịp độ của các trận chiến.
BẠN SẼ GHÉT
Cốt truyện “đứt gánh giữa đường”
Khó có thể phủ nhận rằng lối dẫn truyện của Shadows: Heretic Kingdoms được xây dựng khá tốt và nội dung chính được truyền tải rành mạch. Tuy nhiên, cá nhân người viết thực sự “mất phương hướng” bởi cái cách mà game “đập” tất cả mọi thứ về cốt truyện, vào thẳng màn hình với rất ít lời giải thích được đưa ra.
Cốt truyện trong Shadows: Heretic Kingdoms khá mơ hồ (một cách chủ đích), nhưng thay vì tạo nên động lực thôi thúc người chơi khám phá bí ẩn, thì người viết có cảm tưởng như là người viết kịch bản chỉ tạo nên các tình tiết một cách “ngẫu hứng” và không có mục đích rõ ràng.
The Oracle là ai? Nhiệm vụ của họ là gì? Tại sao lại nhắc đến cái tên đó liên tục nhưng lại không hề giải thích cặn kẽ về nó? Shadows: Heretic Kingdoms đặt ra rất nhiều câu hỏi, nhưng lại rất ít khi trả lời, khiến cho càng đào sâu vào trong game, cốt truyện càng trở nên rối rắm không cần thiết.
Cuối cùng, chương đầu tiên kết thúc… cái roẹt trong lúc người chơiviết đang bần thần và tự hỏi “cái quái gì vừa diễn ra vậy?”.
người viết có cảm tưởng như là người viết kịch bản chỉ tạo nên các tình tiết một cách “ngẫu hứng” và không có mục đích rõ ràng
“Cày cuốc” – Thuốc chữa bệnh mất ngủ!
Trong những tựa game ARPG mà người viết từng “kinh qua”, có lẽ chưa có tựa game nào khiến cho người viết dễ… ngủ gật như Shadows: Heretic Kingdoms! Điều này không hề liên quan đến hệ thống chiến đấu trong game, mà nó thuộc về giai đoạn “cày cuốc”.
Thứ nhất, các nhân vật trong game lên cấp CỰC KỲ chậm. Sau 6 tiếng đồng hồ chơi và người viết mới chỉ nằm ở cấp… 7, đó là sau khi hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ phụ cho đến thời điểm đó.
Shadows: Heretic Kingdoms cho phép người chơi “farm” quái khá thoải mái, nhưng điểm kinh nghiệm thì cứ… nhỏ giọt như “ly cà phê Ban Mê”. Có lẽ khoảng thời gian từ một cấp lên cấp tiếp theo cũng quá đủ để người chơi tiện tay… đánh một giấc!
Vấn đề thứ hai của Shadows: Heretic Kingdoms là hệ thống “loot” đồ (hay gọi dân dã là “lượm ve chai”). Dĩ nhiên bất kỳ ai khi chơi game nhập vai đều mong muốn nhặt nhạnh được những món đồ “xịn” nhất hay những món trang bị “ngầu” và cực “khủng”, còn trong Shadows: Heretic Kingdoms thì phần lớn “loot” trong game là “ve chai” theo nghĩa đen.
Trong đa số các tựa game nhập vai khác, người chơi hoàn toàn có thể kiếm được đầy đủ bộ phận của một bộ giáp hoàn chỉnh bằng cách “loot” đồ, còn trong Shadows: Heretic Kingdoms thì việc đó còn khó hơn cả… bắc thang lên trời, thế nên người chơi nên tự mua giáp thì hơn.
Tình huống “dở khóc, dở cười” khi người chơi “toát mồ hôi hột” mới tìm được một vũ khí cực “chất”, nhưng hóa ra chả có nhân vật nào trong nhóm sử dụng được bởi… khác lớp nhân vật là chuyện… quá đỗi bình thường. Công đoạn tìm kiếm nguyên liệu để chế đồ (“crafting”) cũng chả khá khẩm hơn là bao.
Cuối cùng, quá trình “loot” trong Shadows: Heretic Kingdoms chỉ bao gồm việc phá hết đống bình, lọ hay thùng gỗ đặt bên đường và nhặt những đồng bạc lẻ. Thỉnh thoảng sau khi hạ gục những con quái “cấp cao” hơn như Guardian thì Shadows: Heretic Kingdoms cũng hào phóng tăng thêm… một chữ số dành cho số đồng bạc.
Trong những tựa game ARPG mà người viết từng “kinh qua”, có lẽ chưa có tựa game nào khiến cho người viết dễ… ngủ gật như Shadows: Heretic Kingdoms