Sparklite – Trong giới video game, đặc biệt là trong phân mảng game chính thống, một tựa game hoàn chỉnh hầu như phải sở hữu một cốt truyện mạch lạc, hấp dẫn, cũng như một thế giới được thiết kế có mục đích và ý đồ để kết nối/dẫn dắt cốt truyện đó.
Tuy vậy, đây không phải là một việc đơn giản, bởi khối lượng công việc khổng lồ và sự yêu cầu lớn về trình độ của các chuyên gia là quá cấp thiết.
Do đó, ở một số studio nhỏ lẻ, dần hình thành nên một phong cách kiến tạo mới nhằm rút gọn và giảm tải các khâu nói trên.
Và hệ quả là một dạng game mới ra đời, có tên là “Rogue-like”.
Về bản chất, Rogue-like không có một thế giới cố định được xây dựng có ý đồ, mà chúng chủ yếu gồm các tổ hợp màn chơi được thiết kế sẵn và được “lắp ghép” một cách ngẫu nhiên mỗi lần chơi lại, nhằm vừa tạo cảm giác mới mẻ nơi người chơi, vừa giảm bớt gánh nặng trong việc phát triển tựa game.
Do đặc thù của rogue-like là như vậy, thế nên nó cực kỳ phù hợp với các hãng game indie – và Sparklite đến từ Red Blue Games chính là một ví dụ sinh động.
Sở hữu một “diện mạo” khác bắt mắt cùng nhiều lời giới thiệu “có cánh”, liệu Sparklite có thể trở thành một hiện tượng mới trong dịp cuối năm 2019 này không?
Hãy cùng Vietgame.asia theo dõi qua bài đánh giá sau đây.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
ĐỒ HỌA “PIXEL” CHẤT LỪ!
Cách đây 30 năm, giới hạn của công nghệ và kỹ thuật chỉ cho phép hình ảnh nói chung được hiển thị qua các điểm ảnh (pixel) rời rạc, dẫn đến việc các tựa game thời bấy giờ khó có thể làm hơn những gì trong tầm với.
Còn ngày nay, khi công nghệ HD 4k các kiểu dần lên ngôi, “pixel-art” dần trở thành một phong cách đồ họa “độc đáo” nhằm mang lại cảm giác hoài cổ (retro) – và cũng là một thủ pháp được các studio indie rất ưa chuộng, do sự đơn giản và nhiều tiện ích khác.
Sparklite rất khôn khéo chọn cho mình phong cách pixel-art, không những giảm tải thêm về mặt dung lượng và công việc, mà còn nhằm đến việc tạo ra những nét chấm phá mới ngõ hầu dễ thu hút các phân khúc khách hàng như nữ giới và trẻ em hơn.
Với tông màu nhẹ nhàng, nhuận mắt, không quá tươi mà có phần ngả qua màu cỏ úa, Sparklite tạo nên một thế giới trong game khá phù hợp với chủ đề của mình – chẳng hạn như các hầm mỏ hoặc đồng cỏ khô ngập đầy quái vật.
Một trong các điểm nhấn ấn tượng nhất của Sparklite, chính là nằm ở mảng thiết kế rất độc đáo.
Dù là nhà cửa, môi trường, quái vật hay những con trùm; tất thảy chúng đều được đầu tư rất tỉ mỉ và chi tiết.
Đây là một đặc thù khá hiếm hoi nơi các tựa game đến từ hãng nhỏ, vốn không có nhiều tài nguyên và nhân lực để chăm chút cho mảng kiến tạo này.
[su_quote]Một trong các điểm nhấn ấn tượng nhất của Sparklite, chính là nằm ở mảng thiết kế rất độc đáo[/su_quote][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
LỐI CHƠI TÙ TÚNG, THIẾU SÁNG TẠO
Về cơ bản, lối chơi chủ đạo của Sparklite xoay quanh việc phiêu lưu qua các hầm ngục được kiến tạo một cách ngẫu nhiên cho mỗi lần chơi.
Với góc nhìn và lối chơi rõ ràng được “vay mượn” từ các phiên bản The Legend of Zelda cổ điển, người chơi Sparklite sẽ đi từ màn chơi này sang màn chơi khác, cố gắng tiêu diệt tất cả quái vật trên đường mình đi.
Nếu chỉ là như vậy thì Sparklite chẳng có vấn đề gì to tát, bởi cũng có hằng ha sa số các tựa game khác đã làm điều tương tự.
Vấn đề của Sparklite nằm ở chỗ càng chơi nhiều, game càng “lái” người chơi vào một cái vòng lặp vô tận của… tiền.
Mọi thứ sẽ rơi vào cái vòng xoáy lẩn quẩn: giết quái – nhặt đồ – bán đồ – kiếm tiền – mua nâng cấp – giết quái…
[su_quote]Yaga hoàn toàn được thể hiện theo phong cách vẽ tay, với chất màu nước cực kỳ độc đáo[/su_quote]Điều khiến mọi việc trở nên tệ hại, đó là các nâng cấp trong Sparklite cực kỳ ít và thiếu tính sáng tạo.
Nó không cho nhân vật thêm các kỹ năng mới, không thay đổi lối chơi… mà hầu hết nâng cấp đều chỉ thuần túy tăng chỉ số như sát thương, máu… Thậm chí, từ giữa game về sau, chỉ số “Damage Reduction” (giảm sát thương trực tiếp) mạnh tới mức nó khiến mọi nâng cấp khác trở thành trò cười.
Sparklite cũng không mang đến thử thách gì nhiều cho người chơi – bởi lẽ bọn trùm tuy có ngoại hình rất “bá đạo”, nhưng lại cực kỳ “thiếu muối” khi chúng chỉ có khoảng 3, 4 đòn đánh khác nhau và rất dễ bắt bài.
Càng về sau, Sparklite tăng độ khó bằng cách không phải khiến trùm đa dạng và nguy hiểm hơn – mà chỉ đơn thuần là tăng chỉ số khiến chúng đánh đau hơn và trâu chó hơn (một cách phi lý).
Cứ như vậy, càng chơi Sparklite người chơi càng nhanh thấy chán, bởi vì mọi thứ cứ diễn ra đều đều và tẻ nhạt – không thay đổi, không thử thách, không khám phá, không sáng tạo.
Quả thật, chơi Sparklite càng lâu người chơi sẽ càng muốn tự hỏi: mình đang làm cái gì, đến bao lâu, để làm gì?
THÔNG TIN
- Sản xuất: Red Blue Games
- Phát hành: Merge Games
- Thể loại: Hành động, Nhập vai
- Ngày ra mắt: 15/11/2019
- Hệ máy: PS4, Switch, Xbox One, PC
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Windows 7, 8, 10
- CPU: Intel CPU Core i3-2500K 2.0GHz+ / AMD CPU Phenom II 570
- RAM: 2 GB
- VGA: Intel HD 4400
- HDD: 1.5 GB
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
- RAM: 16 GB
- VGA : Gigabyte Rx 560 OC 2GB
- HDD: Samsung 950 Pro 256GB
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI RED BLUE GAMES
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- Assassin’s Creed Shadows đã cho phép đặt hàng trước! – Tin Game
- Corsair Nautilus 360 RS ARGB – Đánh Giá Gaming Gear
- Fanthful công bố hàng hóa được cấp phép chính thức của Astro Bot! – Tin Game
- South of Midnight ấn định ngày ra mắt! – Tin Game
- David Haddad, Chủ tịch Warner Bros. Interactive Entertainment, rời khỏi công ty! – Tin Game