BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC VIETGAME.ASIA HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ WII U[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong thế giới game thiên biến vạn hóa, muôn màu muôn vẻ này, dường như bất kỳ cái gì người ta cũng có thể lấy làm đề tài được.
Từ những thứ có thật như lịch sử, nền văn minh, động thực vật… cho đến những thứ “ảo tung chảo” như thần thánh, quái vật, người ngoài hành tinh… thì hẳn ai ai trong chúng ta cũng đã quá quen thuộc rồi.
- Sản xuất: The Game Bakers
- Phát hành: Nintendo
- Thể loại: Nhập vai | Giải đố
- Ngày ra mắt: 22/05/2014
- Hệ máy: Wii U | 3DS
- Giá tham khảo: 14.99 USD
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Động vật có lẽ là một trong số các đề tài dễ làm game nhất, vì sự thân thiện và đại chúng của các loài thú lớn nhỏ trên trái đất. Lấy các ví dụ như Pokemon, Digimon, Dragon Quest… là có thể thấy ngay sự biến hóa đầy màu sắc của các loại động vật.
Nếu như giới di động rất yêu thích loài chim, qua các siêu phẩm “bom tấn” như chim điên bắn heo, chim hôi bay qua nắp cống… thì giới PC chắc là ưa chuộng ngựa hơn, thông qua các tựa game nhập vai, hành động đều có cảnh… cưỡi ngựa – thậm chí là có các nhân vật nửa người, nửa ngựa. Thế nhưng, còn… mực thì sao?Giới game thủ chúng ta chắc chắn không thể nào chỉ “ăn” game mà sống, và hẳn là ai cũng đều nhất trí rằng mực là một loại thực phẩm rất ngon, từ nướng, luộc, chiên, xào me, một nắng, khô mực… các loại.
Thế nhưng, dùng “mực” để làm chủ đề cho game thì chắc chỉ có hãng The Game Bakers với tựa game Squids Odyssey “độc nhất vô nhị” mà thôi.
Bạn đọc đã sẵn sàng cùng Vietgame.asia thưởng thức một sản phẩm rất “ngon” khác được làm từ mực?[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi đột phá đầy sáng tạo
Cũng khó mà sắp xếp Squids Odyssey cho rạch ròi vào một khuôn khổ thể loại game nào nhất định, vì nó có cả yếu tố nhập vai, chiến thuật, giải đố, phiêu lưu – nói chung là “tả pín lù”.
Nhưng không vì tạp nham ôm đồm mà Squids Odyssey dở, và nên hiểu theo chiều ngược lại: chính cái sự phong phú thể loại được “xào nấu” hoàn mỹ đã tạo nên một lối chơi xuất sắc “không đụng hàng”.
Trong Squids Odyssey, người chơi sẽ điều khiển một nhóm gồm 4 chú mực, vượt qua các màn chơi khó khăn để đến đích.Nhiệm vụ của màn chơi cũng rất đa dạng: có thể là tiêu diệt hết kẻ địch, đi từ điểm A đến điểm B, tìm một món đồ, hoặc sống sót trong một số lượt nhất định.[su_quote]Chính cái sự phong phú thể loại được “xào nấu” hoàn mỹ đã tạo nên một lối chơi xuất sắc “không đụng hàng”[/su_quote]Điều độc đáo làm nên lối chơi tuyệt vời của Squids Odyssey, chính là ở cách “chiến đấu” mà các chú mực sẽ thể hiện. Có thể hình dung với những game bắn bi-da hoặc búng đồng xu, khi người chơi phải “kéo” vòi các chú mực về hướng ngược lại và thả ra để tạo lực đàn hồi, đẩy nó đi về hướng mình muốn.Mỗi con mực có một chỉ số Stamina (thể lực) nhất định, và tùy vào quãng đường đi dài hay ngắn mà sẽ tiêu tốn tương ứng.
Khi Stamina hết thì sẽ mất lượt, nhưng có thể hồi phục bằng cách “ăn” những bình tăng lực rải rác dọc đường.
Nhưng đây chính là cái “bẫy” tâm lý rất tinh vi mà The Game Bakers ẩn chứa để “ám thị” người chơi: “búng” càng mạnh thì khi “tông” vào kẻ địch sẽ gây sát thương càng lớn, thế nhưng đồng thời nếu không ước lượng được khoảng cách và độ phản lực, chú mực rất có thể sẽ “bay” thẳng ra mép màn chơi, rơi xuống vực sâu không đáy![su_divider]
Nội dung đa dạng, phong phú
Có 4 “lớp” mực khác nhau trong Squids Odyssey mà người chơi có thể sắp xếp tùy ý sao cho có được đội hình phù hợp với phong cách và đặc thù của từng màn: Scout có khả năng Dash (trượt) cho phép mỗi lần “búng” đi có thể xẹt thêm vài lần nữa, kéo dài quãng đường đi gấp mấy lần.
Trooper rất “trâu bò”, gây sát thương vật lý mạnh khi tông trúng kẻ địch và có tuyệt chiêu Stomp (dậm chân) đánh diện rộng, đẩy văng kẻ địch xung quanh ra tứ phía.Nếu Shooter ngoài việc “tông” vật lý bình thường còn có thể tấn công một kẻ địch từ xa với khả năng “Shoot” (bắn), thì Healer lại là nhân vật không thể thiếu khi chỉ cần chạm vào đồng đội là có thể hồi phục một lượng máu kha khá. Người chơi Squids Odyssey sẽ phải tùy vào đặc điểm màn chơi mà điều chỉnh đội hình cho thật hợp lý.
Mỗi màn chơi trong Squids Odyssey là những câu đố lớn, mà người chơi ngoài kỹ năng léo lái mực thật giỏi ra còn phải biết sử dụng cái đầu cho hiệu quả.
Chẳng hạn như các dòng thủy lưu chính là trợ thủ đắc lực trong công việc di chuyển, tiết kiệm thể lực mà vẫn đi được một quãng đường xa – hoặc những con cấu gai lớn sẽ gây sát thương chí mạng nếu “tông” một kẻ địch văng vào đó.
[su_quote]Mỗi màn chơi trong Squids Odyssey là những câu đố lớn, mà người chơi ngoài kỹ năng léo lái mực thật giỏi ra còn phải biết sử dụng cái đầu cho hiệu quả[/su_quote]Những món vật phẩm tăng lực rải rác trong màn chơi của Squids Odyssey cũng là một nguồn tài nguyên quý báu mà phải tận dụng hết sức triệt để, ví dụ như ly kem hồi thể lực hoặc xúc xích hồi máu.
Ngoài ra, những vật phẩm như sao biển ám khí, mai rùa gai và khói mù đều phục vụ rất lý tưởng cho người chơi nào thích tính toán chiến thuật một cách đầy trí tuệ.
Người chơi cũng có thể phiêu lưu khắp màn chơi và khám phá những chiếc rương bí mật.
Trong đó có thể là ngọc trai (đơn vị tiền tệ trong Squids Odyssey) để tăng cấp nhân vật, hoặc những chiếc mũ kỳ lạ vừa có tác dụng tăng chỉ số, vừa để làm đẹp đỏm dáng rất chi là… mực.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Độ khó gây ức chế
Tuy sở hữu cốt truyện thú vị, nhí nhố và đồ họa tươi tắn, bắt mắt – nhưng Squids Odyssey chắc chắn không phải là game dành cho trẻ em. Sở dĩ có thể tuyên bố thẳng thừng một phát biểu “đắng lòng” như vậy, là vì… Squids Odyssey quá khó!
Chỉ cần một sơ sẩy nhỏ trong màn chơi cũng có thể khiến một chú mực “tạch bóng đèn”, chẳng hạn như búng hơi “quá tay” hoặc lao vào một luồng thủy lưu hơi lệch tâm là cũng đủ khiến mực ta… lao thẳng xuống vực. Và nếu lỡ tay để chết dù chỉ một lần, thì dù sau đó có dùng các vật phẩm hồi sinh thì cuối màn chơi cũng không lấy được huy chương “Survivor” quý báu.
Chỉ số của nhân vật trong Squids Odyssey thật sự không mấy nổi trội và ảnh hưởng đến lối chơi, vì chủ yếu để tiêu diệt các kẻ địch thì người chơi vẫn phải vận dụng khéo léo sự tính toán chuẩn xác về phương hướng, lực đẩy, cũng như các cạm bẫy bố trí trong màn chơi là chính.
Nếu “tưởng bở” mà cho “mình ên” mực lao vào trùng vây địch theo kiểu Rambo, thì kết cục có thể nói là còn “đen hơn mực”.[su_quote]Nếu “tưởng bở” mà cho “mình ên” mực lao vào trùng vây địch theo kiểu Rambo, thì kết cục có thể nói là còn “đen hơn mực”[/su_quote]Nhân tố gây khó khăn lớn nhất cho việc chơi Squids Odyssey đến từng phương thức điều khiển. Trên hệ Wii U, Squids Odyssey cho phép người chơi điều khiển bằng cả cần gạt analog và bút cảm ứng – tuy vậy, mỗi loại đều có mặt ưu – khuyết riêng biệt.
Chẳng hạn như analog thì cầm tiện tay nhưng rất khó cân chỉnh lực, trong khi bút cảm ứng dễ canh lực nhưng lại không điều khiển thuận tiện bằng analog.
Sau cùng, yếu tố gây ức chế đáng sợ nhất của Squids Odyssey nằm ở việc game không hề có một điểm lưu (checkpoint) nào trong màn chơi cả.
Bất cứ hành động sơ sẩy nào của người chơi cũng phải trả một cái giá rất đắt, đó là chơi lại màn chơi từ đầu nếu muốn có kết quả tốt và lấy đủ các huy chương danh hiệu.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://thegamebakers.com/games”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/SquidsTheGame”][/su_icon_panel][su_divider]