BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DAEDALIC ENTERTAINMENT HỖ TRỢ
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]H[/dropcap]ai thể loại game kinh dị và phiêu lưu nhấn-trỏ chuột (point-n-click) thoạt nghe thì có vẻ rất “hợp cạ” nhau, song về mặt “lịch sử” thì mối lương duyên của chúng không thật sự… nảy nở nhiều cho lắm.
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: The Brotherhood
- Phát hành: Daedalic Entertainment
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 31/08/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 24.99 USD
- OS: Windows Vista SP2, Windows 7 SP1, Windows 8 (32/64 bit)
- Processor: 2.6 GHz (Dual Core)
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: Nvidia GeForce 405, AMD Radeon HD 5400
- DirectX: 9.0c
- Hard Drive: 5 GB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Có lẽ tựa game cuối cùng thật sự thành công trong phong cách này là Sanitarium của hãng DreamForge Entertainment từ năm… 1998, sử dụng góc nhìn từ trên xuống, kết hợp lối chơi phiêu lưu và kinh dị một cách độc đáo, tạo nên trải nghiệm được cho là “một trong những tựa game đáng sợ nhất mọi thời đại”.
STASIS – sản phẩm đầu tay của hãng The Brotherhood – có thể được coi là “kẻ kế vị tinh thần” của Sanitarium, bởi khá nhiều sự tương đồng trong đề tài lẫn lối chơi. Lấy cảm hứng từ các tác phẩm khoa học viễn tưởng pha trộn chất kinh dị như Alien, Dead Space hay Pandorum, cùng với việc vận dụng phong cách chơi nhấn-trỏ chuột “cũ mà mới”, STASIS hứa hẹn sẽ trở thành “món ăn lạ” dành cho những ai ưa thích hai thể loại trên.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Phong cách kinh dị thuần túy, đáng nhớ
Câu chuyện của STASIS khởi đầu khi một người đàn ông mang tên John Maracheck tỉnh dậy sau “giấc ngủ đông” bên trong con tàu không gian Groomlake. Xung quanh John đầy những cỗ máy bị phá hoại hoặc đã ngừng hoạt động, những vệt máu vương vãi khắp mọi nơi, và trên hết là không có bất kỳ bóng dáng nào của con người tại đây. Trước khi tìm hiểu xem có chuyện gì đang xảy ra, điều đầu tiên mà John buộc phải làm là tìm kiếm tung tích vợ con của mình, bên trong khoảng không vô định đầy rẫy hiểm nguy ngay trước mắt.
Câu chuyện bí ẩn về Groomlake diễn ra trong suốt thời lượng 8 giờ đồng hồ của STASIS sẽ là tiêu điểm chính tạo nên ấn tượng mạnh với người chơi. Những thí nghiệm bí ẩn và không khí lạnh lẽo đến mức rợn người chỉ là hai trong số rất nhiều yếu tố luôn khiến người chơi cảm thấy bất an, đặc biệt trong đó bao gồm cả những cảnh tượng rùng rợn mà thật sự người viết khó có thể diễn tả bằng lời.
Điểm đặc sắc nhất dĩ nhiên vẫn là phong cách kinh dị thuần túy phương Tây “đặc sệt” bên trong câu chuyện của STASIS. Thỉnh thoảng, người chơi vẫn sẽ bị “hù” một cách bất ngờ từ những chiếc máy chiếu, song số lần chúng xuất hiện trong game lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trái lại, STASIS khiến người chơi tự đặt ra những câu hỏi về sự bí ẩn bao trùm toàn bộ câu chuyện, tạo cảm giác khó chịu, đeo đuổi mãi trong đầu người chơi, và rồi cảm thấy kinh hoàng khi những bí mật được hé mở.
[su_quote]STASIS khiến người chơi tự đặt ra những câu hỏi về sự bí ẩn bao trùm toàn bộ câu chuyện, tạo cảm giác khó chịu, đeo đuổi mãi trong đầu người chơi[/su_quote]
Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong cốt truyện và lối chơi của STASIS là những chiếc “nhật ký kỹ thuật số” PDA nằm rải rác tại các địa điểm khác nhau trong con tàu Groomlake. Nói nôm na rằng những chiếc PDA cũng tương tự với các thiết bị Terminal trong Fallout, chúng chứa đựng rất nhiều thông tin, lời nhắn nhủ hay thỉnh thoảng là những dòng mật mã khác nhau (và dĩ nhiên chứa toàn… chữ). Thế nên nếu như bạn bỏ qua những chiếc PDA trong STASIS thì cũng đồng nghĩa rằng bạn đã bỏ mất đến phân nửa cái hay của trò chơi.
Về lối dẫn chuyện, những chiếc PDA là công cụ dẫn chuyện “thiết thực” nhất trong toàn bộ trò chơi, bởi STASIS không hề nói “huỵch toẹt” những vấn đề nhức nhối đang xảy ra, mà chỉ có PDA mới có thể trả lời những câu hỏi của người chơi. Một căn phòng đầy những vệt máu nhưng lại không có xác người? Những căn phòng thí nghiệm được trang bị những cỗ máy tối tân hoàn toàn bị bỏ hoang? Các khu nghiên cứu bị bao phủ bởi màu xanh lá của thực vật? Những chiếc PDA sẽ giải thích tất cả những điều đó. Thật may mắn là toàn bộ những dòng nhật ký bên trong những chiếc PDA đều được viết nên một cách khéo léo, tự nhiên và đầy sức thuyết phục, khiến người chơi sẽ phải tò mò với những gì mà mình sẽ đọc được.
Về lối chơi, PDA đóng vai trò gợi ý dành cho những câu đố sẽ xuất hiện xuyên suốt cuộc hành trình của người chơi. Nếu như bạn đang gặp phải bất kỳ khúc mắc nào, hoặc đang cố gắng “click” chuột trong… nỗi tuyệt vọng do bị “bí” đường, thì hãy tìm những manh mối được cất giấu bên trong những chiếc PDA.
Toàn bộ các câu đố trong STASIS không thật sự “khó nhằn” đến mức khiến người chơi phải “vò đầu bứt tóc”. Độ khó của game thường chỉ nằm ở mức cả người mù cũng… thấy rõ như ban ngày, cho đến mức độ vừa phải. Cá nhân người viết cảm thấy thử thách lớn nhất trong lối chơi của STASIS là việc phải… căng mắt ra tìm những vệt sáng đánh dấu các vật thể có thể tương tác được trên màn hình, và thỉnh thoảng dẫn đến trò di chuột dò từng mảng “pixel” cổ điển. Tuy vậy, như đã nói ở trên, phần lớn các câu đố trong STASIS đều có độ khó ở mức vừa phải, cộng với hệ thống gợi ý “thầm lặng” từ những chiếc PDA, thế nên người chơi có thể yên tâm về mặt… tâm lý trong khi chơi.
[su_divider]
“Trong vũ trụ, không ai có thể nghe được tiếng bạn hét”
Phong cách đồ họa cổ điển và mang hơi hướm của Alien có thể khiến người chơi “chột dạ”, nhưng tiêu điểm thật sự lại nằm ở âm thanh của STASIS. Những âm điệu rợn tóc gáy mỗi khi nổi lên là lại “hòa âm” với những tiếng động từ môi trường xung quanh, khiến cho người chơi từ nổi da gà chuyển sang… lạnh sống lưng.
Hãy tưởng tượng bạn bước chân qua các dãy hành lang, bỗng có những âm thanh lạ phát ra từ các bức tường, tiếng khí gas xì ra từ những đường ống hay tiếng loạn nhịp từ những cỗ máy bị hỏng hóc… hoàn toàn đủ để khiến người chơi “giật bắn mình” trong khoảng không mịt mờ.
Không những vậy, những âm thanh này thậm chí còn “trêu đùa” người chơi. Người viết thật sự không thể đếm xuể số lần bị giật mình khi đang bước đi qua lại bên trong một căn phòng, bỗng dưng có tiếng… cười của trẻ con đột ngột phát lên và rồi bị ngắt quãng.
Dành cho những ai khoái trải nghiệm “ép phê”, hãy vừa đeo một chiếc tai nghe và vừa bật loa, vặn âm thanh lên mức cao nhất, đảm bảo đến cả… hàng xóm của bạn cũng cảm thấy “nổi da gà”.
[su_quote]Những âm điệu rợn tóc gáy mỗi khi nổi lên là lại “hòa âm” với những tiếng động từ môi trường xung quanh, khiến cho người chơi từ nổi da gà chuyển sang… lạnh sống lưng[/su_quote]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Những hạt sạt còn lại
STASIS đã tạo dựng thành công một bầu không khí rùng rợn, lối kể chuyện trong game cũng thật sự cuốn hút và dĩ nhiên là không thiếu những “nút thắt mở”, song câu chuyện của trò chơi để lại một vài kẽ hở nhỏ và mục đích của các nhân vật còn khá dễ đoán.
Một trong những lỗ hổng khiến người viết phải “tròn xoe mắt” là khi John đọc được một báo cáo có liên quan mật thiết đến người thân của anh thì không hiểu vì lý do gì, mà John lại hoàn toàn… im lặng và không hề có cảm xúc gì vào lúc đó.
[su_quote]Lối kể chuyện trong game cũng thật sự cuốn hút và dĩ nhiên là không thiếu những “nút thắt mở”, song câu chuyện của trò chơi để lại một vài kẽ hở nhỏ và mục đích của các nhân vật còn khá dễ đoán[/su_quote]
Cuối cùng, STASIS còn tồn tại một vấn đề kỹ thuật nho nhỏ. Đầu tiên, phông nền trong toàn bộ các phân cảnh của trò chơi đều được thiết kế ở độ phân giải… 720p. Người viết không rõ đây có phải là ý đồ của nhà phát triển để tạo nên cảm giác cũ kỹ cho trò chơi hay không, nhưng thật sự người viết không hề thích thú với những khung hình mờ tịt chút nào.
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://stasisgame.com”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/stasisgame”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/StasisGame”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/380150/”][/su_icon_panel]
[su_divider]