[su_note note_color=”#edeceb”][su_icon_text color=”#1e2021″ icon=”icon: child” icon_color=”#12A5F4″ icon_size=”35″]Vào ngày 9-11 qua, công ty mẹ của Steam, Valve Software, đã bắt đầu gửi thư thông báo tới các tài khoản Steam của người dùng ở Việt Nam về việc chuyển đổi tiền trong tài khoản Steam từ USD thành VND (Việt Nam Đồng) vào ngày 13/11 sắp tới đây. [/su_icon_text][/su_note]Trong vài tháng trở lại đây, đã có liên tục các thông tin được tiết lộ một cách không chính thức từ nhiều bên về đợt cập nhật đơn vị tiền tệ mới cho Steam, với tâm điểm chú ý của game thủ Việt Nam về việc Steam sẽ chính thức hỗ trợ thanh toán bằng Việt Nam Đồng.
Vào ngày 9/11 qua, hàng loạt các game thủ sở hữu tài khoản Steam ở Việt Nam đã nhận được thư thông báo từ địa chỉ [email protected], thông báo về việc bắt đầu đổi đơn vị tiền trong tài khoản Steam của mình từ USD thành VND.Liên hệ với đội ngũ làm game Battle Splash, Vietgame.asia cũng được xác nhận về việc này, tuy vậy vẫn chưa có các thông báo chính thức về chính sách giá bán vùng cho Việt Nam.
Thế nhưng dựa vào các đợt cập nhật giá vùng trước đây ở trên hệ thống Steam, chúng ta có thể dễ dàng đoán ra được mức giá sẽ áp dụng cho thị trường Việt Nam. Vì Steam sẽ đưa ra mức giá phù hợp với thu nhập ở quốc gia đó và dựa vào giá bán game tại các nước khu vực Đông Nam Á như Malaysia, thì rất có khả năng khu vực Việt Nam đón nhận mức giá thấp hơn khoảng 40 tới 50% so với giá cơ bản (giá USD của Mỹ).Vậy thì toàn bộ game trên Steam sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá bán chính thức hiện nay?
Không hẳn là như thế. Số % giảm mà chúng ta nói ở trên là con số mà Steam thông qua khảo sát thị trường địa phương biết được, và họ khuyến khích nhà phát hành game giảm giá để có thể bán được một cách dễ dàng tại thị trường đó. Có khả năng sẽ có một số nhà phát hành và đặc biệt là những nhà phát hành lớn sẽ lựa chọn không giảm giá theo đề nghị của Steam.
Tuy vậy, chúng ta cũng có thể coi đây là một trong những bước đầu tiên của Steam công nhận về sự tiềm năng của thị trường Việt Nam.
Đây được coi là trợ giá?
Hoàn toàn không phải. Chính sách giá cho vùng (Regional price) và trợ giá (Price support) khác nhau hoàn toàn và bạn không nên lẫn lộn hai khái niệm này. Chính sách giá như đã nói ở trên là cách để giúp sản phẩm tiếp cận người mua một cách dễ dàng hơn và từ đó nâng cao lợi nhuận, còn trợ giá là hành động cân bằng cung cầu của một sản phẩm để bình ổn giá bán, ví dụ như hành động trợ giá xăng của nhà nước giúp cho người dân đi lại dễ dàng hơn.Hiện tại vẫn chưa có công bố chính thức từ phía Valve trên các kênh thông tin, thế nhưng thông qua các nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau thì việc đưa vào sử dụng Việt Nam Đồng cũng như một “cửa hàng riêng” cho Việt Nam là hoàn toàn khả thi.
Vietgame.asia sẽ tiếp tục cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] THÔNG TIN TỔNG HỢP[/alert]