Skip to content

SteelSeries Arctis 7 (2019) – Đánh Giá Gaming Gear

SteelSeries Arctis 7 (2019) – Đánh Giá Gaming Gear

[rs_section_heading style=”style6″ heading=”SteelSeries Arctis 7″]

Nếu bạn là một độc giả thường xuyên theo dõi loạt bài giới thiệu và đánh giá của Vietgame.asia trong thời gian gần đây, hẳn sẽ vẫn còn nhớ chiếc tai nghe SteelSeries Arctis 5Vietgame.asia đã đánh giá cách đây không lâu. Với người viết, vốn từng một người dùng quen mặt của SteelSeries ở lĩnh vực tai nghe, thì sự trở lại của nhà sản xuất gaming gear Đan Mạch này cho thấy vị trí của họ trên bản đồ gaming gear không phải là “ăn may”.

Sự thất bại có phần hơi “uổng” của SteelSeries với dòng Siberia V3 sớm được phục hồi thanh danh khi ra mắt loạt tai nghe Arctis mới, mang tới một cơn lốc “nặng đô” từ Bắc Cực nhanh chóng giúp SteelSeries thâu tóm lại thị trường. Một Arctis 3 phổ thông và thú vị với chuẩn 7.1 chỉ với giao tiếp 3,5mm, một Arctis 5 đáng ngạc nhiên cho chất lượng ấn tượng chỉ với giá bán cực kỳ cạnh tranh, nay SteelSeries Arctis 7 với một vị thế “đàn anh” trong bộ 3 chủ lực của dòng Arctis lại càng khiến người viết ngạc nhiên với những gì mà mình được trải nghiệm.

Sự đáng ngạc nhiên mà người viết đang nói tới là những gì? – Vietgame.asia sẽ cùng bạn đến với bài đánh giá chi tiết chiếc SteelSeries Arctis 7 phiên bản 2019 này nhé!

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC STEELSERIES HỖ TRỢ[/alert]

  • LED: RGB
  • Củ loa: Neodymium 40mm
  • Độ nhạy: 90db
  • Tần số: 20-22000Hz
  • Trở kháng: 32Ohm
  • Độ méo tiếng: 3%
  • Microphone: 2 chiều, tích hợp lọc tiếng ồn
  • Kết cấu: Nhựa
  • Kết nối: 3,5mm, USB
  • Cáp tín hiệu: cáp rời cao su

[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”153836, 154077″][su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

SteelSeries Arctis 7 (2019) – Đánh Giá Gaming GearSteelSeries Arctis 7 (2019) – Đánh Giá Gaming Gear[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NÂNG CAO ĐẲNG CẤP[/su_heading]Như tiêu đề đã viết rất rõ ràng, SteelSeries Arctis 7 mà chúng ta sẽ đánh giá hôm nay là phiên bản mới, ra mắt cho năm 2019 tới, mới hơn những SteelSeries Arctis 7 từ 2018 trở về trước với rất nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, những sự thay đổi này không hề khoa trương, mà nó nằm ở sự tỉ mỉ, sự sâu sắc trong cách SteelSeries làm nên một sản phẩm tốt nhất cho khách hàng của mình – những game thủ khó tính.

Dựa trên thiết kế đã gần như hoàn hảo của thế hệ SteelSeries Arctis 7 trước, những thay đổi của SteelSeries Arctis 7 mới không hề nổi bật và thiết kế cũng không hề thêm thắt bất kỳ chi tiết mới nào. Bởi chỉ khi từng sử dụng qua cả hai chiếc SteelSeries Arctis 7 cũ và mới, thì người dùng mới thực sự “ngộ” được những thay đổi tinh tế mà SteelSeries đã làm.

Đễ hỗ trợ cho trải nghiệm nghe mượt mà hơn, êm ái hơn, SteelSeries cũng có những thay đổi nhỏ trong phần đệm tai nghe. SteelSeries Arctis 7 mới được trang bị đệm tai với lớp mút xốp mềm và êm hơn rất nhiều, có độ đàn hồi tốt và không có cảm giác “dày” như phiên bản cũ. Với lớp xốp mới có nhiều bọt khí hơn, khả năng đàn hồi của đệm tai rất tuyệt, gần như không tạo áp lực nào khi đeo lên tai mà vẫn ôm kín cả hai tai của người dùng. Đổi lại khả năng cách âm kém hơn, nhưng với tùy chọn chất liệu da giả thì cũng không khó để người dùng khắc phục điểm yếu nhỏ này.

Kế đến, phần dây thun đệm đầu tuy vẫn sử dụng loại dây chuyên dùng cho kính trượt tuyết nhưng được làm với chất liệu mềm hơn, co giản nhẹ nhàng hơn và cũng cho cảm giác tốt hơn khi đeo SteelSeries Arctis 7 lên đầu. Tuy nhiên theo nhận xét của người viết thì dù cải thiện về cảm giác sử dụng nhưng kích cỡ dây đệm đầu vẫn còn khá ngắn. Với những người có cỡ đầu trung bình (size M – 55-57cm) như người viết thì vẫn phải nới dây ra đôi chút, dẫn đến việc logo SteelSeries kéo tụt xuống dưới, để lộ lớp keo dán Velcro trông rất… ngứa mắt, đặc biệt nếu bạn là một người theo đuổi sự cầu toàn, chỉnh chu.[su_carousel source=”media: 156270,156269,156268,156267,156266,156265,156264,156263,156262,156261,156260,156259″ limit=”100″ link=”lightbox” width=”300″ height=”120″ title=”no”][/su_carousel][su_quote]chỉ khi từng sử dụng qua cả hai chiếc SteelSeries Arctis 7 cũ và mới, thì người dùng mới thực sự “ngộ” được những thay đổi tinh tế mà SteelSeries đã làm.[/su_quote]

Nếu như SteelSeries Arctis 3, SteelSeries Arctis 5 hay SteelSeries Arctis 7 cũ bị nhiều người dùng nhận xét là có âm lượng quá bé, kém tạo được sự tập trung… Thì đến SteelSeries Arctis 7 mới, âm lượng của củ tai đã được cải thiện đáng kể, tầm 30-40% so với trước đây, và những người dùng thích sự chi tiết, muốn sự rõ ràng và “nhập vai” thì SteelSeries Arctis 7 vừa đủ để đáp ứng. Vừa đủ là bởi âm lượng đã có lớn hơn nhưng không thái quá như những chiếc tai nghe “tàu” rẻ tiền, cũng như sự giới hạn âm lượng vừa đảm bảo an toàn cho tai nghe của người dùng, vừa đảm bảo cho khả năng xử lý âm thanh ở âm lượng cao của SteelSeries Arctis 7 không bị rối hoặc chói. Tất nhiên, không ai khuyến khích người dùng sử dụng tai nghe ở âm lượng 100% cả, và ở âm lượng tối đa của SteelSeries Arctis 7, nó to đủ để chiều lòng cả những game thủ kém thính.

Chưa dừng lại ở đó, không chỉ thay đổi về mặt “phần cứng”, SteelSeries còn mang đến một loạt những nâng cấp giá trị thông qua phần mềm hỗ trợ SteelSeries Engine, trong đó đáng chú ý nhất là chuẩn DTS: HeadphoneX mới cho một trải nghiệm ấn tượng hơn khi xem phim và chơi game. Chi tiết về nâng cấp ở mặt âm thanh người viết xin đề cập rõ hơn ở mục sau.

[su_divider]

SteelSeries Arctis 7 (2019) – Đánh Giá Gaming Gear[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]HOÀN THIỆN TỪ TRONG RA NGOÀI[/su_heading]Trước khi đến với SteelSeries Arctis 7, chúng ta đã từng dợt qua Arctis 3 tuy có hơi khô khan nhưng nhiều tiềm năng, và Arctis 5 cực ấn tượng tạo nên bước nhảy vọt nổi bật trước hằng sa số đối thủ trong phân khúc… Mỗi phân khúc khác nhau cũng cho một chất lượng khác nhau, và giữa Arctis 5SteelSeries Arctis 7 cũng là một bước tiến không hề nhỏ.

Với mức chênh lệch giá tương đối lớn, khoảng 1,5 triệu đồng thì những yếu tố cốt lõi thu hút người dùng chính là chức năng không dây của tai. SteelSeries Arctis 7 tháo bỏ hoàn toàn sự rườm rà và rắc rối của đống dây nhợ, cho người dùng một sự tự do và thoải mái thật sự mà không hề cấn cái khi trải nghiệm game. Khoảng cách giữ tín hiệu của SteelSeries Arctis 7 khoảng hơn 10 mét, đủ để bạn có thể vừa đeo tai nghe, vừa phi xuống bếp pha 1 ly soda mát lạnh mà vẫn tám chuyện với đồng đội trong PUBG một cách thoải mái nếu lỡ từ giã cuộc chơi sớm. Hoặc để trải nghiệm sự hỗn loạn thần trí, điên dại với cô nàng Senua trong Hellblade: Senua’s Sacrifice bằng kính thực tại ảo thì không còn gì bằng.

Còn nếu bạn là một game thủ trung thành với các hệ máy console, điều đó cũng không phải là vấn đề với SteelSeries Arctis 7 khi tai cũng hỗ trợ cả chuẩn âm thanh 3,5mm. Tuy nhiên cần lưu ý là với cổng 3,5mm, người dùng chỉ được sử dụng SteelSeries Arctis 7 ở mức chất lượng cơ bản nhất mà không có sự hỗ trợ về mặt phần mềm cũng như chuẩn không dây.[su_quote]SteelSeries Arctis 7 tháo bỏ hoàn toàn sự rườm rà và rắc rối của đống dây nhợ, cho người dùng một sự tự do và thoải mái thật sự mà không hề cấn cái khi trải nghiệm game.[/su_quote]

Theo thử nghiệm thực tế với mức âm lượng trung bình 80%, thời lượng pin của SteelSeries Arctis 7 có thể kéo dài lên tới 25 giờ hoạt động liên tục, một con số cực kỳ đáng nể và vượt xa nhiều đối thủ trong cùng phân khúc. Mặt khác, nếu được sử dụng với tuần suất thường xuyên những không liên tục với khoảng 3-5 tiếng chơi game mỗi ngày, tuổi thọ pin của SteelSeries Arctis 7 có thể kéo dài đến cả tuần.

Với việc lược bỏ hết mọi dây nhợ, sự rườm rà của các cụm điều khiển trên dây cũng được SteelSeries giải quyết triệt để khi tích hợp hết lên hai bên củ tai SteelSeries Arctis 7. Các chức năng cũng được bố trí trực quan và khoa học khi hầu hết các nút tinh chỉnh đều được đặt bên củ tai trái, trong khi củ tai phải sẽ là những chức năng ít được sử dụng như nút tắt mở nguồn, cổng sạc hay cổng 3,5mm. Đặc biệt, chức năng thay đổi tỉ lệ cân bằng giữa âm thoại và âm game trên Arctis 5 cũng được tích hợp sẵn trên củ tai phải dưới dạng nút cuộn, người dùng có thể linh động hơn trong việc thay đổi độ cân bằng giữa thoại – game.

Để bắt đầu thử nghiệm cho chất lượng âm thanh của SteelSeries Arctis 7, người viết tập trung hẳn vào thể loại bắn súng, cụ thể là PUBG – một tựa game có sự yêu cầu rất khắt khe trong mô phỏng không gian, tiếng chân, tiếng súng của đối thủ. SteelSeries Arctis 7 hoạt động cực kỳ ổn định ở mức âm lượng cao, khả năng phân định hướng tương đối tốt dù trước sau có hơi nhập nhằn một chút nhưng vẫn đủ tách biệt (nếu không kích hoạt DTS: Headphone X). Khả năng kiểm soát cục diện chiến trường khá tốt và cho người dùng rất nhiều sự… tự tin khi bắt đầu tấn công một địa điểm nhất định cùng đồng đội.

SteelSeries Arctis 7 (2019) – Đánh Giá Gaming GearSteelSeries Arctis 7 (2019) – Đánh Giá Gaming Gear

Trong quá trình tác chiến, microphone của SteelSeries Arctis 7 cúng đóng một phần không nhỏ khi khả năng thu thoại khá tốt, không lẫn tạp âm cũng như nhiễu tín hiệu kể cả khi sử dụng Discord hay Voice-chat tích hợp trong game. Âm thoại thu rất sạch và trong, nhưng người dùng cũng cần bỏ thời gian để tinh chỉnh bởi SteelSeries Engine cung cấp cho người dùng rất nhiều công nghệ hỗ trợ thoại tân tiến.

Vượt qua bài thử nghiệm PUBG một cách nhẹ nhàng, SteelSeries Arctis 7 tiếp tục “cống hiến” một chiến trường máu lửa và tàn khốc thực sự trong Battlefield V một cách vô cùng sống động. Ở một chiến trường đầy hỗn loạn như Battlefield V, việc xác định phương hướng đã khó, người chơi còn phải “lọc” trong mớ âm thanh hỗn độn đó những tiếng bước chân và động tĩnh của kẻ thù… Khó là vậy nhưng may thay SteelSeries Arctis 7 quá tốt trong việc tách biệt các âm thanh nền của môi trường và cũng như có phần hơi “cheat” một chút với các dạng âm thanh bước chân, nên nếu có một kỹ năng tốt, chắc chắn bạn sẽ sống rất thọ trong chiến trường Thế Chiến thứ 2 này.

SteelSeries Arctis 7 cũng như SteelSeries Arctis 5, và cũng là đặc trưng riêng của hầu hết các dòng tai nghe được SteelSeries phát triển từ trước đến nay, đó là âm bass không phải là thứ mà họ tập trung quá nhiều để che đậy những khiếm khuyết cả các dải âm khác. Mỗi dải đều có một “sàn diễn” riêng, không hề bị các dải khác lấn át và âm tầng cũng được phân chia rất tách bạch. Người chơi có thể phân biệt rõ hầu hết những âm thanh trong cùng một không gian mà không có cảm giác bị “dính” nhau. Đây là một ưu điểm lớn của SteelSeries Arctis 7 khi mang đến cho người dùng một âm thanh rất sạch, không bị đục và rõ ràng từng âm thanh dù là nhỏ nhất kể cả khi sử dụng với mức âm lượng nhỏ.

Chất lượng và độ chi tiết của SteelSeries Arctis 7 cơ bản không khác mấy so Arctis 5, độ méo âm khi chưa bật chức năng mô phỏng DTS: Headphone X rất thấp, đồng nghĩa với việc khả năng thể hiện âm nhạc của SteelSeries Arctis 7 cũng rất rất tốt. Và như trong bài đánh giá chi tiết của Arctis 5, SteelSeries Arctis 7 có thể cân tốt nhiều thể loại nhạc khác nhau, đặc biệt xuất sắc với dòng nhạc Synthwave và Electro.

[su_quote]SteelSeries Arctis 7 cũng như SteelSeries Arctis 5, và cũng là đặc trưng riêng của hầu hết các dòng tai nghe được SteelSeries phát triển từ trước đến nay, đó là âm bass không phải là thứ mà họ tập trung quá nhiều để che đậy những khiếm khuyết cả các dải âm khác. [/su_quote]

[su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

SteelSeries Arctis 7 (2019) – Đánh Giá Gaming Gear[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]KHÓ THẤY ĐIỂM TRỪ[/su_heading]

Sau hơn 1 tháng sử dụng SteelSeries Arctis 7, người viết phải công nhận mình rất hài lòng khi “trên tai” chiếc tai nghe này, nó gần như không mắc phải một khuyết điểm đáng kể nào. Tuy nhiên, nếu chịu khó vạch lá tìm sâu thì cũng không hẳn là không có, nhưng mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự khắt khe của người dùng, và một số khuyết điểm là gần như không thể khắc phục.

Chẳng hạn vấn đề cân nặng, SteelSeries Arctis 7 là một chiếc tai nghe không dây, do đó người dùng phải chịu thêm trọng lượng của hai pin ở hai củ tai, nâng tổng trọng lượng của chiếc tai nghe này lên tới khoảng 380g – khá nặng nếu phải đeo SteelSeries Arctis 7 trong thời gian dài. Trọng lượng nặng của SteelSeries Arctis 7 công bằng mà nói là không hề lớn, ở mức trung bình nếu so sánh với nhiều mẫu tai nghe không dây khác trên thị trường và đôi khi gần bằng cả những chiếc tai nghe có dây. Tuy nhiên nếu đã quen với Arctis 5 thì người dùng sẽ mất không ít thời gian làm quen với trọng lượng của SteelSeries Arctis 7.

Tiếp đến, SteelSeries Arctis 7 không có đèn nền, dẫu biết “trend” hiện nay đang là RGB, nhưng để hạn chế đốt pin cũng như “để dành” cho các phiên bản xịn xò hơn như SteelSeries Arctis Pro thì việc khuyết đèn nền là điều khá dễ hiểu. Bản thân người viết chẳng ham hố gì chức năng hoa hòe này nên đó cũng không phải là vấn đề quá to tác.

Điểm thực sự yếu của SteelSeries Arctis 7, cũng như Arctis 5 chính là chế độ DTS: Headphone X, và như trong bài đánh giá Arctis 5 thì DTS: Headphone X là một con dao 2 lưỡi, nó mang đến một trải nghiệm hấp dẫn hơn, tạo cảm xúc tốt hơn, hiệu ứng âm thanh ấn tượng hơn… Nhưng vô tình như vậy lại khiến âm thanh bị méo khá nhiều, không gian cũng bắt đầu có sự thiếu chuẩn xác và kém rõ nét. Ba dải trầm, trung và cao của SteelSeries Arctis 7 bắt đầu rối khi để ở mức âm lượng cao. Vậy nên, DTS: Headphone X vẫn chỉ được khuyên dùng cho trải nghiệm chơi đơn, hoặc xem phim là chủ yếu, không nên lạm dụng nó trong những trò chơi nặng tính chính xác của âm thanh như trên đấu trường eSports.[su_quote]SteelSeries Arctis 7 là một chiếc tai nghe không dây, do đó người dùng phải chịu thêm trọng lượng của hai pin ở hai củ tai, nâng tổng trọng lượng của chiếc tai nghe này lên tới khoảng 380g – khá nặng nếu phải đeo SteelSeries Arctis 7 trong thời gian dài.[/su_quote]

[su_divider]

[rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

Bạc 8.0

SteelSeries Arctis 7 là một chiếc tai nghe có thể nói là “phiên bản nâng cấp “suýt hoàn hảo” của SteelSeries Arctis 5”, bởi nó không chỉ giải quyết hết những yếu điểm của Arctis 5 mà còn mang đến nhiều nâng cấp vô cùng tinh tế về mặt trải nghiệm. Với 1,5 triệu đồng chi thêm, bạn sẽ vứt hết được sự lằn nhằn của dây nhợ, tích hợp chức năng trực tiếp lên củ tai cực tiện lợi, thoải mái hơn khi sử dụng với đệm đầu và đệm tai mới… SteelSeries Arctis 7 xứng đáng là chiếc tai nghe hấp dẫn nhất phân khúc 4 triệu đồng tính đến thời điểm hiện tại.