[rs_section_heading style=”style6″ heading=”SteelSeries Rival 310″]
Sau màn trở lại thị trường Việt Nam thông qua nhà phân phối mới, SteelSeries đã nhanh chóng trở lại cuộc đua gaming gear tại thị trường nước ta với một loạt các sản phẩm chủ lực đánh vào nhiều phân khúc khác nhau. Nguyên nhân khiến cho thương hiệu này chiếm được cảm tình với nhiều người có lẻ không đơn giản chỉ là vẻ ngoài “hợp mắt” hay “cộp mác gaming” mà bản thân những sản phẩm của SteelSeries còn chứa đựng những giá trị về mặt chất lượng mà bất cứ ai cũng có thể tin tưởng.
Đợt bài trước đây, Vietgame.asia có giới thiệu tới các bạn dòng chuột SteelSeries Rival 310 với những tính năng tối tân và đầy tiềm năng. Nhưng liệu rằng, chất lượng và trải nghiệm lâu dài của chú chuột này có thực sự xứng đáng những gì nó được mong đợi? Hay đây chỉ là một nỗi thất vọng lớn từ phía hãng gaming gear xứ Đan Mạch?
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC STEELSERIES HỖ TRỢ[/alert]
- Tên sản phẩm: SteelSeries Rival 310
- Nhà sản xuất: SteelSeries
- Xuất xứ: Đan Mạch
- LED: –
- Củ loa: Neodymium 40mm
- Độ nhạy: 90db
- Tần số: 20-22000Hz
- Trở kháng: 32Ohm
- Độ méo tiếng: 3%
- Microphone: 2 chiều, tích hợp lọc tiếng ồn
- Kết cấu: Nhựa
- Kết nối: 3,5mm
- Cáp tín hiệu: cáp rời cao su
[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”153898, 153972″][su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]BỀ NGOÀI ĐƠN GIẢN – “NỘI CÔNG” THÂM HẬU[/su_heading]Nếu như bạn đang tìm kiếm một con chuột gaming với bề ngoài hầm hố, lòe loẹt các loại đèn nền hay hang tấn nút bấm xung quanh; thì SteelSeries Rival 310 không phải là sản phẩm mà bạn đang nhắm tới. Bởi lẻ, từ trước đến nay, ngôn ngữ thiết kế chung của các sản phẩm SteelSeries đó chính là đề cao tính đơn giản – tối giản đến mức có thể. SteelSeries Rival 310 không nằm ngoài nguyên tắc đó, tuy nhiên bạn cứ nên yên chí rằng mặc dù đơn giản là vậy, nhưng nó vẫn toát lên một “thần thái” đậm chất gaming khi nhìn từ phía xa nhờ vào thiết kế động học dành riêng cho game thủ cũng như cụm đèn nền RGB được đặt một cách tinh tế ở phần logo trên thân chuột và nút cuộn.
Như đã đề cập ở bài trước, toàn bộ thân của SteelSeries Rival 310 được phủ một lớp UV nhám để chống vân tay rất hiệu quả. Thêm vào đó, 2 má hông chuột còn ốp cao su có vân, một mặt làm tăng khả năng tiếp xúc, mặt khác giúp chuột nhẹ hơn rất nhiều. Ở bề ngoài, hai miếng cao su này tuy được thiết kế rất đẹp, nhưng chúng lại không khỏi khiến cho người dùng cảm thấy nghi ngờ về độ bền của nó. Tuy nhiên, sau nhiều lần cố gắng bóp mạnh và thời gian dài sử dụng, chúng vẫn không bị thay đổi hình dạng hay bị thay màu do mồ hôi tay cũng như không trở nên nham nhở.[su_carousel source=”media: 152867,152868,152869,152870,152871,152872,152873,152876,152877,152878,152879″ limit=”100″ link=”lightbox” width=”300″ height=”120″ title=”no”][/su_carousel][su_quote]ngôn ngữ thiết kế chung của các sản phẩm SteelSeries đó chính là đề cao tính đơn giản – tối giản đến mức có thể. SteelSeries Rival 310 không nằm ngoài nguyên tắc đó, tuy nhiên bạn cứ nên yên chí rằng mặc dù đơn giản là vậy, nhưng nó vẫn toát lên một “thần thái” đậm chất gaming[/su_quote]
Việc thiết kế thân chuột ra 3 mảnh riêng biệt gồm 2 phím chuột trái – phải và thân chuột đem lại những trải nghiệm vô cùng tích cực cho người dùng. Đối với những dòng chuột đi theo phong cách thiết kế cũ, đôi khi chúng ta sẽ gặp những vấn đề như một bên phím có hành trình tương đối ngắn hơn so với bên còn lại, cảm giác lực nhấn tương đối nặng. Tuy nhiên, thiết kế này giải quyết đáng kể những vẫn đề trên, kết hợp với việc sử dụng phím Omron thường thấy ở các dòng mắc tiền, quá trình nhấn phím chuột thật sự trở thành một trải nghiệm vô cùng thỏa mãn.
Những điểm sáng trên kết hợp với cấu trúc của thiết kế “thiên vị” cho tay phải của SteelSeries Rival 310, kèm với ngoại hình động học hợp lý, chú chuột này trở nên phù hợp với bất cứ thói quen cầm chuột nào trong thời gian dài. Mặc dù có kích thước khá nhẹ ở mức 88.3g, nhưng với kết cấu vô cùng chắc chắn của nó khiến cho người viết cảm thấy rất “đầm tay” trong quá trình sử dụng chuột.
[su_divider]
[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]TỎA SÁNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG[/su_heading]Các duy nhất để đánh giá hiệu năng của một con chuột chính là đem nó vào chiến trường để xem thành tích và trải nghiệm mà nó đem lại. Tuy nhiên, trước đó, chúng ta nên bàn luận sơ qua về những chỉ số cơ bản của SteelSeries Rival 310 này.
Được biết, SteelSeries trang bị bộ cảm biến quang học “tối tân” của hãng mang tên TrueMove3 cho sản phẩm SteelSeries Rival 310. Bộ cảm biến này hỗ trợ mức CPI (count per inch) từ 100 – 12000 với mức nhảy là 100 cho mỗi lần điều chỉnh, như vậy người dùng có đến 120 mức điều chỉnh khác nhau để có thể chọn lựa chính xác nhất với nhu cầu cầu sử dụng. Chưa dừng lại ở đó, với những thông số như Polling Rate (tần số đánh dấu vị trí) lên tới 1ms cộng với ngưỡng gia tốc ở mức khá cao so với những dòng chuột khác đảm cho tính chính xác gần như tuyệt đối trong quá trình chiến đấu dù có khắc nghiệt đến mức nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất của TrueMove3 còn nằm ở công nghệ đánh dấu cử động 1:1 (1-to-1 tracking) ở mức DPI từ 100 – 3500, cho phép chuột theo dõi một cách sát sao nhất cử nhất động của người dùng, từ đó những di chuyển dù là nhỏ nhất cũng được mô phỏng một cách chính xác, điều này góp phần rất lớn trong những pha highlight khi “cày rank”.
Lý thuyết như vậy là quá đủ, bây giờ đã tới lúc xem màn trình diễn của SteelSeries Rival 310 này trên các tựa game sẽ như thế nào. Do chú chuột này được thiết kế nhắm vào dân bắn súng, vì thế người viết cũng sử dụng những tựa game bắn súng để test thử chú chuột này xem thế nào.[su_quote] SteelSeries trang bị bộ cảm biến quang học “tối tân” của hãng mang tên TrueMove3 cho sản phẩm SteelSeries Rival 310. Bộ cảm biến này hỗ trợ mức CPI (count per inch) từ 100 – 12000 với mức nhảy là 100 cho mỗi lần điều chỉnh, như vậy người dùng có đến 120 mức điều chỉnh khác nhau để có thể chọn lựa chính xác nhất với nhu cầu cầu sử dụng.[/su_quote]
Phép thử đầu tiên người viết muốn sử dụng là PLAYERUNKOWN’S BATTLEGROUNDS, tựa game đang rất nổi trên Steam hỗ trợ cả hai chế độ FPS (góc nhìn thứ nhất) và TPS (góc nhìn thứ 3), vì thế sẽ rất hợp lý nếu đưa tựa game này vào quá trình đánh giá hiệu năng của SteelSeries Rival 310. Nếu đã từng chơi PUBG thì hăn không ai chưa từng “kinh” qua độ giật tới mức khó chịu của khẩu AKM, vì thế với những ai sử dụng chuột “dởm” một chút thì việc sử dụng khẩu súng này gần như là không thể, nhưng khi sử dụng chú chuột này, việc kiểm soát AKM trở nên dễ thở hơn rất nhiều. Người viết có thể cảm nhận được tính trơn tru cũng như ổn định trong quá trình xả đạn. Ngoài ra, nếu là game thủ chơi theo phong cách “du kích” với những khẩu SKS hay SLR thì khả năng chính xác nhờ vào chức năng 1:1 đã được đề cập sẽ trở nên cực kỳ hữu ích.
Ngoài tựa game PUBG ra, người viết còn sử dụng SteelSeries Rival 310 vào Overwatch – một tựa game bắn súng với tốc độ cao hơn để đánh giá hiệu năng của nó ở một nhịp độ khác. Người viết sử dụng Tracer và Widowmaker để lần lượt thử nghiệm, bởi về mặt cơ bản, 2 vị tướng này có lối chơi tương đối khác biệt. Ở cả 2 trường hợp, SteelSeries Rival 310 đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó, người viết có thể cảm nhận được những pha lia chuột, di chuyển tốc độ nhanh của Tracer, cũng như khả năng nhắm bắn và gồng sức mạnh của Widowmaker trở nên vô cùng trơn tru và dễ kiểm soát.
Như vậy, vai trò của SteelSeries Rival 310 trong việc cải thiện thành tích ở các tựa game bắn súng là không thể chối cãi, nhưng nếu đối với những tựa game nhập vai (RPG), MOBA hay tác vụ bình thường thì sao? Liệu người dùng không phải dân chuyên FPS có lợi khi mua SteelSeries Rival 310 hay không? Để trả lời những câu hỏi này, người viết quyết định đem chú chuột này vào tựa game Guild Wars 2 và League of Legends, thật ra ở hai tựa game này, SteelSeries Rival 310 làm không khá hơn là những dòng chuột được Vietgame.asia đánh giá là xuất sắc về mặt hiệu năng trước đây như Microsoft Classic IntelliMouse hay Ozone Neon M50, điều này cho thấy hiệu năng đối với các dòng game RPG cũng như MOBA, SteelSeries Rival 310 đã thể hiện cực kỳ tốt. Còn trải nghiệm ở những tác vụ thông thường như lướt mạng hay thao tác văn phòng, SteelSeries Rival 310 cũng chưa thể hiện điểm yếu ở khâu này.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]SÓT LẠI CHÚT ĐIỂM YẾU[/su_heading]
Mạnh mẽ là vậy, bá đạo là vậy, nhưng nếu tiến hành mổ sẻ SteelSeries Rival 310, thì cũng có một vài thứ không tránh khỏi thất vọng.
Một trong những điểm lớn gây thất vọng là cân nặng của chuột, tuy người viết không có gì khó chịu đối với vấn đề này, nhưng con số 88.3g thật sự rất nhẹ so với những dòng chuột khác, điều này khiến cho những ai có thói quen cầm chuột nặng hoặc các game thủ “tay to” cảm thấy vô cùng khó chịu. Không phải khơi khơi mà các dòng chuột hiện nay đều có hỗ trợ tạ chuột để điều chỉnh cân nặng theo ý, tuy nhiên đối với SteelSeries Rival 310, người dùng chỉ có thể chấp nhận một chỉ số cân nặng mà thôi.
Vấn đề thứ hai nằm ở thiết kế dây chuột và đầu USB như đã đề cập ở bài giới thiệu, nhưng cũng cần nói lại ở đây, mặc dù SteelSeries Rival 310 là một dòng chuột “đầu bảng” ở mức giá tầm 1.300.000 VNĐ, nhưng dây chuột lại không được quấn dù chống rối cũng như đầu USB chỉ đơn thuần mạ bạc khiến cho giá trị trông thấy của SteelSeries Rival 310 bị giảm đi rất nhiều.
[su_quote]Một trong những điểm lớn gây thất vọng là cân nặng của chuột, tuy người viết không có gì khó chịu đối với vấn đề này, nhưng con số 88.3g thật sự rất nhẹ so với những dòng chuột khác, điều này khiến cho những ai có thói quen cầm chuột nặng hoặc các game thủ “tay to” cảm thấy vô cùng khó chịu[/su_quote]
[su_divider]
[rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]