Skip to content

Street Fighter – Đấu trường vinh quang

"Street Fighter" - Đấu trường vinh quang

[dropcap style=”style1″]D[/dropcap]ù cho bạn có là người hâm mộ của thể loại game đối kháng hay không, một khi đã tiếp xúc với các hệ máy Console, các game chơi mạng, chơi đơn trên PC, hay các máy game thùng (arcade) trong một thời gian dài, thì bạn hẳn không thể không nghe nói đến cái tên Street Fighter.

Được biết đến như là tựa game đối kháng thành công đầu tiên, là người mở đường cho thể loại game song đấu, từ năm 1987 cho tới nay, Street Fighter đã tạo ra hết tiếng vang này đến tiếng vang khác, trở thành một tượng đài to lớn, một hình mẫu lý tưởng cũng như là một cái đích đến cho các “đàn em” đối kháng theo sau dõi theo.

Chúng ta hãy điểm lại những bước đường vinh quang mà dòng game đối kháng trứ danh này đã “đi qua”.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]

Phân loại nhân vật trong “Ultra Street Fighter IV” (Kỳ 1)

Phân loại nhân vật trong “Ultra Street Fighter IV” (Kỳ 2)

Sơ nhập tân thủ với những khái niệm cơ bản của “Ultra Street Fighter IV”

“Street Fighter” – Đấu trường vinh quang

[/su_service][su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]

GameStart 2014: Yoshinori Ono Và Những Dự Định “Street Fighter” Tương Lai

Hanoi Winter League 2014: Khởi đầu đáng nhớ cộng đồng “Street Fighter” Hà Nội

Nhiều Thay Đổi Trong Lối Chơi Của “Ultra Street Fighter IV: Omega Edition”

Ultra Street Fighter IV – Đánh Giá Game

[/su_service][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]STREET FIGHTER[/su_heading]street-fighter-dau-truong-vinh-quang-2Phiên bản Street Fighter (ra mắt năm 1987), được nhào nặn dưới bàn tay của hai nhà làm game Takashi Nishiyama và Hiroshi Matsumoto, ghi nhận sự khởi đầu của huyền thoại game đối kháng.

Ở phiên bản đầu tiên này, trò chơi dù được thực hiện trên tinh thần là một trò chơi song đấu, nhưng lại phần nhiều thiên về thể loại hành động, đi cảnh vốn dĩ đã quá quen thuộc ở các tựa game của Capcom.[su_quote]Phiên bản Street Fighter (ra mắt năm 1987), được nhào nặn dưới bàn tay của hai nhà làm game Takashi Nishiyama và Hiroshi Matsumoto[/su_quote]

Ví dụ như việc người chơi chỉ có thể điều khiển được duy nhất nhân vật chính Ryu đi khắp các quốc gia, tìm kiếm những địch thủ mới để đánh bại. Tuy vậy, đây vẫn có thể gọi là một điểm khởi đầu khá thành công cho dòng game Street Fighter khi trò chơi cũng giới thiệu một số tính năng mới, chưa hề xuất hiện trong các game hành động, song đấu lúc bấy giờ.

Chế độ hai người chơi của game chỉ đơn giản dừng ở việc người chơi thứ hai chọn nhân vật Ken, giao chiến với Ryu và nếu chiến thắng, anh sẽ được phép thay thế Ryu đi tiếp chặng đường dài “rong ruổi xa quê” của Ryu.

[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]STREET FIGHTER II[/su_heading]street-fighter-dau-truong-vinh-quang-3

Street Fighter II: The World Warrior (1991)Street Fighter II: The World Warrior ra mắt với một diện mạo đẹp đẽ vượt xa đàn anh tiền nhiệm là Street Fighter trước đó.

Trò chơi đã có thể được coi như là một game đối kháng “chuẩn”, khi mà game cho phép hai người chơi thi đấu với nhau, được quyền điều khiển bất kỳ một nhân vật ưa thích nào trong tám đấu sĩ tiêu biểu (The World Warrior) của dòng game Street Fighter, bao gồm Ryu, Ken, Chun-Li, Guile, E. Honda, Zangief, Blanka và Dhalsim, cùng các tuyệt kỹ đặc trưng của riêng chính họ.

Ngoài ra, ở Street Fighter II: The World Warrior, định nghĩa đòn liên hoàn (combo) lần đầu tiên được giới thiệu và, tất nhiên, nó trở thành một chuẩn mực đặc trưng trong bất kỳ một tựa game đối kháng nào cho đến nay.[su_quote] Ở Street Fighter II: The World Warrior, định nghĩa đòn liên hoàn (combo) lần đầu tiên được giới thiệu và, tất nhiên, nó trở thành một chuẩn mực đặc trưng trong bất kỳ một tựa game đối kháng nào cho đến nay [/su_quote]

Street Fighter II: Champion Edition (1992)street-fighter-dau-truong-vinh-quang-4Được phát hành sau Street Fighter II World Warrior một năm, Street Fighter II: Champion Edition chỉ là một bản mở rộng cho phiên bản trước đã quá thành công.

Trò chơi không có quá nhiều cải tiến so với phần trước, chỉ bổ sung thêm 4 đấu sĩ là M.Bison, Sagat, Balrog và Vega, cộng thêm một vài đấu trường và nhạc nền mới.

Super Street Fighter II: New Challengers (1993)street-fighter-dau-truong-vinh-quang-5Ngược lại hoàn toàn với Street Fighter II: Champion Edition, Super Street Fighter II: New Challengers có diện mạo ở một đẳng cấp cao hơn hẳn các đàn anh tiền nhiệm (nhờ cấu hình mạnh mẽ của đời máy game thùng CPS2 mới ra mắt lúc bấy giờ).

Nhịp độ của game nhanh và dồn dập hơn, có thêm một số nhân vật như Fei Long được xây dựng dựa trên hình tượng diễn viên Lý Tiểu Long, đặc nhiệm Cammy bí ẩn, thổ dân da đỏ T. Hawk và đấu sĩ người Jamaica Dee Jay.[su_divider]

Super Street Fighter II: Turbo (1994)street-fighter-dau-truong-vinh-quang-6Người ta vẫn thường nhớ tới 1994 như là năm kết thúc chặng đường thành công của thế hệ Street Fighter thứ hai, với sự ra đời của phiên bản Street Fighter II cuối cùng, cũng là phiên bản hoàn hảo nhất về mọi mặt – Super Street Fighter II Turbo (hay Super Street Fighter X tại Nhật Bản).

Có nền đồ họa xuất sắc không thua kém gì phiên bản tiền nhiệm, nhưng các trận đấu trong Super Street Fighter II Turbo dường như lại khiến người chơi “khó thở” hơn một chút, có lẽ là vì tốc độ khung hình của game đã được đẩy lên cao hơn, và việc được bổ sung một “tuyệt chiêu” đặc biệt gọi là Super Combo có khả năng xoay chuyển hoàn toàn cục diện của trận đấu trong tích tắc.

Super Street Fighter II Turbo còn cho phép người chơi sử dụng các nhân vật cũ của Super Street Fighter II – New Challengers, nhưng các nhân vật đó sẽ không sử dụng được Super Combo.[su_quote]1994 là năm kết thúc chặng đường thành công của thế hệ Street Fighter thứ hai, với sự ra đời của phiên bản hoàn hảo nhất về mọi mặt – Super Street Fighter II Turbo[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]STREET FIGHTER ALPHA[/su_heading]

Street Fighter Alpha (1995)street-fighter-dau-truong-vinh-quang-7Nhận ra được sức ảnh hưởng to lớn của Super Combo đối với lối chơi, hãng Capcom đã biến Super Combo trở thành một điểm đặc trưng đáng nhớ của dòng Street Fighter Alpha.

Street Fighter Alpha còn là một trong những game thể hiện “tính cách” thích kết hợp của hãng Capcom đối với các tựa game khác của mình (mà vẫn còn được hãng này duy trì tới thời điểm hiện tại).

Đơn cử như việc ngoài một số nhân vật từ các phiên bản Street Fighter cũ như Adon xuất hiện trở lại, họ còn đem thêm Guy, một anh chàng đến từ dòng game Final Fight vào tựa game.

Street Fighter Alpha 2 (1996)street-fighter-dau-truong-vinh-quang-8Phiên bản Street Fighter Alpha 2 chia thanh Super Combo thành ba nhánh, cho phép tùy biến các chuỗi đánh liên hoàn (combo).

Đây là cột mốc đánh dấu việc chiều sâu về lối chơi của Street Fighter được nâng lên một tầm cao mới, nhờ áp dụng được thanh Super Combo vào cả các đòn đánh thường tạo thêm nhiều tùy chọn đòn thế để combo.

Trò chơi giờ đây trở nên tùy biến và tạo được nhiều bất ngờ hơn. Và tất nhiên, phiên bản này cũng có thêm nhiều nhân vật hơn so với Street Fighter Alpha, đặc biệt là hai nhân vật mới toanh gồm Rolento (đến từ Final Fight) và cô bé Sakura, người hâm mộ Ryu.

Street Fighter Alpha 3 (1998)street-fighter-dau-truong-vinh-quang-9Với số lượng các đấu thủ lên tới con số 31, thì hiển nhiên tính đến năm 1998, Streer Fighter Alpha 3 chính là phiên bản Street Fighter có nhiều nhân vật nhất.

Trò chơi cũng phá luôn kỷ lục là phiên bản game trong dòng Street Fighter có mặt trên nhiều hệ máy nhất tính đến thời điểm đó, gồm máy game thùng, PS2, PS1, PSP, Dreamcast, Sega Saturn, Gameboy Advance, PC, v.v..[su_quote]Streer Fighter Alpha 3 chính là phiên bản Street Fighter có nhiều nhân vật nhất[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]STREET FIGHTER III[/su_heading]street-fighter-dau-truong-vinh-quang-10So với Street Fighter IIStreet Fighter Alpha thì quãng đường mà thế hệ thứ ba của Street Fighter phải đi qua có ít “gập ghềnh” và ổn định hơn do được thừa hưởng những kinh nghiệm, những điểm làm nên thành công từ các phiên bản “tiền bối” đi trước đã để lại.Capcom chỉ cần giữ lại những điều cốt lõi đã làm cho dòng game trở nên nổi tiếng và bộ ba phiên bản Street Fighter III: New Generation (1997), Street Fighter III 2nd Impact (1998) và Street Fighter III 3rd Strike: Fight for the Future (1999) đã “chào đời” dựa trên tiêu chí đó.Tất nhiên, Capcom cũng thêm vào một số thay đổi thú vị, khiến cho các trận đối kháng trở nên “mượt mà” hơn, tình huống trong game cũng “động” hơn, đòi hỏi người chơi nhanh tay, lẹ mắt để xử lý.[su_quote]So với Street Fighter II và Street Fighter Alpha thì quãng đường mà thế hệ thứ ba của Street Fighter phải đi qua có ít “gập ghềnh” và ổn định hơn[/su_quote]Tuy vậy, thế hệ thứ ba này của dòng game lại giới thiệu một điểm khiến người hâm mộ không thể ưa được, đó là việc đổi nhân vật chính của phiên bản này sang nhân vật đô con Alex lạ hoắc, bỏ quên chàng Ryu trầm tĩnh.

Không những thế, nhân vật nữ đặc trưng cho dòng game là Chun-Li cũng bị cho ra rìa bằng nhân vật nữ ninja Ibuki mới toanh, còn “ông trùm” M.Bison thì bị thay hoàn toàn bởi nhân vật Gill “biến thái”.

Bù lại, trò chơi bổ sung thêm nhiều nhân vật mới toanh, tạo được ấn tượng mạnh mẽ như Hugo, Urien, Makoto, Remy, Q, Twelve với các đấu trường, nhạc nền sống động.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]STREET FIGHTER EX[/su_heading]street-fighter-dau-truong-vinh-quang-11Street Fighter EX (gọi tắt là EX) là dòng game đem đến cho người chơi một trải nghiệm mới lạ với mô hình nhân vật và không gian đấu trường ba chiều (3D), nhưng vẫn giữ nguyên lối chơi hai chiều (2D) như các bản game truyền thống.

Sở dĩ có điều này là vì hãng Capcom muốn dòng game đối kháng trụ cột của họ bắt kịp được với kỷ nguyên 3D sắp đến gần, cùng với sự xuất hiện của các máy chơi game cấu hình “khủng” như PS1, PS2.

Chữ “EX” trong tên của dòng game cũng tương ứng với một chức năng mới được thêm vào, đó là EX cancel, giờ đây nhân vật không còn cần phải sử dụng một Special Combo làm “cầu nối” mà vẫn thi triển được Super Combo một cách độc lập.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt giữa bản EX 1EX 2 là ở EX 2, tất cả các đấu sĩ đều được trang bị Super Combo cấp 3, nhưng con số này lại chỉ có một vài đối với bản EX 1.street-fighter-dau-truong-vinh-quang-12[su_quote]Street Fighter EX là dòng game đem đến cho người chơi một trải nghiệm mới lạ với mô hình nhân vật và không gian đấu trường ba chiều[/su_quote]Đặc biệt hơn nữa, lần đầu tiên trong cả dòng game, Street Fighter EX3 trên máy PS2 hỗ trợ đến 6 người chơi (3 đối 3) thi đấu cùng lúc theo dạng thay đổi nhân vật giống một dòng game song đấu khác của CapcomMarvel vs. Capcom.

Cộng thêm việc mỗi nhân vật đều có vài loại Super Combo cấp 3 khác nhau, trong số đó còn có vài chiêu cho phép một nhân vật trong đội cùng “liên thủ” với nhân vật chính để đánh “bồi thêm” rất đẹp mắt.

“Bổ sung nhân vật mới” là một điều không thể thiếu ở bất cứ một phiên bản Street Fighter nào, dòng EX cũng vậy, với một số nhân vật tiêu biểu như Evil Ryu, Blanka, Akuma, Skullomania…[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]STREET FIGHTER IV[/su_heading]

Street Fighter IV (2008)street-fighter-dau-truong-vinh-quang-13Dưới “bàn tay” khéo léo của Yoshinori Ono và cấu hình mạnh mẽ của các thế hệ máy Console tân tiến mới ra mắt lúc bấy giờ là PS3, Xbox 360, diện mạo của Street Fighter IV đã làm cho tất cả các fan cảm thấy thỏa mãn với đồ họa theo phong cách Cel-shading vô cùng được ưa chuộng với mô hình nhân vật được thiết kế chi tiết.

Về lối chơi của thế hệ thứ tư, ông Ono cùng nhóm sản xuất đã quyết định giữ lại lối đánh 2D và các chức năng quen thuộc từ các bản cũ như Super Combo, EX cancel, EX gauge hay Custom combo,… và lồng vào một số thay đổi nhỏ để game hấp dẫn hơn.

Ví dụ như thanh EX gauge giờ được chia thành 4 phần thay vì 3 như trước kia, thêm thanh Ultra combo (sẽ sử dụng được khi nhân vật của người chơi bị “ăn đòn” quá nhiều), cũng như làm cân bằng lại sức mạnh các đòn thế của các đấu sĩ.

Phiên bản tất nhiên cũng được bổ sung thêm 6 nhân vật mới hoàn toàn bao gồm Abel, C.Viper, Rufus, El Fuerte và Seth.

Super Street Fighter IV (2010)street-fighter-dau-truong-vinh-quang-14Thực sự thì không có gì nhiều để nói về phiên bản mở rộng Super Street Fighter IV: Arcade Edition khi đây gần như chỉ là một bản sửa lỗi, cân bằng cũng như bổ sung thêm vài nhân vật mới cho phiên bản Street Fighter IV gốc.

Các nhân vật được thêm vào trò chơi bao gồm Dee Jay, T.Hawk, Cody, Guy, Adon, Ibuki, Makoto, Dudley đã xuất hiện trong các phiên bản game trước kia, cùng với hai nhân vật hoàn toàn mới là Juri và Hakan.[su_quote]Diện mạo của Street Fighter IV đã làm cho tất cả các fan cảm thấy thỏa mãn với đồ họa theo phong cách Cel-shading vô cùng được ưa chuộng với mô hình nhân vật được thiết kế chi tiết[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]ULTRA STREET FIGHTER IV[/su_heading]street-fighter-dau-truong-vinh-quang-15Những tưởng Ultra Street Fighter IV sẽ nối tiếp Super Street Fighter IV, trở thành một bản mở rộng không hơn không kém với việc bổ sung thêm 5 nhân vật mới Decapre, Elena, Hugo Andore, Poison và Rolento, thì hóa ra, Ultra Street Fighter IV lại được nhiều người hâm mộ “ví” như một Street Fighter IV hoàn hảo nhất.

Có lẽ đây cũng chính là phiên bản cuối cùng của thế hệ Street Fighter thứ tư khi mà các hệ console mới như PS4 và Xbox One đã bắt đầu được tung ra.

[su_quote]Ultra Street Fighter IV lại được nhiều người hâm mộ “ví” như một Street Fighter IV hoàn hảo nhất[/su_quote]

Ultra Street Fighter IV giữ vững nền tảng lối chơi chắc chắn của Super Street Fighter IV: Arcade Edition, tập trung cải thiện những điểm thiếu sót, chỉnh sửa các nhân vật sao cho cân bằng hơn dựa trên ý kiến đóng góp của cộng đồng game thủ đối kháng thi đấu.

Điểm sáng đầu tiên trong lối chơi của phiên bản này chính là hệ thống Red Focus Attack (nâng cấp từ Focus Attack). Hệ thống này giúp người chơi hấp thụ nhiều đòn đánh từ đối phương rồi phản đòn thay vì chỉ chịu được một đòn như trước. Khi được thi triển, Red Focus Attack sẽ tạo nên những pha phản công độc đáo, giúp người chơi thoát khỏi hiểm cảnh.

Một điều thực sự rất bất ngờ và ấn tượng nữa là phiên bản cập nhật Omega cho Ultra Street Fighter IV sẽ được tung ra miễn phí trong tương lai, hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn phong cách đánh của tất cả các nhân vật, khiến Ultra Street Fighter IV có một sự khác biệt hoàn toàn với tất cả các phiên bản Street Fighter từ trước tới nay.

[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LỜI KẾT[/su_heading]Sau khi biết được chặng đường dài trước khi “thành hình” của Street Fighter – người khai sáng cho dòng game đối kháng, các bạn có cảm nghĩ gì về những bước tiến, những thay đổi mà Capcom tạo ra cho tựa game từ trước tới nay? Bạn có mong muốn gì về thế hệ Street Fighter mới sắp được ra mắt cho PS4 và Xbox One?

Hãy cho Vietgame.asia biết nhé!Bài viết tổng hợp hoàn toàn từ tư liệu của Street Fighter Hanoi Community.[su_divider]

Tác giả