[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DUCATS GAME STUDIO HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong cuộc đời của một người, có thể nói rằng bất cứ lúc nào họ cũng phải đối mặt với những sự lựa chọn. Có những lựa chọn với đáp án rõ ràng, và người ta biết trước kết quả – cũng có những lựa chọn được thực hiện ngầm một cách vô thức, và kết quả phải mất một thời gian dài mới nhận ra được.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: DuCats Games Studio
- Phát hành: DuCats Games Studio
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 6/11/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 2.99 USD
- OS: Windows XP SP2+ / Vista / 7 / 8
- Processor: Intel P4/AMD Athlon XP or better
- Memory: 1 GB RAM
- Graphics: Open GL 1.5 Compatible Graphic Card
- DirectX: Version 9.0c
- Storage: 732 MB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Điều khó khăn nhất mà một người luôn phải băn khoăn, đó là lựa chọn nào là “đúng” nhất, và nếu chọn “sai” thì hậu quả sẽ như thế nào. Cuộc đời không phải là một trò chơi, với những đáp án và kết quả được lập trình sẵn – mà nó luôn biến đổi một cách vô thường. Thực tế, không có đáp án tuyệt đối “đúng” hay tuyệt đối “sai”, mà chỉ là chúng dẫn đến những kết quả do chính bản thân người chọn tự phán xét là nó đúng hay sai mà thôi.
Bỏ qua vấn đề triết lý bên trên, thì cuộc đời hay trong game, việc phải đưa ra những lựa chọn luôn là một nhân tố quan trọng. Có những tựa game khá tuyến tính, khi mà người chơi chọn thế nào thì bản thân cốt truyện chính cũng không thay đổi nhiều – mà cũng có những tựa game “đa nhánh rẽ”, khi mà mỗi một lựa chọn lại dẫn câu chuyện đi theo một chiều hướng khác nhau.
Đến từ DuCats Games Studio, Swordbreaker the Game là một tựa game như vậy. Chơi Swordbreaker the Game, chi bằng nói rằng chúng ta đang đọc một quyển sách – chẳng qua điều khác biệt là “lật” đến trang nào là do lựa chọn của người chơi mà thôi. Đây là một tựa game khá độc đáo, và cũng là món quà cuối năm mà Vietgame.asia muốn gửi đến bạn đọc qua bài đánh giá sau đây.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Oxenfree – Đánh Giá Game
Swordbreaker The Game – Đánh Giá Game
Rise of The Tomb Raider – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Những lựa chọn thú vị
Swordbreaker the Game nói về một gã lãng tử vô danh với cái tên Swordbreaker. Hắn là ai, đến từ đâu, thân thế ra sao… tất cả đều là những dấu hỏi bí mật. Câu chuyện bắt đầu khi Swordbreaker tiêu hết đồng xu cuối cùng vào những cốc bia trong một quán rượu tồi tàn. Ở đây, chuyện ẩu đả giữa các khách hàng là bình thường như cơm bữa, vì vậy chẳng ai quan tấm đến hai người khách với cuộc cãi cọ ngày càng to tiếng – với kết thúc là một người gục ngã trên vũng máu, còn người kia vùng chạy ra khỏi quán.[su_quote]Với Swordbreaker the Game thì đáp án này “đúng” tới cỡ nào đôi khi phải chờ đến vài cảnh sau mới thấy kết quả – thậm chí là kết quả này sẽ dẫn đến một kết quả khác nữa[/su_quote]Là người duy nhất tiếp xúc với nạn nhân trước lúc qua đời, Swordbreaker được tặng cho một cái gói nhỏ, trong đó là một tấm bản đồ dẫn đến một tòa lâu đài hắc ám nằm sâu trong một hẻm núi. Là một tay lãng tử sớm coi nhẹ sống chết, yêu thích những câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm, và cũng chẳng có gì để mất – Swordbreaker nhanh chóng lần theo chỉ dẫn trên tấm bản đồ và đối mặt với một tòa lâu đài khổng lồ, sừng sững mà ngập ngụa mùi tử khí như cánh cổng dẫn xuống địa ngục.
Bắt đầu từ giây phút này, ở mỗi phân cảnh Swordbreaker đều phải đưa ra những lựa chọn, chẳng hạn như đi lối nào, đi vào bằng cửa chính hay cửa sổ, ra vườn hoa hay vào xưởng rèn… Đây là một tòa lâu đài khổng lồ, vì vậy bên trong đó là một số lượng lớn phòng ốc, công xưởng, hầm ngục… và điều thú vị hơn, đó là tuy có vẻ ngoài bị bỏ hoang, nhưng nơi đây lại là hang ổ của những thứ ghê gớm nhất trên đời: những hồn ma, bọn yêu tinh, bọn ma xương xẩu, những con quái vật không tên…Mỗi lần chơi, Swordbreaker có 3 “mạng”, và vào những lựa chọn sai lầm, chẳng hạn như rơi vào bẫy, hoặc chọn sai đáp án khi chiến đấu – đều sẽ dẫn đến cái chết, tức là mất 1 “mạng”. Dĩ nhiên, với những dạng câu hỏi nhiều đáp án thì “loại suy” chính là phương pháp tốt nhất để tìm ra đáp án đúng. Tuy vậy, với Swordbreaker the Game thì đáp án này “đúng” tới cỡ nào đôi khi phải chờ đến vài cảnh sau mới thấy kết quả – thậm chí là kết quả này sẽ dẫn đến một kết quả khác nữa.
Swordbreaker the Game cũng lồng ghép vào nhiều yếu tố hài hước – tuy không phải cố tình, nhưng vẫn khiến người chơi đôi lúc phải bật cười một cách ý nhị. Chẳng hạn, với con chó ba đầu, đáp án đúng là phải “đá vào cái đầu giữa”, nhưng với con yêu tinh lùn gác cửa, khi chọn “đá nó” thì kết quả sẽ là bị nó đâm… lòi phèo do nó… lùn quá đá không trúng. Chính những cái đáp án vừa có vẻ logic vừa có vẻ “tào lao” này mà đã tạo cho Swordbreaker the Game một nét duyên rất lạ.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Những bất cập của một game “giá rẻ”
Khi mua Swordbreaker the Game, người viết thật sự chỉ vì ấn tượng bởi những tấm hình trong game với phong cách vẽ khá độc đáo – chứ thực sự không trông mong nhiều vào một sản phẩm giá 2.99 USD.
Tuy thực tế trong khi trải nghiệm đã chứng minh rằng Swordbreaker the Game là một tựa game hay, rất đáng chơi và quá hời với cái giá này – thế nhưng một tựa game giá 2.99 USD vẫn vướng vào những nhược điểm mà chắc chắn phải có. Với tư cách là một người viết bài đánh giá, người viết cảm thấy có trách nhiệm phải nêu ra hết những điều tốt – xấu một cách khách quan nhất.Trước hết, phải nói rõ rằng DuCats Games Studio là một hãng game nhỏ ở Nga, ngay từ đầu Swordbreaker the Game đã xác định ngôn ngữ trong game là tiếng Nga. Do đó, giao diện tiếng Anh được dịch một cách khá sơ sài và tạm bợ – không cần phải tinh ý lắm khi nhìn ra nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp trong các câu thoại tiếng Anh. Ngoài ra, phông chữ và cách dàn chữ cũng rất tùy tiện, không ăn nhập gì đến bối cảnh và phong cách vẽ cả.
Kế tiếp là tuy hiếm có những phần “dẫn truyện” bằng cách lồng tiếng – nhưng thật sự thì lẽ ra Swordbreaker the Game nên bỏ luôn vụ lồng tiếng này cho nó lành. Bởi lẽ, không những nội dung lồng tiếng không khớp với chữ hiện ra, mà khẩu âm của người lồng tiếng cũng rất tệ!Cuối cùng, đó là tuy hiểu rõ rằng một game kiểu như Swordbreaker the Game thực tế chỉ có hình, chữ, và những lựa chọn – nhưng người viết vẫn mong rằng giá mà game đưa thêm những yếu tố của game nhập vai cổ điển vào, dù chỉ một chút thôi cũng được. Không có tăng cấp, không có tìm đồ, không có bạn đồng hành – quả thực, nói rằng chơi Swordbreaker the Game chi bằng nói rằng ta đang đọc sách thì có lý hơn![su_quote]Giao diện tiếng Anh có lẽ đã được dịch một cách khá sơ sài và tạm bợ – không cần phải tinh ý lắm khi nhìn ra nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp trong các câu thoại tiếng Anh[/su_quote][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://ducats-games.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/DuCatsGames”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/411760/”][/su_icon_panel][su_divider]