Skip to content

Swords & Soldiers 2 – Đánh Giá Game

Swords & Soldiers 2 – Đánh Giá Game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC RONIMO GAMES HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ WII U[dropcap style=”style1″]D[/dropcap]ù đã là năm 2015, nhưng chắc chắn vẫn còn một bộ phận không nhỏ game thủ nhầm lẫn giữa hai thể loại game “thủ trụ” và game “thủ thành”. Tuy không nổi tiếng và phổ biến như game thủ trụ (Tower Defense), nhưng game thủ thành (Castle Defense) vẫn tạo được cho mình một cơ số người hâm mộ khá vững chắc.

Khởi thủy từ dòng game chiến thuật thời gian thực vốn nức tiếng là “khó nhằn” và “chỉ tuyển nhân tài”, có thể xem game thủ thành là một phiên bản rút gọn thân thiện nhằm tạo điều kiện cho đại chúng dễ tiếp cận hơn. Không khó để nhận ra đặc điểm chung vẫn còn khá rõ ràng, đó là những công đoạn cơ bản như khai mỏ, tăng tài nguyên, chế tạo lính, và điều binh khiển tướng chống lại quân địch.
Trên mảnh đất di động, nhờ vào đặc điểm dễ hiểu dễ chơi cùng khả năng tận dụng tối đa được ưu điểm của màn hình cảm ứng – game thủ thành dễ dàng tìm được cho mình một thị phần khá lớn và giàu đất phát triển. Trở lại với mảnh đất PCConsole, tuy không nhiều nhưng tại đây vẫn có những tựa game thủ thành rất xuất sắc, điển hình là CastleStormSwords & Soldiers.

Đến từ Ronimo Games, còn nhớ Swords & Soldiers đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ nơi người chơi như thế nào khi nó ra mắt, với lối chơi đơn giản mà đầy tính chiến thuật, đồ họa tươi tắn đẹp mắt, và bối cảnh – cốt truyện hết sức vui nhộn. “Thừa thắng xông lên”, Ronimo Games đã tiếp tục ra mắt phiên bản kế tiếp có tên Swords & Soldiers 2.

[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Graphics: N/A
  • Mouse: N/A
  • Keyboard: N/A
  • Headphone: N/A

[/su_spoiler][su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

Bài đánh giá sau đây của Vietgame.asia về Swords & Soldiers 2 sẽ có hơi đặc biệt, bởi vì phiên bản được chơi và trải nghiệm là phiên bản dành cho hệ Wii U – một trong số các đối tác ConsoleRonimo Games đã hợp tác phát hành game. Liệu phiên bản Wii U của Swords & Soldiers 2 có những gì độc đáo, ngõ hầu tận dụng được hệ thống điều khiển “có một không hai” của hệ máy này? Hãy xem hồi sau sẽ rõ![su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]Swords-And-Soldiers-2-Danh-Gia-Game (2)

“Bình mới” – “Rượu mới”

Nếu như phiên bản đầu tiên có vẻ như là một thí nghiệm nhằm “thử sức” thị trường của Ronimo Games, khi nó thiếu đi một cốt truyện rạch ròi, những phân đoạn dẫn truyện khúc chiết, những nút thắt – mở mà một tựa game nên có, thì với Swords & Soldiers 2 mọi thứ lại là một trải nghiệm khác.

Người chơi sẽ được dẫn dắt vào tuyến truyện vui nhộn của game qua lời kể dí dỏm của anh “thương binh” Brokenbeard, một Viking đang dưỡng thương sau những năm chinh chiến cam go, về những huyền thoại của tù trưởng râu đỏ Redbeard cùng kẻ tử địch “không đội chung nón” râu đen Blackbeard, cũng như sự xuất hiện của các thế lực mới: phe Ba Tư và Quân Đoàn Quỷ.Swords-And-Soldiers-2-Danh-Gia-Game (6)Vẫn giữ lối chơi truyền thống của dòng game thủ thành, người chơi sẽ không gặp nhiều trở ngại để làm quen với Swords & Soldiers 2. Bắt đầu mỗi trận đánh, người chơi dĩ nhiên phải dùng tiền vàng mua nông dân để khai thác mỏ và chiêu mộ binh sĩ. Điều lý thú là trong Swords & Soldiers 2, người chơi được quyền tự do quyết định “cây công nghệ” của mình sẽ “phát triển” như thế nào trong màn chơi.

Điều này đồng nghĩa với việc người chơi có thể sắp xếp những binh chủng, phép thuật hay nâng cấp nào sẽ nằm ở “tầng” nào, và những tuyến nâng cấp nào sẽ mở khóa ra thứ gì. Yếu tố này sẽ khiến cho việc trải nghiệm hàng loạt các màn chơi chiến dịch (Campaign) sẽ không còn nhàm chán, mà trái lại, đầy tính thú vị bởi những tư duy chiến thuật đa dạng.[su_quote]Điều lý thú là trong Swords & Soldiers 2, người chơi được quyền tự do quyết định “cây công nghệ” của mình sẽ “phát triển” như thế nào trong màn chơi[/su_quote]Trong Swords & Soldiers 2, vai trò của lính “nông dân” cũng được nâng cao đáng kể, vì ngoài việc đi ra đi vào khai thác mỏ và la… bài hãi kêu cứu khi bị địch tấn công, giờ đây nông dân còn có thể điều đi xa để nhặt những khối vàng hoặc năng lượng mang về căn cứ. Với số lượng không nhỏ và mật độ rơi khá nhiều, những gói hàng tiếp tế này sẽ là những nhân tố viện trợ mang đầy tính bất ngờ, có thể xoay chuyển tình thế trận chiến trong nháy mắt.

Người chơi vẫn sẽ kết hợp giữa các loại quân lính khác nhau và những bùa phép để chiến thắng kẻ địch. Đặc trưng của dòng game thủ thành luôn là người chơi không thể trực tiếp điều khiển quân lính, chúng chỉ biết tự động tiến về phía trước, gặp kẻ địch thì tấn công đến khi hết máu thì… gục. Do đó, người chơi sẽ phải khôn khéo vận dụng thêm những phép thuật để hỗ trợ, chẳng hạn như tia sáng Freya hồi máu hoặc phép sấm chớp triệt hạ ngay những hiểm họa đơn lẻ.
[su_divider]Swords-And-Soldiers-2-Danh-Gia-Game (1)

Đồ họa cải tiến

Phiên bản đầu tiên Swords & Soldiers nhìn chung không phải là xấu, khi Ronimo Games đã khôn khéo lựa chọn phong cách hoạt họa (Cartoon) với tông màu tươi sáng để thể hiện. Tuy vậy, do hạn chế về công nghệ và thực lực ở thời điểm đó (2010) nên chất lượng đồ họa không đạt nổi chuẩn HD, cũng như người tinh ý sẽ thấy những thiếu sót khá rõ nét ở phần cảnh nền.

Tuy nhiên, sau thời gian dài đằng đẵng 30 tháng trời làm việc không ngừng nghỉ, đội ngũ nhân viên thiết kế lành nghề của Ronimo Games đã có những bước tiến rất dài, khi mang lại cho người chơi một Swords & Soldiers 2 thật sự mãn nhãn và tuyệt vời!

Tuy vẫn mang phong cách đồ họa hoạt hình, nhưng giờ đây tông màu của Swords & Soldiers 2 trông đã “chín muồi” hơn hẳn, tạo nên một cảm giác rất chuyên nghiệp chứ không còn chút nào vẻ “trẻ con” của “người ấy năm xưa” nữa.

Độ chi tiết của mô hình nhân vật, diễn hoạt, cảnh nền, và hiệu ứng chiến đấu tất thảy đều được đầu tư hết sức trau chuốt và tỉ mỉ – đến mức bản thân người viết vốn khá xem nhẹ “đẳng cấp” đồ họa của những game 2D, cũng phải “giật nảy mình” và ngồi ngắm bần thần đến… quên cả chơi game.Swords-And-Soldiers-2-Danh-Gia-Game (5)[su_quote]Tuy vẫn mang phong cách đồ họa hoạt hình, nhưng giờ đây tông màu của Swords & Soldiers 2 trông đã “chín muồi” hơn hẳn, tạo nên một cảm giác rất chuyên nghiệp chứ không còn chút nào vẻ “trẻ con” của “người ấy năm xưa” nữa[/su_quote]Sự trưởng thành về tay nghề của nhóm thiết kế thể hiện rõ nhất trong bố cục màn chơi, khi khoảng cách xa – gần giữa các mô hình chuyển động, cảnh nền và môi trường của màn chơi được xây dựng hết sức hợp lý và nhịp nhàng.

Ngoài ra, việc sử dụng phong cách hoạt hình và mài dũa để đạt đến trình độ thể hiện nó theo một cái “chất” rất riêng như Swords & Soldiers 2, là chuyện không phải ai cũng có thể làm được.

Nhiều người cho rằng việc chọn đồ họa 2D hoạt họa để thể hiện chẳng qua là một nước đi tắt để tránh né khi một hãng game không đủ tiềm lực và kinh phí để “chạy đua vũ trang” với công nghệ 3D.

Đây là một định kiến hết sức sai lầm, vì mãi đến ngày hôm nay trong ngành mỹ thuật, chưa từng có một trường phái hay sản phẩm hội họa 3D nào đủ tư cách để “soán ngôi” những bức tranh vẽ tay màu nước truyền thống.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]Swords-And-Soldiers-2-Danh-Gia-Game (4)

Tiết tấu game chậm

Tuy sở hữu nhiều cải tiến đáng khen, nhưng trên đời chẳng có ai là hoàn hảo, và Swords & Soldiers 2 cũng thế khi game cũng có những khuyết điểm không thể tránh khỏi. Có thể là vì muốn thu hút nhiều người chơi hơn nữa, Swords & Soldiers 2 có nhịp độ trận đấu chậm đi thấy rõ, vô tình tạo nên nhiều khoảng trống khá tẻ nhạt.

Đặc biệt là trong những màn đầu, khi số lượng binh chủng và các loại phép thuật chưa có nhiều, thì người chơi gần như bị “buộc chết” với một chuỗi quy trình nhàm chán: chờ tiền lên, mua lính rồi thả cho nó tự đánh, ngồi nhìn – và lặp đi lặp lại trong khi chẳng hề có cách nào để tăng tốc cả quá trình này lên cả.
[su_quote]Với đặc tính “một đi không trở lại” của dòng game thủ thành, thì việc tốc độ diễn tiến trận đấu khá chậm sẽ dễ khiến người chơi chán[/su_quote]Tốc độ di chuyển của các quân lính cũng góp phần khiến tiết tấu của Swords & Soldiers 2 đôi lúc dễ gây buồn ngủ, vì bất kể tình hình “dầu sôi lửa bỏng” thế nào thì các binh sĩ vẫn cứ đi tà tà, “cà kê dê ngỗng” và luôn miệng than phiền về tình hình… thiếu ăn thiếu mặc trong quân ngũ.

Với đặc tính “một đi không trở lại” của dòng game thủ thành, thì việc tốc độ diễn tiến trận đấu khá chậm sẽ dễ khiến người chơi chán, và đôi khi dẫn đến bực mình vì nhỡ đưa ra một quyết định sai lầm – đã không thể thu hồi thì chớ, mà lại còn phải chống cằm ngồi nhìn quân của mình thực hiện mệnh lệnh ngu ngốc đó một cách thật khoan thai, chậm rãi như… trêu ngươi.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.swordsandsoldiers2.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/RonimoGames”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/ronimogames”][/su_icon_panel][su_divider]

Tác giả