[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC FULLBRIGHT HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Chúng ta đã bước sang năm 2018 và vẫn chưa tìm ra nổi một cái tên khá khẩm hơn thay thế cho cụm từ “walking simulator”. Thế nhưng dẫu cho ý kiến của bạn về thể loại này là như thế nào đi chăng nữa, thì nó cũng đã sản sinh ra một số cái tên có ảnh hưởng (và đôi khi sáng tạo) bậc nhất trong những năm gần đây, kể cả khi chúng có gây không ít tranh cãi – giống như Gone Home đã từng làm vào năm 2013 vậy.
Khác với tựa game đã đưa Fullbright lên “bản đồ” làng game 4 năm trước, cái nhìn đầu tiên mà Tacoma mang lại gợi nên cách thức sắp đặt kinh điển của những tác phẩm kinh dị/khoa học giả tưởng cổ điển, và cũng đừng ngạc nhiên nếu như nó mang đôi chút “sắc màu” rất quen thuộc từ SOMA hoặc Prey. Nhưng thay vì mang lại trải nghiệp hồi hộp và “sâu xa” như những cái tên trên, Tacoma lại đặt ra mục tiêu vượt qua nỗi buồn và tiến tới hy vọng xa xăm của cả quá khứ lẫn hiện tại.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
- RAM: 8 GB
- Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
- HDD: 1TB
- Mouse: Logitech G102 Prodigy
- Keyboard: Cougar Attack X3
[/su_spoiler][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”141179, 140926″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
TRONG VŨ TRỤ, KHÔNG AI CÓ THỂ BIẾT RẰNG BẠN ĐANG… ĐỌC TRỘM NHẬT KÝ
Tacoma đưa người chơi vào vai kỹ thuật viên Amy Ferrier vút bay vài nghìn dặm vào một trạm không gian bỏ hoang neo đậu gần bề mặt cung trăng, với mục đích thu hồi trí thông minh nhân tạo ODIN đã bị vô hiệu hóa sau khi các nhân viên tại đây biến mất một cách bí ẩn. Sở hữu một tiền đề không mấy lạ lẫm, thế nhưng Tacoma không có những cạm bẫy hiểm nguy, quái vật rình rập hay xác tàu vũ trụ, mà tại đây không tồn tại bất kỳ thực thể sống nào khác ngoài bạn – dĩ nhiên nếu như không tính con robot dọn rác trôi lơ lửng trong phần lõi của con tàu.
Công việc mà bạn phải làm? Rất đơn giản: tải về dữ liệu của ODIN bằng một thiết bị ngoại vi với hình thù của một quyển nhật ký, và dõi theo những sự kiện đã xảy ra đối với các nhân viên trên con tàu trong những thời khắc cuối cùng trước khi họ rời bỏ nơi đây, thông qua những hình chiếu được tạo nên từ công nghệ Augmented Reality. Đôi khi bạn còn có thể chọc ngoáy vào những vật dụng có thể tương tác được (với số lượng… nhiều khủng khiếp!), tìm hiểu về thân thế cũng như mọi vướng mắc khác nhau của sáu nhân viên trên con tàu từ những đoạn thư thoại, hồi ký, ghi âm… mà dẫu cho không tạo nên một nền tảng lối chơi hấp dẫn, nhưng cũng góp những phần nhỏ để tạo nên câu chuyện trôi chảy diễn ra trong Tacoma, mà bạn sẽ dành đến 95% thời gian để tìm hiểu.[su_quote]Đôi khi bạn còn có thể chọc ngoáy vào những vật dụng có thể tương tác được (với số lượng… nhiều khủng khiếp!), tìm hiểu về thân thế cũng như mọi vướng mắc khác nhau của sáu nhân viên trên con tàu[/su_quote]Không có quá nhiều thứ đang diễn ra trong thời điểm mà Amy “chọc ngoáy” mọi kẽ ngách trên con tàu, thế nhưng những cuộc đối thoại từ AR tận dụng ổn thỏa bối cảnh được thể hiện một cách gián tiếp trong Tacoma, bên trong viễn tưởng công nghệ chiếm trọn vai trò thực hiện những công việc cả chủ đạo lẫn nhỏ nhặt trong đời sống của con người. Câu chuyện của Tacoma gần như được sắp đặt một cách hoàn hảo để đánh lừa người chơi bằng một mô-típ rất quen thuộc trong khoa học viễn tưởng liên quan đến AI, đặc biệt khi những nhân vật tồn tại trên con tàu dường như chỉ chú tâm vào vấn đề riêng tư của chính mình, trong khi các nhiệm vụ mang tầm vĩ mô hơn hoàn toàn được phó thác cho ODIN. Và có lẽ đó cũng là điểm khiến cho Tacoma trở nên gần gũi hơn rất nhiều.
Khu vực trung tâm của trạm vũ trụ là một đường ống vô trọng lực với một cửa kính nhìn thẳng về Trái Đất, sở hữu một sân bóng rổ tự chế ở khu vực trung tâm quay vòng 360 độ theo chiều của đường ống. Bên trong những khu vực riêng biệt được thâm nhập bởi thang máy là những cơ sở điển hình của một môi trường được xây dựng theo hướng tự cung – tự cấp, vườn thủy sinh, văn phòng quản trị, ban y tế, khu kỹ thuật, phần cứng, vv… và bên trong mỗi cơ sở lại là một căn phòng riêng của các nhân vật được chỉ thị cho từng vai trò, cũng là những nhân vật mà bạn nhòm trộm “nhật ký”…
Bạn biết không, có lẽ đây không phải chỉ đơn thuần là một trạm vũ trụ, bởi Tacoma đã rất thành công trong việc tạo nên hình bóng con người thông qua những bức tường trơ trội và lạnh lẽo này. Những nơi mà bạn đặt chân qua đầy rẫy sự thân thuộc và ấm áp đầy lạ thường, dẫu cho nó thuộc về những người mà chúng ta chưa từng gặp mặt và cũng có thể chẳng buồn để tâm đến. Nó là một câu chuyện “mắc kẹt trong vũ trụ” đầy quen thuộc xoay quanh các gương mặt không thuộc về góc nhìn của chúng ta, và dường như được kể lại để ngụ ý cho một cái gì đó mang tầm vóc lớn lao và vĩ đại hơn so với những gì mà người chơi được trải nghiệm.Tacoma cũng là một câu chuyện với rất nhiều trắc trở và căng thẳng, có lẽ sẽ diễn ra và được giải quyết trước khi bạn kịp nhận ra những gì đang (hoặc đã) xảy ra. Càng về cuối, tầm vĩ mô trong bối cảnh của trò chơi càng được thể hiện rõ, thông qua những khái niệm đầy… khoa học viễn tưởng, như sự tồn tại của quyền lợi dành cho trí thông minh nhân tạo, sự đối lập giữa chủ trương của các siêu tập đoàn và nhân quyền, những dấu chấm hỏi được đặt ra dành cho vị trí của đạo đức và luân lý trong viễn cảnh ngập tràn công nghệ. Nó bi quan và tăm tối, thế nên cái cách mà câu chuyện của Tacoma tập trung vào những con người đóng vai trò hạt cát trong bối cảnh này càng khiến cho cái hồn của trò chơi ấm màu tình người.
Điểm nhấn của trò chơi thực sự nằm ở cái cách mà trò chơi dàn xếp những sự kiện này trong AR, khiến cho những phân đoạn nhìn lại hình ảnh ba chiều và tiếp tục thưởng thức hội thoại trở nên đa chiều hơn – cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bạn có thể tua nhanh hoặc tua ngược đoạn băng để theo dõi trình tự của toàn bộ những nhân vật tham gia đối thoại một cách đầy tự nhiên và trôi chảy, không mang lại cảm giác sắp đặt cứng nhắc, và hẳn nhiên không bó buộc vào một trình tự nhất định nào. Các nhân vật được tái hiện bằng khối hình và màu sắc riêng biệt càng làm nổi bật cung cách kể chuyện đầy sắc bén, cũng như lồng tiếng đầy tự nhiên trong Tacoma.
(nhưng có lẽ chủ yếu là vì Fullbright lười thực hiện diễn hoạt cho nhân vật thì hơn)[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
KẾT THÚC TRƯỚC KHI… BẮT ĐẦU?
Thật khó để có thể nói lời tạm biệt với những con người mà chúng ta chưa từng gặp mặt trong Tacoma, nhưng một khi những dòng chữ credit bắt đầu xuất hiện, thì cũng là lúc mà trò chơi thay thế sự nuối tiếc đó bằng những cái… nhíu mày.
Người viết thực sự không nghĩ rằng mình sẽ được trải nghiệm một cái gì đó xa xăm hơn trong vòng 2.5 tiếng đồng hồ trong trò chơi, thế nên một khi nó bắt đầu hé lộ những chi tiết vượt xa bên ngoài khả năng của mình và đang diễn ra trên Trái Đất, thì đó cũng là lúc mà trò chơi bắt đầu ngụ ý cho một bức tranh rộng mở hơn bất kỳ thứ gì mà chúng ta biết được trên trạm không gian. Thế nhưng khi mà cao trào bắt đầu được “bật công tắc”, thì trò chơi lại… kết thúc một cách phũ phàng.
Cái kết của Tacoma dường như trở nên lúng túng khi không rõ phải khiến người chơi bất ngờ như thế nào, và cái mà chúng ta nhận được là một màn hé lộ khá là nửa vời và có thể sẽ được giải đáp trong một hậu bản, hoặc sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi với tư cách là một đỉnh điểm… vô duyên. Nó cũng đánh dấu chấm hết cho một mạch truyện với số lượng nhân vật có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng lại tập trung hơi quá đà vào mỗi hai nhân vật cụ thể trong nửa sau (thực sự là một vấn đề đáng quan ngại đối với một trò chơi chỉ dài 2.5 tiếng).[su_quote]một khi những dòng chữ credit bắt đầu xuất hiện, thì cũng là lúc mà trò chơi thay thế sự nuối tiếc đó bằng những cái… nhíu mày[/su_quote]
- Sản xuất: Fullbright
- Phát hành: Fullbright
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 2/8/2017
- Hệ máy: PC | Xbox One
- Requires a 64-bit processor and operating system
- OS: Windows 7 or higher, 64-bit
- Processor: 1.9ghz Intel i5-equivalent processor or higher
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: Onboard or dedicated graphics accelerator with 1GB+ of video RAM
- DirectX: Version 11
- Storage: 11 GB available space
[su_divider]