[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC MASTERTRONIC HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]ối với một game thủ, thật sự là một may mắn rất lớn nếu anh/chị/em ấy được sinh ra vào khoảng thời gian đầu 8x – 9x, bởi vì đây là thời điểm vàng son của ngành công nghiệp video game non trẻ và đầy triển vọng.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Spilt Milk Studios
- Phát hành: Mastertronic
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 24/09/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 12.99 USD
- OS: Windows 7 SP1 or Windows 8
- Processor: Dual Core 2GHz
- Memory: 1GB RAM
- Graphics: nVidia GeForce 8800+
- HDD: 850MB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Lúc bấy giờ, do sự thiếu thốn của công nghệ, và vì người ta vẫn còn nhiều điều tò mò về game – sức sáng tạo của các nhà phát triển game thời điểm này thật sự cực kỳ mạnh mẽ, chứ không phải đi theo lối mòn hướng đồ họa như thời hiện đại.
Thời kỳ này chính là lúc mà những hệ máy “cổ lổ sĩ” như NES/ SNES làm mưa làm gió khắp toàn cầu, với những tựa game 8-bits mà có lẽ giới trẻ ngày nay chỉ biết thốt lên rằng “Wtf, game gì xấu vãi!”. Ấy vậy mà, chính nhờ những sản phẩm đầy thô sơ ấy mà ngành công nghiệp video game mới có được ngày hôm nay, với đủ các thể loại cùng chất lượng tầm mức Ultra HD 4k “thời thượng”.Tuy vậy, đó chỉ là “đặc quyền” của những hãng lớn, có tên tuổi và thừa sức lực mà thôi; còn các hãng nhỏ lẻ kiểu indie vẫn phải bó gọn mình trong khuôn khổ 2D, thậm chí pixel art 8-bits, vì vấn đề kinh phí.
Nói như vậy để nhấn mạnh lại rằng một tựa game hay không nhất thiết phải có đồ họa đẹp, cũng như đồ họa đẹp thì chưa chắc là game hay. Vậy, liệu Tango Fiesta – một sản phẩm đến từ nhà phát triển Spilt Milk Studios do Mastertronic phát hành có thuộc phạm trù “hay không cần đẹp” không (bởi vì chắc chắn là game xấu mù rồi đó)? Hãy để Vietgame.asia “đại khai nhãn giới” của bạn đọc qua bài đánh giá sau đây nhé![su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
The Escapists: The Walking Dead – Đánh Giá Game
Mega Man Legacy Collection – Đánh Giá Game
Tango Fiesta – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi đầy phấn khích
Tango Fiesta là một tựa game bắn súng với góc nhìn từ trên xuống, hay còn được gọi là Dual-Stick Shooter – một trong những dạng game phổ biến nhất của thời kỳ đầu lúc videogame chỉ vừa “manh nha” ra đời. Người chơi điều khiển nhân vật di chuyển theo 8 hướng: lên, xuống, trái, phải, 4 góc chéo 45 độ – và khi bắn thì cũng như vậy.
Tango Fiesta mang tinh hoa của dòng game bắn súng đơn giản này lên một tầm vóc cao hơn, khi phối hợp cùng lúc kho vũ khí đa dạng đầy uy lực và lối chơi điên loạn Bullet-Hell (đạn bay ngập màn hình).
Có thể nói rằng, không một phút giây nào trong Tango Fiesta mà người chơi được ngơi tay, bởi lẽ chỉ cần “khựng” lại một chút thôi, thì cái kết chắc chắn là ai cũng đoán ra được.Kho khí tài phong phú chính là điểm đặc thù khiến người chơi cảm thấy hứng thú nhất nơi Tango Fiesta, khi từ các khẩu súng lục bán tự động cho đến AK-47, M16A… thậm chí là cả súng phóng lựu B40 đều luôn sẵn sàng cho người chơi sử dụng. Các màn chơi luôn xuất hiện đầy những thứ dễ cháy nổ như xe cộ, thùng phuy xăng để khiến các trận đấu thêm tưng bừng náo loạn hơn nữa.
Chơi mạng chính là chế độ ăn khách nhất trong Tango Fiesta, bởi lẽ chẳng có gì thú vị và hào hứng hơn là được cùng bạn bè chạy như điên, xả đạn như khùng, la hét như một đám tâm thần vừa trốn trại… cả.
Sau những giờ học tập – làm việc căng thẳng, những phút “hại não” cùng các tựa game giải đố học búa, những giây tranh chấp với tử thần trong các tựa game khác… thì có thể xem Tango Fiesta như một liệu pháp xả stress cực kỳ hiệu quả.[su_quote]Chơi mạng chính là chế độ ăn khách nhất trong Tango Fiesta, bởi lẽ chẳng có gì thú vị và hào hứng hơn là được cùng bạn bè chạy như điên, xả đạn như khùng, la hét như một đám tâm thần vừa trốn trại… cả[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Đồ họa xấu… mù trời
Thật sự thì với cái giá 12.99 USD, người chơi lẽ ra có quyền trông đợi vào một sản phẩm có chất lượng đồ họa ở mức trung bình khá, thậm chí là tốt. Rất tiếc là Tango Fiesta có vẻ không nằm trong danh sách đối tượng này, khi đồ họa của game toàn các hình vẽ nguệch ngoạc thô thiển như… con nít 3 tuổi vẽ bậy vậy.
Dĩ nhiên, ai cũng thừa hiểu với cái lối chơi “điên khùng” chủ yếu là cắm mặt chạy – bắn – chết thì ai rảnh đâu mà xét nét xem quần chip của nhân vật có đủ chuẩn HD không – nhưng kiểu gì thì cũng nên có chất lượng hình ảnh kha khá một chút cho đỡ… hại mắt.
[su_quote]Với các màn chơi thiết kế bằng gam màu khá sặc sỡ và đặc thù, lại phải căng mắt ra né đạn, thật sự người chơi Tango Fiesta sẽ khó có thể ngồi chơi game lâu[/su_quote]Với các màn chơi thiết kế bằng gam màu khá sặc sỡ và đặc thù, lại phải căng mắt ra né đạn, thật sự người chơi Tango Fiesta sẽ khó có thể ngồi chơi game lâu, bởi vì các hiệu ứng thị giác này sẽ khiến mắt rất nhức sau khi chơi khoảng 30 phút.
Người viết đã thử “chơi dại” cắm đầu vào game hơn 2 giờ đồng hồ và kết quả là sau khi tắt game đi ngủ, nhắm mắt lại vẫn thấy các đốm màu chớp lóe trong mí mắt.[su_divider]
Độ khó vô lý
Bên trên người viết có đề cập đến sức hút đặc biệt khi chơi mạng trong Tango Fiesta, và thực sự là gần như game được thiết kế chỉ để chơi mạng. Lý do chủ yếu là vì hầu như bất khả thi để có thể chơi đơn mà không… chọi chuột vào màn hình ít nhất 1 lần mỗi 45 phút.
Độ khó trong Tango Fiesta có thể nói là cực kỳ vô lý, với cách bố trí và thiết lập lưới hỏa lực của địch quá sức tưởng tượng. Khi chơi đơn, “tay lẻ khó vỗ” nên một người chơi thì khó đủ sức dùng hỏa lực để đàn áp địch, dẫn đến tình trạng càng cầm cự lâu thì địch ra càng nhiều, và sẽ đến lúc là đạn phủ kín màn hình không có chỗ thoát.[su_quote]Độ khó trong Tango Fiesta có thể nói là cực kỳ vô lý, với cách bố trí và thiết lập lưới hỏa lực của địch quá sức tưởng tượng[/su_quote][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://tangofiesta.tumblr.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.facebook.com/spiltmilkstudios”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.twitter.com/SpiltMilkStudio”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/276730/”][/su_icon_panel][su_divider]