BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SANDBOX STRATEGIES HỖ TRỢ
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]ừ trước tới nay, những tựa game “ăn theo” loạt phim về siêu anh hùng Spider-Man (Người Nhện) chưa bao giờ được giới phê bình đánh giá cao.
Nếu không kể đến những phiên bản chẳng “ăn nhập” gì đến loạt phim như: Ultimate Spider-man hay Spider-Man: Shattered Dimensions, v.v. thì dòng game về Người Nhện luôn phải nhận cái nhìn “thiếu thiện cảm” từ phía người chơi.
Thế nhưng, cuộc sống luôn có những bất ngờ và bất ngờ nhất là việc Beenox bỗng dưng “mát tay” đưa tựa game The Amazing Spider-Man vươn lên hạng “khá” vào năm 2012.
Với cốt truyện hấp dẫn không bám theo bộ phim, cải tiến lối chơi cũng như hệ thống chiến đấu, The Amazing Spider-Man nghiễm nhiên thoát khỏi cái mác “game ăn theo phim” một cách ngoạn mục.
Thừa thắng xông lên, năm nay Beenox tiếp tục tái xuất với phiên bản The Amazing Spider-Man 2 trong lúc bộ phim cùng tên đang “làm mưa làm gió” tại các phòng chiếu trên toàn thế giới.
Liệu Beenox có một lần nữa chứng minh được tài làm game của mình không đến nỗi “phập phù” – lúc lên lúc xuống? Hãy cùng tác giả “dạo” một vòng xem thành phố New York lần này có gì mới lạ không nào!Sản xuất: Beenox
Phát hành: Activision
Thể loại: Hành động
Ngày ra mắt: 29/4/2014
Hệ máy: PC | PS3 | Xbox360 | Nintendo 3DS | PS4 | Xbox One | Wii U
Giá tham khảo: 39.99 USD
- OS: WindowsXP SP3 | Windows Vista SP2 | Windows 7 SP1 | Windows 8
- Processor: Intel Core® 2 Duo 2.6 GHz hoặc AMD Athlon 64 X2 3800+ trở lên
- Memory: 3GB RAM
- Graphics: NVidia GeForce 8800 GT hoặc AMD Radeon HD4770 trở lên
- DirectX®: 9.0
- Hard Drive: 9GB
- Sound: N/A
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: N/A
- Keyboard: N/A
- Headphone: N/A
[/su_spoiler][su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
New York – Thành phố của những tòa nhà chọc trời
Rõ ràng, Người Nhện mà không phóng tơ, không leo trèo, bay nhảy thì không phải là Người Nhện. Trong The Amazing Spider-Man 2, Beenox đã đánh trúng tâm lý của người chơi khi tái hiện một thành phố New York rộng lớn, chân thực nhất có thể để bạn có thể thỏa thú phiêu bồng, du ngoạn khắp nơi.
Chỉ cần bấm tổ hợp phím Shift cộng chuột trái (hoặc phải) là bạn đã có thể lao vun vút giữa các tòa nhà chọc trời, lao mình từ trên cao xuống và khi gần chạm đất thì lại phóng tơ… đu tiếp. Có thể nói, cái cảm giác bay lượn như Người Nhện đã được Beenox truyền tải đến người chơi theo một cách rất “đã”.
Tiếp tục học tập tính năng Web-Rush đã có từ phiên bản trước, trong lúc đang bay lượn trên không trung, chỉ một phím bấm sẽ giúp bạn làm chậm thời gian và đưa người chơi bay đến chính xác vị trí mình đã nhắm trước đó. Tính năng này đã làm tốt nhiệm vụ từ phần một và sang The Amazing Spider-Man 2, nó càng chỉnh chu hơn khi không còn những màn “lạc tơ” lên trời như trước.
Bản đồ được “thửa” từ chiếc điện thoại thông minh của chàng Nhện hiển thị dưới góc phải màn hình vẫn rất trực quan, đánh dấu hầu hết những địa điểm quan trọng để người chơi có thể đến được chính xác, không sợ chẳng may “mê đu bay” quá lại… lạc đường![su_quote]Beenox đã đánh trúng tâm lý của người chơi khi tái hiện một thành phố New York rộng lớn, chân thực nhất có thể để bạn có thể thỏa thú phiêu bồng, du ngoạn khắp nơi[/su_quote][su_divider]
Đánh đấm kiểu Người Nhện…
Nếu bạn hỏi tôi loạt game lấy đề tài siêu anh hùng có hệ thống chiến đấu hay nhất từng chơi thì tôi sẽ chẳng ngần ngại mà trả lời rằng: Batman Arkham. Thật vậy, hệ thống chiến đấu theo kiểu phản đòn – đánh trả của game quá thành công và không có lý do gì Beenox chẳng chịu “bỏ công học hỏi”.
Dĩ nhiên, học hỏi chứ không “bê nguyên xi”vì chàng Nhện nhà ta có lối đánh rất ư là khác người. Những pha tung đòn cực nhanh, phóng tơ để đoạt vũ khí của kẻ thù, nhảy lên kẹp cổ đối thủ hay ném đối phương văng ra, v.v.
Khác với anh chàng Người Dơi, Người Nhện sử dụng kỹ năng Spider-Sense để né đòn và “tiện thể” né luôn đạn đối phương bắn ra bằng những pha ngã người đẹp mắt mà cả chàng Dơi cũng phải… ghen tị![su_quote]đấu trùm trong The Amazing Spider-Man 2 chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú bởi những trường đoạn này được xây dựng khá thử thách và khiến người chơi mãn nhãn[/su_quote]Yếu tố hành động lén lút tiếp tục được phát huy khi Người Nhện rón rén sau lưng đối phương, khống chế rồi trói lại bằng tơ. Những pha hành động này được Beenox khéo léo sử dụng hiệu ứng làm chậm để người chơi có thể thoải mái “rung đùi” thưởng thức thành quả của mình.
Sau những pha đánh đấm “rã tay”, người chơi sẽ tích lũy cho mình điểm số để nâng cấp các kỹ năng nhằm giúp Người Nhện trở nên mạnh mẽ, cứng cáp hơn trong giao chiến cũng như nhanh nhẹn hơn trong các pha bay lượn, v.v.Những trận đấu trùm hoành tráng tiếp tục xuất hiện trong The Amazing Spider-Man 2 với sự hiện diện của đủ các ác nhân từ trong phim như: Electro, Green Goblin đến cả lấy ra từ trong truyện như: Shocker, Kingpin hay ghê gớm nhất là Carnage, v.v.
Trùm thì phần nào chẳng có nhưng đấu trùm trong The Amazing Spider-Man 2 chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú bởi những trường đoạn này được xây dựng khá thử thách và khiến người chơi mãn nhãn![su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
“Đứt gánh” giữa đường
Nếu chỉ dừng lại ở những điểm mạnh vừa kể trên thì The Amazing Spider-Man 2 thật sự rất đáng chơi nhưng rất đáng tiếc, càng vào sâu game càng bộc lộ ra rất nhiều khuyết điểm, những khuyết điểm hết sức đáng trách.
Đầu tiên là cốt truyện: dẫu biết là nhà sản xuất không được phép “huỵch toẹt” nội dung của phim nên không đưa vào game cô nàng Gwen Stacy thông minh, sắc sảo nhưng cốt truyện với một Peter Parker “đơn thân độc mã” truy tìm kẻ giết bác Ben rồi khám phá ra một băng nhóm tội phạm khác ở New York lại quá ư nhàm chán, thiếu đi những điểm nhấn cần thiết.
Các ác nhân cứ xuất hiện và bị hạ gục bởi Người Nhện theo một cách đơn giản nhất có thể. Những đoạn nhập vai Peter Parker lại được nhà phát triển làm… cho có. Bạn điều khiển Peter về nhà, thay quần áo, nói vài câu với dì May rồi lại đi vòng vòng thành phố chụp vài tấm ảnh, v.v. Các nhiệm vụ phụ để “mở khóa” (unlock) hình ảnh, truyện tranh tại cửa hàng của tác giả Stan Lee thoạt nhiên trông có vẻ hấp dẫn như: cứu người, rượt đuổi, v.v. nhưng dần về sau càng lặp lại và nhàm chán.
Tiếp đó, game mang đến một phần hội thoại dài dòng “thử thách” lòng kiên nhẫn của người chơi với những lựa chọn không ảnh hưởng tí gì đến cốt truyện. Đánh đấm đã tay là vậy nhưng kẻ địch (trừ các con trùm) lại tỏ ra khá “thiếu i-ốt”. Dường như hiểu rõ phận ác nhân không thể chọi lại siêu anh hùng nên đa phần chúng tỏ vẻ… sợ và phản ứng khá chậm chạp, để mặc cho anh Nhện “phang” tới tấp! Đôi lúc chúng cũng “khuyết tật” cả về thị lực lẫn thính lực khi mặc nhiên đứng “trông về nơi xa” trong khi đồng đội vừa bị hạ cách đó… vài mét.Đồ họa của The Amazing Spider-Man 2 được xây dựng tương đối đẹp mắt với những địa danh quan trọng của thành phố New York như Công Viên Trung Tâm (Central Park) hay tòa nhà Empire với những hiệu ứng ánh sáng, đổ bóng chi tiết, đường phố thì luôn đông đúc với những dòng người và xe cộ qua lại khắp nơi.
Điểm mạnh nhất của game có lẽ là những bộ áo của Người Nhện được thiết kế đẹp và giống phim, tuy nhiên nhân vật chính thì lại không được như vậy. Nếu như Harry Osborn hay Max Dillon được thiết kế dựa theo diễn viên trong phim, thì Peter Parker lại được “đúc” theo hình mẫu truyện tranh thay vì nam tài tử Andrew Garfield, khiến anh trông già dặn và không được điển trai cho lắm.
Phần âm thanh của The Amazing Spider-Man 2 không được người viết đánh giá cao bởi ngoài những tiếng cháy nổ, đánh đấm có phần nổi trội thì âm thanh đến từ đội ngũ lồng tiếng không phải từ các diễn viên trong phim, nên chỉ dừng lại ở mức “tạm chấp nhận” được.[su_quote]Nếu chỉ dừng lại ở những điểm mạnh vừa kể trên thì The Amazing Spider-Man 2 thật sự rất đáng chơi nhưng rất đáng tiếc, càng vào sâu game càng bộc lộ ra rất nhiều khuyết điểm, những khuyết điểm hết sức đáng trách[/su_quote][su_divider]