Skip to content

The Banner Saga 3 – Đánh Giá Game

The Banner Saga 3

The Banner Saga 3 – Dẫu cho có là khởi đầu hay kết thúc, The Banner Saga 3 không bao giờ giấu nhẹm sự mỏi mệt, rã rời của những con người đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình chỉ để tồn tại một cách tối thiểu trong bức sử thi khải huyền đầy khắc nghiệt của dòng game này.

Đây là một câu chuyện mà thái cực giữa thê lương và ánh sáng của hy vọng luôn nằm ở điểm cân bằng, và khi mà số phận của thế giới đang dần điểm đến hồi kết, thì đó cũng là lúc mà chúng ta nếm trải “cái đắng” của những bước lầm lỡ.

Và đó thật sự là một điều mỉa mai quá đỗi nực cười, bởi khi mà The Banner Saga 3 khép lại, người viết không thể kiềm mình khỏi hành động tặc lưỡi một cách đáng tiếc.

Tiếc vì vẻ ngoài của nó được phụ họa bởi một phẩm chất đáng chán chường.

Tiếc vì một dòng game đầy tiềm năng lại bị phá hỏng bởi những sự nghịch lý không thể không chê trách.

BẠN SẼ GHÉT

“NGHIỆT NGÔ SAI HƯỚNG

Đã lâu lắm rồi, người viết mới lại có dịp được thưởng thức một tựa game “dành cho những ai ưa thích kể chuyện nhưng chẳng thể phân biệt đâu là lối kể chuyện hay” như The Banner Saga 3.

The Banner Saga 3 sở hữu một xu hướng chung để giải quyết những vấn đề mà các nhân vật trong trò chơi gặp phải, đó là… bỏ lửng hoặc không làm gì cả.

Trong suốt chiều dài của trò chơi, chúng ta gặp phải những tình huống đầy quan trọng (lẫn nghiêm trọng) được truyền tải theo phương thức “thông tin bên lề” với hệ quả bằng không.

Eywyn không chỉ là kẻ “đầu têu” hội Valka, mà còn thỉnh thoảng phát điên định kỳ trong hành trình cùng quân đoàn của Iver? Chúng ta nghe Eywyn giãi bày, gật đầu và… đi tiếp.

Bolverk bị Bellower nhập hồn? Ngạc nhiên chưa! Bellower chẳng hề được nhắc đến, còn Bolverk chẳng bị sao cả.

The Banner Saga 3 cố tình tỏ ra “điếc đặc” trước những nhánh truyện phụ mà nó đặt ra, và cũng đồng thời thất bại ở những cung cách kể chuyện căn bản nhất.

Những tình tiết đáng ra nên được gợi ý từ trước xuất hiện một cách đột ngột, một số nhân vật đột tử nhưng trò chơi chẳng hề nhắc đến họ hay tỏ ra quan tâm đến sự mất mát đó, những đặc điểm của một vài nhân vật trông có vẻ quan trọng nhưng cuối cùng không đi đến kết quả nào thỏa đáng, các nhân vật đáng lý ra phải lên tiếng trong những trường đoạn nhất định thì lại bặt vô âm tín.

Tất cả những điều này khiến cho câu chuyện của The Banner Saga 3 trở nên đầy sáo rỗng, với những đoạn hội thoại lột tả rất tốt tính cách và xu hướng của nhân vật, nhưng lại diễn ra với mục đích tiếp tục giải thích thêm những thông tin vô bổ trong một kịch bản đang mắc phải vấn đề thừa thông tin, thiếu nút kết.

The Banner Saga 3

Một vấn đề mà có lẽ đã tồn tại từ hai phiên bản trước đến nay, đó là cái sự thiếu quy luật nhất quán tiếp tục tiếp diễn trong The Banner Saga 3.

Đây là một tựa game sở hữu cấu trúc tổng thể cực kỳ tuyến tính với hệ thống nhân quả hoạt động bên trong “bộ máy kín” của một lối kể chuyện không có một vòng lặp nhất định, thế nên những cuộc chạm trán ngẫu nhiên (random encounter) có thể gây ảnh hưởng lớn trực tiếp đến trải nghiệm người chơi hơn, bởi vì nhà phát triển Stoic có thể tận dụng quy mô nhỏ của game để tối ưu những hệ quả đó.

Tuy nhiên, thay vì dạy cho người chơi làm quen trực tiếp với hệ thống nhân quả của The Banner Saga 3, thì Stoic quyết định cho người chơi tự trôi theo hướng mà “dòng đời đưa đẩy”.

Trò chơi sở hữu rất nhiều những tình huống cho người chơi lựa chọn cách thức giải quyết, chọn đúng thì đi tiếp, chọn sai thì mất người, mất của hay thậm chí là vĩnh biệt từng người bằng hữu trong phần còn lại của cuộc hành trình.

Mặt “xấu xí” của cơ chế này nằm ở việc những tình huống này rất ít khi đưa ra gợi ý cho người chơi rằng đâu là lựa chọn ít gây tổn thất nhất.

Nó không tạo ra một quy luật cụ thể để người chơi hiểu được ý đồ của tình huống, nó không mang lại dữ kiện cần thiết để người chơi suy xét một cách chặt chẽ, và nó dường như hoạt động như một trò chơi bao-búa-kéo mà trong đó, hình phạt nếu người chơi chọn sai là được mang lên đoạn đầu đài chứ không phải là bị vỗ nhẹ lên bàn tay.

Một vấn đề mà có lẽ đã tồn tại từ hai phiên bản trước đến nay, đó là cái sự thiếu quy luật nhất quán tiếp tục tiếp diễn trong The Banner Saga 3

 

 

 

 

[su_quote][/su_quote]

Lấy ví dụ ở chương 19, quân đoàn của Iver cần băng qua một cây cầu để bắt kịp phe Bolverk. Bạn có ba lựa chọn: ập tới cây cầu một cách nhanh chóng, cho quân tạo tường khiên và đẩy tới một cách chậm rãi, hoặc tìm lối đi khác.

Hai trong ba lựa chọn này sẽ dẫn đến một cuộc giao tranh, và lựa chọn còn lại sẽ dẫn đến cái chết của một nhân vật trong đoàn.

Vấn đề của tình huống này đó là nó được trình bày dưới dạng một phân đoạn diễn ra ngẫu nhiên, và ngoại trừ việc thỉnh cầu lời khuyên của Folka thì trò chơi không hề để lại bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đâu là lựa chọn gây nên thiệt hại lớn nhất.

Trước khi bạn tranh cãi rằng tình huống này “thực tế” và có ý đồ khiến người chơi cảm thấy hậu quả mà mình gây ra, thì hãy nhớ một điều rằng The Banner Saga 3 là một trò chơi sở hữu cấu trúc được sắp đặt bằng tay từ A tới Z, trong đó hệ quả luôn luôn phải tuân theo quy luật duy nhất, đó là được sắp đặt từ trước.

Cái cách mà The Banner Saga 3 thủ tiêu “nhân vật” trong những tình huống vô vị này không hề gây tác động mạnh, mà dư vị mà nó để lại là một hệ thống nhân-quả nhạt nhẽo, được thiết kế tồi tệ bởi cách thức hoạt động tùy hứng của người viết kịch bản, và cuối cùng mang lại cảm giác rẻ tiền khi coi nhẹ cái chết của những nhân vật mà người chơi không có khả năng lấp đầy chỗ trống. Đây thực sự là một điều đáng tiếc khi trò chơi vẫn sở hữu một số trường đoạn nhân-quả khá thuyết phục với đầy đủ dữ kiện cho biết người chơi toàn quyền nhận lấy rủi ro, điển hình như ở gần cuối chương 20 khi Stoic có “gan” hạ thủ một nhân vật quan trọng nhưng câu chuyện vẫn tiếp diễn.The Banner Saga 3

 

 

[su_quote][/su_quote]

 

 


The Banner Saga 3

NHỮNG CUỘC ĐỐI ĐẦU TẺ NHẠT

Cảm nhận của người viết về cơ chế chiến đấu theo lượt của dòng game The Banner Saga chưa bao giờ vượt ra khỏi mức “khá hơn game di động đôi chút, xoàng hơn game trên PC đúng nghĩa”, và với phiên bản thứ ba thì có lẽ Stoic cũng đã… bỏ cuộc với toàn bộ hệ thống này.

Lượt đi được sắp đặt theo kiểu tuần tự giữa người chơi và địch, cùng với quyết định gán sát thương tương ứng với lượng máu của nhân vật, đã trở thành hai cơ chế quan trọng trong việc phá hỏng toàn bộ cơ chế chiến đấu trong The Banner Saga, thế nên không ngạc nhiên lắm khi mà Stoic tìm cách “khâu vá” khuyết điểm trầm trọng này bằng một số khía cạnh mới.

Chỉ số phá giáp lẫn những chiêu thức đặc biệt giúp cho chiến thuật ít nghịch lý và một chiều hơn trước, nhưng rốt cuộc chúng vẫn chỉ là miếng băng dán dành cho vết thương hở phần xương.

Lượt đi của như cờ vua đơn giản không có chỗ trong một hệ thống chiến đấu mà các đơn vị quân không cân bằng về cách thức hoạt động và ngược lại, thế nên trừ phi Stoic tái thiết kế một hệ thống hoàn toàn mới thì chiến đấu trong The Banner Saga 3 vẫn chỉ dậm chân tại chỗ.

The Banner Saga 3

Một “cải tiến” mới được đưa vào The Banner Saga 3 để đẩy nhanh tốc độ của chiến trận lại được thực hiện khá là sơ sài mà đến hiện tại, người viết vẫn không rõ có phải đó là ý đồ của Stoic hay không.

Giờ đây, người chơi có thể bước chân vào các trận đấu mà kẻ thù sẽ tiếp tục xuất hiện theo từng đợt (thông thường là sau lượt 30), và nếu như hạ thủ toàn bộ kẻ thù trước khi đợt tiếp theo ập đến thì người chơi sẽ được chọn thêm nhân vật để chi viện.

Tuy nhiên, nếu như đợt tiếp theo xuất hiện mà vẫn chưa càn quét hết địch ở đợt trước thì bạn sẽ không được gọi chi viện.

trừ phi Stoic tái thiết kế một hệ thống hoàn toàn mới thì chiến đấu trong The Banner Saga 3 vẫn chỉ dậm chân tại chỗ

Tưởng tượng trường hợp 1 chọi 1 với đúng một lượt duy nhất trước khi đợt quân tiếp theo bắt đầu, giờ đây bạn sẽ phải đánh 1 chọi 6 hoặc hơn, thế thì… tiếp tục chiến đấu làm gì khi mà phần thua đã được an bài? Tại sao Stoic cho rằng trừng phạt người chơi bằng cách buộc vào thế bí nếu không thực hiện yêu cầu đề ra trước thời hạn là một ý hay?

Mặt khác, có lẽ cũng nhận thấy được sự “ngu độn” trong lối thiết kế này nên Stoic cũng quyết định người chơi không bao giờ được thấy màn hình “Game Over” để làm tổn thương đến cái tôi của họ.

Cho dù bạn có thua trận một cách cay đắng như thế nào đi chăng nữa thì câu chuyện của The Banner Saga 3 vẫn tiếp diễn, không khó khăn, không nợ nần, không mất mát, cứ thế mà tiếp tục thôi.

The Banner Saga 3

Thật nực cười khi mà một trò chơi đặt nặng nhân-quả lại đầy nương tay với toàn bộ mọi cơ chế lối chơi mà nó sở hữu…

Thua trận trong chiến đấu theo lượt?

Bạn cùng lắm chỉ không giành được điểm Renown để thăng cấp cho nhân vật.

Đoàn bộ hành?

Họ chỉ làm mỗi một việc là cho người chơi thưởng lãm phông nền được vẽ đầy chỉn chu chứ chẳng hề phục vụ mục đích nào trong lối chơi.

Nhuệ khí của quân đoàn có ảnh hưởng gì?

Đó có lẽ là câu hỏi khó thứ hai sau “lợn có biết bay không?”.


  • Sản xuất: Stoic
  • Phát hành: Versus Evil
  • Thể loại: Chiến thuật | Nhập vai
  • Ngày ra mắt: 26/07/2018
  • Hệ máy: PC | Xbox One | PS4
  • OS: Windows 10
  • CPU: ?????
  • RAM: 4 GB RAM
  • VGA: ???
  • HDD: 10GB
  • OS: Windows 10
  • CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
  • RAM: 8 GB
  • VGA: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
  • HDD: 1TB

GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI VERSUS EVIL CHƠI TRÊN HỆ PC

4.5

Kể chuyện nghèo nàn, chiến đấu nông cạn, lối chơi bên ngoài chiến thuật theo lượt hoàn toàn "vô hình", thế The Banner Saga 3 tồn tại với mục đích gì? Bán một gói "slideshow" đắt tiền dành cho những họa sỹ 2D ưa thích đề tài Viking? Bán một tựa game "đầu voi đuôi chuột" vô giá trị, vô phương hướng, mắc phải những tối kị căn bản nhất trong thiết kế game? Đặt dấu chấm hết cho một dòng game thừa vị nhưng thiếu hồn?

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ